Thủ tướng: Phải tự huy động nguồn lực đầu tư cho giao thông
Thủ tướng cho rằng hạ tầng giao thông khó có thể đồng bộ khi địa phương vẫn còn trông chờ quá nhiều vào nguồn Ngân sách Trung ương.
Trong giai đoạn 2011-2015, Bộ GTVT đã tiến hành xây dựng mới 15.474 cây cầu và cứng hóa được 220.246 km/492.982 km đường giao thông nông thôn. Bộ cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án xây dựng cầu dân sinh đảm bảo ATGT cho vùng dân tộc thiểu số, với mục tiêu xây dựng 4.145 cầu dân sinh tại 50 tỉnh, thành phố. Đến nay, Bộ GTVT đã triển khai và hoàn thành 187 cầu treo dân sinh trên phạm vi 29 tỉnh phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên từ nguồn vốn NSNN.
Mặc dù đánh giá cao kết quả đã đạt được của Bộ GTVT trong phát triển hạ tầng giao thông nói chung và giao thông nông thôn nói riêng, nhưng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chưa hài lòng khi nhận xét: “Đi nhiều nơi tôi vẫn thấy còn tình trạng đò ngang đưa các cháu học sinh đi học rất khổ sở, nhất là trời mưa gió đi đò ngang là vô cùng nguy hiểm. Bây giờ địa phương chỉ cần đầu tư xây dựng cây cầu nhỏ thôi, sau đó tiến hành thu phí hoàn vốn để giúp các cháu học sinh và nhân dân có đường đi an toàn. Một cây cầu nhỏ đâu phải quá khó khăn mà phải để học sinh và nhân dân phải đi phà, đi đò?”.
Hạ tầng giao thông chưa thực sự đồng bộ khiến nhiều nơi còn đò ngang qua sông khiến Thủ tướng chưa hài lòng. (Ảnh: Báo Lao động)
Phê bình các địa phương thiếu tính chủ động trong việc thu hút, huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, các địa phương hoàn toàn có thể đề xuất với HĐND thông qua để tiến hành xây dựng cầu cũng như bàn tính thu phí hoàn vốn xây dựng cầu.
“Những dự án, công trình lớn tất nhiên chúng ta phải làm, nhưng với những công trình cầu nhỏ như thế mà nhiều địa phương vẫn còn phải trông chờ vào nguồn Ngân sách Nhà nước. Ngân sách Trung ương giờ phân bổ theo giai đoạn 5 năm, ngân sách có bao nhiêu địa phương đã rõ, ngành giao thông trong 5 năm bao nhiêu cũng đã có cơ cấu rõ ràng. Cho nên, tình trạng nhiều địa phương cứ nhìn vào “cái túi của Trung ương” để cắp cặp ra Hà Nội xin là nên chấm dứt”, Thủ tướng thẳng thắn nói.
Cho rằng việc thu hút mạnh các thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là mục tiêu đúng đắn và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương ngành GTVT trong những năm qua đã huy động nhiều nguồn lực nhất ngoài NSNN để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.
Trong bối cảnh NSNN còn hạn hẹp, việc phát hành trái phiếu cũng phải trong chừng mực nhất định, không thể vượt ngưỡng an toàn của nợ công. Thủ tướng nhận định, muốn xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại, để trở thành một nước công nghiệp, không còn cách nào khác chúng ta phải huy động nguồn lực trong xã hội, trong nước và ngoài nước vào đầu tư.
“Muốn huy động được nguồn lực xã hội thì phải có cơ chế chính sách, nhà đầu tư thấy có hiệu quả mới làm được. Ngay ở trong nước, nguồn lực trong nhân dân, trong doanh nghiệp còn rất lớn, do đó phải có chính sách tạo thuận lợi. Huy động nguồn lực không phải bằng lời hứa suông hay nghị quyết phải bằng luật pháp và cơ chế chính sách để tập trung huy động nguồn lực ngoài xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, thông qua từng dự án cụ thể từ Trung ương tới cấp huyện, xã”, Thủ tướng chỉ rõ.
Cụ thể hơn về vấn đề này, Thủ tướng cho rằng, cơ chế chính sách cần phải đi vào từng dự án cụ thể. Mặc dù đã có cơ chế chính sách hung, nhưng khi phê duyệt từng dự án theo phân cấp vẫn cần có những chính sách cụ thể như hỗ trợ GPMB, chính sách tạo điều kiện cho nhà đầu tư thì mới thành công.
“Từ Bộ GTVT cho đến Sở GTVT các địa phương cần làm tham mưu cho UBND, cho HĐND cấp tỉnh cho tới cấp huyện việc huy động nguồn lực xã hội đầu tư. Có như thế thì cả nước mới huy động được nguồn lực, mới phát huy được tinh thần của Nghị quyết Trung ương 13 xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng để công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trong khi giao thông phải đi trước mở đường, không có giao thông sẽ không nói gì được nữa”, Thủ tướng phân tích làm rõ.
Video đang HOT
Báo cáo của Bộ GTVT cho thấy, trong giai đoạn 2011-2015, ngành GTVT đã kêu gọi đầu tư ngoài NSNN cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được 186.660 tỷ đồng (trên tổng số 202.556 tỷ đồng huy động được từ trước tới nay). Lĩnh vực cảng biển thu hút được 121.453 tỷ đồng (trên tổng số 157.600 tỷ đồng huy động được từ trước tới nay).
Hệ thống cảng, bến thủy nội địa phần lớn do các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xây dựng hình thành qua nhiều năm, giá trị đầu tư khoảng 18.997 tỷ đồng. Các cảng hàng không, sân bay phần lớn được đầu tư từ nguồn vốn của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, là doanh nghiệp được Nhà nước giao quản lý, khai thác hệ thống 22 cảng hàng không, sân bay dân dụng trên toàn quốc. Riêng xã hội hóa lĩnh vực đường sắt chủ yếu là hình thức cho thuê mặt bằng để kinh doanh dịch vụ./.
Nguyễn Quỳnh
Theo_VOV
10 điểm nhấn kinh tế nổi bật năm 2015
Vượt lên nhiều khó khăn thách thức, kinh tế Việt Nam năm 2015 được các tổ chức quốc tế đánh giá là "một trong những điểm sáng hiếm hoi của kinh tế châu Á". Báo Đầu tư xin điểm lại 10 điểm nhấn kinh tế nổi bật trong năm qua, có tác động mạnh mẽ đến hoạt động đầu tư - kinh doanh trong năm mới.
1. Lạm phát thấp kỷ lục
Năm 2015, lạm phát 0,6% - mức thấp nhất trong 14 năm gần đây. Đây là kết quả của chính sách ổn định kinh tế vĩ mô cùng với việc giảm giá nhiên liệu.
Lạm phát thấp sẽ tạo điều kiện để giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay, qua đó giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp.
2. GDP tăng trưởng ấn tượng
Tăng trưởng GDP cả năm đạt 6,68% - mức cao nhất trong 8 năm qua. Kết quả này nhờ sự phục hồi khả quan của ngành sản xuất công nghiệp, lòng tin của người tiêu dùng được lấy lại do lạm phát được kiểm soát, xuất khẩu và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng đáng kể.
3. FDI khởi sắc
Tổng vốn FDI đăng ký ước đạt 22,76 tỷ USD, vốn thực hiện ước đạt 14,5 tỷ USD, tăng 17,4% so với năm trước và tăng gấp đôi so với năm 2009. Điều này cho thấy xu hướng phục hồi mạnh mẽ của dòng vốn FDI, thể hiện lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam.
Tuy nhiên, thực tế đang đòi hỏi phải sàng lọc, nâng cao chất lượng và tác động lan tỏa của FDI, đồng thời có chính sách khuyến khích khu vực kinh tế trong nước phát triển nhanh hơn nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
4. Giá dầu giảm kỷ lục
Tiếp tục đà suy giảm trong cả năm, giá dầu thô những phiên cuối năm 2015 "dò đáy" ở mức dưới 40 USD/thùng - mức thấp nhất trong 7 năm qua. Giá dầu giảm một mặt làm giảm nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô, mặt khác tác động tích cực đến sản xuất trong nước nhờ giảm chi phí sản xuất.
5. Hàng loạt FTA được ký kết
Năm 2015 đánh dấu sự hội nhập sâu rộng của Việt Nam với khu vực và thế giới. Sau 8 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã đàm phán và ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước và khu vực, như FTA với Hàn Quốc, EU, Liên minh Kinh tế Á - Âu, tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương.
Tiến trình hội nhập sâu rộng với thế giới đang đòi hỏi Việt Nam phải nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh, cả ở cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm để có thể tận dụng được các cơ hội mới, đồng thời đứng vững trên "sân nhà".
6. Đổi mới mạnh mẽ thể chế kinh tế
Có thể nói, năm 2015 là năm ghi đậm dấu ấn về đổi mới thể chế kinh tế. Nhiều đạo luật mới được Quốc hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực trong năm 2015, như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản... đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế một cách sâu rộng và tạo khung khổ pháp lý đầy đủ, thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Điều hết sức có ý nghĩa là, các đạo luật mới cũng như các nghị định hướng dẫn thi hành của Chính phủ đã thể hiện rõ quan điểm đổi mới và cải cách, tiếp cận thông lệ quốc tế, đồng thời phù hợp với đặc thù của Việt Nam.
7. Rốt ráo cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Trong suốt cả năm, chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã trở thành chủ đề sôi động, nóng bỏng trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương, tạo áp lực lớn đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Tuy nhiên, tiến trình cổ phần hóa DNNN đang phải đối mặt với nhiều lực cản, thách thức và chưa đạt kết quả như mong muốn của Chính phủ cả về tiến độ và chất lượng. Năm 2015, cả nước mới cổ phần hóa được 200/289 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các DNNN đã được cổ phần hóa chưa tạo được sự chuyển biến cơ bản về nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động.
8. Lãi suất, tỷ giá diễn biến theo chiều hướng tích cực
Cùng với những kết quả tích cực trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại, năm 2015 ghi nhận những chuyển biến tích cực trong điều hành chính sách tiền tệ.
Lạm phát thấp đã cho phép điều chỉnh giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay, tạo điều kiện giảm giá vốn. Mặt khác, trong bối cảnh Trung Quốc thả nổi đồng nhân dân tệ, Việt Nam cũng đã có sự điều chỉnh tỷ giá hợp lý, để vừa khuyến khích gia tăng xuất khẩu, vừa giữ ổn định giá trị VND.
9. Thị trường bất động sản phục hồi
Năm 2015 ghi nhận sự phục hồi và phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam qua những con số về sự tăng giá liên tục của nhiều dự án cũng như việc giải quyết hàng tồn kho và thanh khoản tăng cao.
Tuy nhiên,việc đầu tư quá thái, kém hiệu quả của một số tập đoàn bất động sản dựa vào nguồn vốn ngân hàng đang đặt ra cảnh báo về nguy cơ tái gia tăng nợ xấu.
10. Kết cấu hạ tầng giao thông được cải thiện
Tiếp sau việc đưa vào hoạt động tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai và nâng cấp Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14, khánh thành cầu Nhật Tân và đường cao tốc Hà nội - Nội Bài vào đầu năm, việc khánh thành tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng dài 105 km vào đầu tháng 12/2015 là dấu mốc quan trọng trong quá trình đầu tư nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông - vận tải.
Việc khánh thành và đưa vào hoạt động nhiều công trình giao thông - vận tải trong năm 2015 đã góp phần quan trọng tạo bước đột phá mới về kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế trong những năm tới.
baodautu.vn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Người Việt có mang đôla sang Lào gửi? Do gửi USD không được hưởng lãi suất, lượng kiều hối của Việt kiều gửi về cho người thân có thể sẽ chậm lại. Sau gần một tuần Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hạ lãi suất tiền gửi USD từ 0,25% về mức 0%, một số ngân hàng thương mại cho biết nhiều người đã bán USD lấy VND gửi tiết kiệm. Tuy...