Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ
Ngày 15/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ triển khai công việc sau khi được kiện toàn nhân sự tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ ngày 15/4. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phiên họp thảo luận về công tác bàn giao nhiệm vụ sau khi Chính phủ được kiện toàn nhân sự, quan điểm định hướng chỉ đạo và một số nội dung trọng tâm cần tập trung chỉ đạo thực hiện ngay trong thời gian tới.
Ngay sau khi Chính phủ được kiện toàn tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã quán triệt và chỉ đạo các thành viên Chính phủ khẩn trương bàn giao, xử lý, giải quyết ngay công việc, bảo đảm liên tục, thông suốt; sớm kiện toàn cấp ủy, tổ chức Đảng và công tác nhân sự; rà soát, sửa đổi quy chế làm việc.
Theo chương trình làm việc của phiên họp, Chính phủ sẽ thảo luận về: Dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; tổng kết Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 138/2016/NĐ-CP; tiếp tục rà soát hệ thống pháp luật, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật; phục vụ công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tiêm phòng vaccine COVID-19; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền sử dụng đất năm 2021 và việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP về hỗ trợ người dân khó khăn do đại dịch COVID-19; tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.
Video đang HOT
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về phiên họp.
Báo Mỹ viết về người được kỳ vọng đưa Việt Nam đến kỷ nguyên phát triển mới
Thủ tướng mới đắc cử của Việt Nam, một người có nhiều sáng kiến lớn, cùng các nhà lãnh đạo khác được kỳ vọng sẽ đưa đất nước tiến tới một kỷ nguyên phát triển mới.
Đó là tiêu đề bài viết mà tờ U.S News đăng tải mới đây. Nhiều quan chức, chuyên gia và hãng thông tấn nước ngoài nhận định rằng, Thủ tướng mới đắc cử của Việt Nam, một người có nhiều sáng kiến lớn, cùng các nhà lãnh đạo khác được kỳ vọng sẽ đưa đất nước tiến tới một kỷ nguyên phát triển mới với những thành tựu trong khôi phục kinh tế, kiểm soát đại dịch, chuyển đổi số và quan hệ đối ngoại.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu nhậm chức
Ông Furudate Seiki, Bí thư thứ nhất, Trưởng Ban Thông tin và Văn hoá, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, cho biết, Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga là một trong số những nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên chúc mừng Thủ tướng mới đắc cử của Việt Nam Phạm Minh Chính.
"Tôi tin tưởng chắc chắn rằng với tư cách là Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, ông sẽ có những đóng góp to lớn hơn nữa cho quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng song phương giữa Nhật Bản và Việt Nam. Chúng tôi sẽ tổ chức rất nhiều hoạt động lớn có ý nghĩa trong năm 2023 để kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước", ông nói.
Phục hồi kinh tế
Bên cạnh đối ngoại, các chuyên gia và hãng thông tấn nước ngoài dự đoán rằng với chính phủ mới do ông Phạm Minh Chính đứng đầu, Việt Nam sẽ gặt hái được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực quan trọng khác, bao gồm khôi phục kinh tế, chuyển đổi số và kiểm soát đại dịch nhờ quyết tâm mạnh mẽ và các sáng kiến hiệu quả của các nhà lãnh đạo.
Hãng AP viết: "Ông Phạm Minh Chính từng đảm nhiệm nhiều chức vụ trong Bộ Công an trước khi được chọn làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, một tỉnh giáp biên giới với Trung Quốc. Ông được ghi nhận là người đã giúp phát triển kinh tế tỉnh nhà thông qua cải cách hành chính".
Tờ Asia News của Iran cũng phát hành một bài báo với tên gọi "Chính phủ mới được kỳ vọng sẽ đưa Việt Nam đến một kỷ nguyên phát triển mới". Bài báo viết: "Ông Phạm Minh Chính với tư cách là Thủ tướng, sẽ là người phụ trách thực tế thực hiện các kế hoạch phát triển của Việt Nam trong ít nhất 5 năm tới. Chính phủ mới sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức phía trước và ông Phạm Minh Chính được kỳ vọng sẽ thúc đẩy những cải cách táo bạo mà Việt Nam cần để đạt được các mục tiêu phát triển của mình.
Tâm điểm sẽ là cách ông Phạm Minh Chính chèo lái đất nước đạt được các mục tiêu kinh tế-xã hội đề ra tại Đại hội Đảng 13... Từng là Trưởng ban Tổ chức TƯ, Bí thư Tỉnh ủy Quang Ninh và Thứ trưởng Bộ Công an, ông Phạm Minh Chính có nhiều kinh nghiệm quản lý ở cấp TƯ và địa phương".
Ông Phạm Minh Chính được biết đến là người có nhiều sáng kiến lớn. Thời gian ở Quảng Ninh, từ năm 2011 - 2015, ông đã chứng kiến sự chuyển mình của kinh tế địa phương thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao, phát triển ngành du lịch và đa dạng hóa các ngành kinh tế, chuyển từ khai thác than sang các ngành sản xuất khác.
Kiểm soát đại dịch
Asia News cũng cho rằng, một thử nghiệm lớn khác đối với ông Phạm Minh Chính và chính phủ mới của ông là đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong điều kiện biến động toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây ra có thể làm gián đoạn sự phát triển của Việt Nam.
"Trong khi đại dịch tàn phá dân số và nền kinh tế của các quốc gia giàu có hơn, Việt Nam đã ngăn chặn hiệu quả Covid-19 với chỉ 2.637 ca mắc và 35 trường hợp tử vong, khiến nước này trở thành một trong số ít câu chuyện thành công trên thế giới và kết quả là nền kinh tế của nước này tăng trưởng 2,9% năm ngoái.
Việt Nam đang trên con đường phục hồi kinh tế sau đại dịch. Chính phủ của ông Phạm Minh Chính dự kiến sẽ cung cấp các ưu đãi đặc biệt để tạo ra một môi trường xứng đáng nhằm thu hút những tài năng tốt nhất và sáng giá nhất, đẩy mạnh cải cách thể chế theo mô hình Chính phủ kiến tạo...
Để hoàn thành các mục tiêu phát triển đầy tham vọng của đất nước trong 5 năm tới, ông Phạm Minh Chính được kỳ vọng sẽ phát huy hơn nữa thành tích ấn tượng của người tiền nhiệm là ông Nguyễn Xuân Phúc trong việc xây dựng một chính phủ đổi mới, kiến tạo và kỹ thuật số, đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới của tăng trưởng và thịnh vượng ", tờ báo Iran kết luận.
Tân Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đều là những người hướng tới kết quả thực tế, chuyên gia kinh tế Daniel Mueller tại Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Á - Thái Bình Dương của Đức, nhận định. Ông Phạm Minh Chính sẽ tiếp tục các công việc từ người tiền nhiệm nhằm tinh gọn bộ máy chính phủ để đạt hiệu quả cao hơn, cũng như đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và số hóa để có năng suất lao động cao hơn và chi phí hành chính thấp hơn.
TPHCM xử phạt nguội giao thông chưa hiệu quả Sáng ngày 9-4, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) Quý 1, nhiệm vụ công tác Quý 2-2021. TPHCM...