“Thủ tướng phải thức 2-3 đêm để chuẩn bị trả lời chất vấn”
“Các Bộ trưởng, thành viên Chính phủ đều rất coi trọng phiên chất vấn. Như kỳ họp vừa rồi, chương trình chất vấn được lên lịch, Thủ tướng còn nói tôi cho chậm lại vài ngày để chuẩn bị. Để trả lời chất vấn, Thủ tướng nói phải thức 2-3 đêm đọc tài liệu” – Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chia sẻ.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì cuộc gặp mặt với các cơ quan báo chí chiều 29/1.
Chủ trì cuộc gặp mặt giữa Quốc hội và các cơ quan báo chí chiều 29/1, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chia sẻ cảm xúc những ngày qua, không khí nước ta vui như Tết và mong muốn báo chí giữ vai trò làm sao để toàn dân mãi có những niềm vui như thế.
Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị báo chí trao đổi cởi mở, thẳng thắn về các hoạt động của Quốc hội, công tác phục vụ cũng như hoạt động tác nghiệp tại Quốc hội. Bà Ngân tự đặt câu hỏi, tại sao báo chí viết về Quốc hội chưa nhiều, chưa thực sự sâu sắc, sôi động. Ngoài khoảng thời gian 2 kỳ họp định kỳ mỗi năm, hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu, đoàn đại biểu Quốc hội khá mờ nhạt trong khi các cơ quan vẫn làm việc liên tục suốt năm?
Nhận gợi ý này, một phóng viên kỳ cựu đã có hơn 10 năm theo sát các hoạt động của cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước cho rằng, sự chủ động truyền thông của Quốc hội còn khá chậm chạp. Ngoài 2 kỳ họp Quốc hội trong một năm, các khoảng thời gian khác, hoạt động của Quốc hội ít khi được báo chí phản ánh, đề cập, dường như đã tạo ra “khoảng trống”.
Báo chí còn chưa thực sự được tạo điều kiện tác nghiệp trong các hoạt động của các Uỷ ban của Quốc hội và của UB Thường vụ Quốc hội. Gần đây, các phiên họp của UB Thường vụ Quốc hội cũng thu hẹp hơn rất nhiều với báo chí.
Chia sẻ, tiếp thu ý kiến này, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận sự thẳng thắn, sâu sắc và tâm huyết của nhà báo. Chủ tịch Quốc hội cho biết sẽ chỉ đạo Tổng thư ký Quốc hội điều chỉnh và bổ sung ngay tất cả những quy chế để tạo cho báo chí hoạt động.
“Tôi thường nói Quốc hội không chỉ hoạt động trong 2 kỳ họp. Tôi cũng suy nghĩ vì sao đài báo ít đưa tin về Quốc hội, nhưng tôi cũng ngẫm rằng, muốn trách người trước hết phải trách ta. Văn phòng Quốc hội hãy tiếp thu ý kiến, lần sau đừng để các nhà báo phải phê bình nữa”- Chủ tịch Quốc hội quay sang nói với hai lãnh đạo Văn phòng Quốc hội ngồi cạnh.
Tôi từng nhắc Bộ trưởng Y tế về việc “xua tay” với báo chí
Video đang HOT
Đại diện cơ quan thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cũng phản ánh, anh em phóng viên có tâm sự là vẫn chờ đợi cơ chế thông tin kịp thời, trực tiếp hơn từ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội. Nhiều nhà báo cũng thể hiện sự băn khoăn về việc hoạt động của UB Thường vụ Quốc hội ngày càng khó, càng “khép” hơn với báo chí.
Lãnh đạo Hội nhà báo cũng lý giải việc Quốc hội có gần 500 đại biểu nhưng báo chí dường như mới chỉ tập trung vào một vài đại biểu “quen mặt”, đó là vì thực tế cũng có nhiều đại biểu Quốc hội ngại tiếp xúc, thậm chí né tránh báo chí.
Chủ tịch Quốc hội trao đổi nhiều nội dung với lãnh đạo các cơ quan báo chí tham dự buổi gặp mặt.
Ghi nhận thêm ý kiến này, Chủ tịch Quốc hội trấn an: “Chúng tôi cũng đang hướng tới cơ chế công khai, minh bạch, dân chủ, để từ hoạt động của Quốc hội, người dân tin người đại biểu mà họ bầu ra đang thực sự nói tiếng nói của họ”.
Về việc đại biểu chưa cởi mở, “né” báo chí, Chủ tịch Quốc hội cho biết bà cũng có sự nhắc nhở để các đoàn đại biểu Quốc hội, lãnh đạo các đoàn cùng trao đổi với các đại biểu trong đoàn để chủ động cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đè Quốc hội thảo luận.
“Trước đây, tôi từng nhắc Bộ trưởng Y tế khi hình ảnh chị Kim Tiến khoát tay từ chối báo chí được đăng tải. Tôi nói: “Kim Tiến ơi, để báo chí phản ánh việc một đại biểu, một Bộ trưởng xua tay, quay đi như vậy không hay, không đẹp”, dù tôi có nhiều chia sẻ, thông cảm với chị Tiến. Đại biểu Quốc hội nào khoát tay từ chối thì phóng viên phải tìm đến những người chịu nói thôi” – Chủ tịch Quốc hội nói và yêu cầu các cơ quan Quốc hội chủ động để báo chí thông tin kịp thời.
Khái quát lại tinh thần chung, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, hoạt động của Quốc hội đã ngày càng minh bạch, dân chủ hơn. Nhiều đại biểu, bạn bè quốc tế đến Việt Nam, dự khán đều bày tỏ sự thích thú, thán phục về không khí làm việc tại Quốc hội, nhất là với các phiên chất vấn, trả lời chất vấn.
Theo Chủ tịch Quốc hội, nhiều nước có cơ chế về chất vấn mà cũng chưa dám tổ chức các phiên chất vấn. Trong khi tại Quốc hội Việt Nam, chất vấn và trả lời chất vấn đã thành hoạt động thông lệ.
“Các Bộ trưởng, thành viên Chính phủ đều rất coi trọng phiên chất vấn. Như kỳ họp vừa rồi, chương trình chất vấn được lên lịch, Thủ tướng còn nói lại tôi cho chậm lại vài ngày để chuẩn bị. Để trả lời chất vấn, Thủ tướng nói phải thức 2-3 đêm đọc tài liệu” – Chủ tịch Quốc hội chia sẻ, đã từng làm Bộ trưởng, bà hiểu cảm giác trước mỗi phiên chất vấn, người trả lời nào cũng cũng “lo lắm”, phải chuẩn bị kỹ càng các nội dung từ đầu kỳ họp để phục vụ ngày đăng đàn.
Kết thúc cuộc trao đổi, Chủ tịch Quốc hội nhận định, qua phản ánh của báo chí, Quốc hội có thêm nhiều kênh để giám sát, kể cả về những vấn đề nóng như cải cách bộ máy hành chính Nhà nước, vấn đề thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm hay vấn đề nóng bỏng về BOT giao thông. Báo chí đã cung cấp nhiều thông tin, trong đó có những nhận định sâu sắc. Qua phản ảnh của báo chí, Quốc hội cũng có nhiều thông tin để giám sát…
Việc tăng cường mối liên hệ giữa các cơ quan báo chí và Văn phòng Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội có ý nghĩa quan trọng với việc tạo sự tin cậy, định hướng thông tin có lợi cho đất nước, người dân.
P.Thảo
Theo Dantri
Đại biểu muốn chất vấn, sao Bộ trưởng Giao thông, Y tế không đăng đàn?
Khi thăm dò ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội, có 18 đoàn muốn chất vấn Bộ trưởng Y tế về quản lý nhập khẩu thuốc, 4 đoàn cùng muốn chất vấn cả Bộ trưởng GTVT và Thủ tướng về BOT nhưng cả 2 vị tư lệnh ngành không được chọn đăng đàn. UB Thường vụ Quốc hội giải thích lý do cụ thể...
Ngày 8/11, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ ký báo cáo kết quả xin ý kiến đại biểu Quốc hội về việc tổ chức hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 4 của Quốc hội. Theo thống kế, đến 14h ngay 7/11/2017, có 443 văn bản ý kiến của đại biểu Quốc hội gửi về. Đại đa sô y kiên đai biêu nhất trí vơi cách đặt vấn đề, cách thức tổ chức, dự kiến thời gian tổ chức hoạt động chất vấn, số lượng người trả lời chất vấn, tiêu chí lựa chọn và nôi dung cac nhom vân đê do UB Thường vụ đề xuất.
Cụ thể, có 393/443 đại biểu đồng ý chọn nhóm vấn đề tài chính, 377 vị chọn thông tin và truyền thông, 345 chọn ngân hàng, 335 người chọn toà án và 315 chọn lao động - thương binh và xã hội.
Tại kỳ họp trước, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đăng đàn trả lời chất vấn ngày 14/6/2017.
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho biết, một số ý kiến đề nghị chất vấn về công tác khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm y tế; phòng, chống dịch bệnh, y tế dự phòng, quản lý giá thuốc và chất lượng thuốc chữa bệnh. Đại biểu cũng muốn chất vấn về tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với tổ chức mô hình hợp tác xã, nông thôn mới, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Theo UB Thường vụ Quốc hội, đây đều là những vấn đề nổi lên trong đời sống xã hội, được đai biêu Quốc hội, cử tri quan tâm. Tuy nhiên, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Những nội dung nêu trên đã được Quốc hội yêu cầu có những giải pháp cụ thể để khắc phục, tạo chuyển biến trong thời gian tới. Do vậy, xin không đưa nội dung nêu trên vào nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 4.
Ngoài ra, một số ý kiến đề nghị chất vấn về những vấn đề liên quan đến đầu tư các công trình giao thông theo hình thức BOT, về định mức kinh tế-kỹ thuật, đơn giá xây dựng, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, quản lý vốn ODA.
UB Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng đây đều là những vấn đề được đai biêu Quốc hội, cử tri và dư luận quan tâm.
Năm 2017, UB Thường vụ Quốc hội đã tổ chức giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức BOT" và ban hành nghị quyết về một số nhiệm vụ và giải pháp để khắc phục những hạn chế, bất cập trong đầu tư các công trình giao thông theo hình thức này.
Ngoài những vấn đề trên, kết quả phiếu xin ý kiến còn ghi nhận một số ý kiến đề nghị bổ sung một số vấn đề về quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học; giải ngân vốn xây dựng cơ bản; về quản lý rừng; việc bán, cho thuê đất đai, tài sản công; về bảo hiểm xã hội...
UB Thường vụ Quốc hội vẫn khẳng định đây đều là những vấn đề được cử tri và dư luận quan tâm nhưng do thời lượng dành cho hoạt động chất vấn có hạn, căn cứ vào tiêu chí lựa chọn, đặc biệt là ưu tiên những vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội lựa chọn (qua phiếu xin ý kiến) nên đề nghị xin được xem xét để tổ chức chất vấn các nội dung nêu trên tại kỳ họp Quốc hội hoặc phiên họp UB Thường vụ Quốc hội vào thời điểm thích hợp.
Vì vậy, việc Bộ trưởng Tài chính - Thông tin truyền thông, Thống đốc NHNN và Chánh án TAND Tối cao vào danh sách chất vấn chính thức lần này được khẳng định là đã cân nhắc nhiều mặt.
Sau phần đăng đàn của 4 bị này, theo nghị trình, Thủ tướng sẽ trả lời chất vấn sau cùng, vào chiều 18/11.
Và với Thủ tướng, nội dung các nhóm vấn đề chất vấn không giới hạn. Kết quả phiếu xin ý kiến cũng đã cho biết có 16 nhóm vấn đề đại biểu muốn chất vấn Thủ tướng, từ BOT cho đến 12 dự án "đắp chiếu" của ngành công thương.
P.Thảo
Theo Dantri
"Không trục lợi quy hoạch nhưng có biểu hiện lợi ích nhóm" Nhận trách nhiệm trong việc còn quá nhiều vi phạm về hoạt động xây dựng, xây dựng không phép, trái phép tại các đô thị lớn nhưng Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà không thể cam kết với đại biểu Quốc hội về việc chấm dứt trình trạng này. Ông phân tích, như vụ Mường Thanh, Bộ thanh tra, chỉ rõ sai...