Thủ tướng: Phải gắn trách nhiệm cá nhân vào tiến độ thu phí không dừng
Thủ tướng yêu cầu gắn trách nhiệm của cá nhân Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải… về tiến độ chuyển các trạm thu phí sang thu phí điện tử không dừng theo đúng yêu cầu của Chính phủ trước ngày 31/12/2019.
Tính đầu tháng 3/2019, mới có khoảng 1 triệu xe dán thẻ sử dụng dịch vụ thu phí không dừng.
“Yêu cầu nhà đầu tư dừng hoạt động thu phí đối với các dự án có trạm thu phí không chuyển sang thu tự động không dừng theo đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 27/3/2018″.
Đây là nội dung được Thủ tướng yêu cầu trong công điện mới nhất về đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống thu phí giao thông đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng.
Công điện của Thủ tướng nêu rõ, trong thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai hệ thống thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng, đạt kết quả bước đầu. Tuy nhiên, tiến độ triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng còn rất chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống thu phí điện tử tự động không dừng theo đúng quy định và bảo đảm chậm nhất trước ngày 31/12/2019 chuyển sang thu phí tự động đối với tất cả các trạm thu phí trên toàn quốc.
Đồng thời, Bộ Giao thông Vận tải tăng cường giám sát, kiểm tra, đảm bảo hệ thống thu phí tự động không dừng hoạt động tin cậy, không có sự cố, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật, quy chuẩn và các quy định của pháp luật trong quá trình đầu tư và sử dụng hệ thống.
Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các cơ sở đăng kiểm và các đơn vị có liên quan thực hiện dán thẻ đầu cuối (Etag) đối với tất cả các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc đối tượng thu phí giao thông đường bộ; phối hợp dán thẻ Etag đối với các phương tiện của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các Ngân hàng thương mại kết nối tài khoản ngân hàng với tài khoản phục vụ công tác thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng của chủ phương tiện giao thông, đảm bảo liên thông, thuận lợi, an toàn.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tiến độ chuyển các trạm thu phí sang thu phí điện tử không dừng theo đúng yêu cầu của Chính phủ trước ngày 31/12/2019.
Video đang HOT
Đây là lần thứ 2 trong vòng hơn một tháng qua, Chính phủ thúc Bộ GTVT triển khai thu phí không dừng tại các trạm thu phí BOT. Trước đó, ngày 10/6/2019, Văn phòng Chính phủ cũng đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyên Xuân Phúc gửi Bộ GTVT về việc báo cáo triển khai thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương báo cáo Thủ tướng trước ngày 20/6/2019 về tình hình triển khai hệ thống thu phí dịnh vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng.
Trả lời chất vấn trước Quốc hội vào đầu tháng 6, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, Bộ Giao thông vận tải chia làm hai giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu tiên đã thực hiện được 28 trạm, còn 15 trạm đang triển khai.
Giai đoạn 2, Bộ Giao thông vận tải đấu thầu công khai, hiện các đơn vị tham gia đã khảo sát 33 trạm thu phí, theo cam kết thì nhà đầu tư sẽ hoàn thành trong tháng 12/2019.
Theo ông Thể, bất cập của dự án thu phí tự động không dừng nằm ở việc dán thẻ và nộp tiền vào thẻ để sử dụng thì còn đang hạn chế. Nguyên nhân là do hiện nay chúng ta chưa hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống thu tự động nên các trạm thu phí.
“Mặc dù có làn thu phí không dừng, chúng ta vẫn thu phí thủ công”, Bộ trưởng Thể cho biết. Hiện nay, dán thẻ chúng ta chưa gắn chip toàn bộ các trạm trên toàn quốc nên số lượng doanh thu từ các làn thu phí không dừng không cao.
Đầu tháng 7, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã cương quyết yêu cầu 3 trạm thu phí BOT phải ngừng thu phí vì chưa ký phụ lục hợp đồng thu phí không dừng.
Tuy nhiên, sau đó, Bộ GTVT lại yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam rút lại yêu cầu này để Bộ GTVT làm việc với các nhà đầu tư liên quan.
Theo Theleader
Xe quá tải gây bức xúc, trách nhiệm của Bộ Giao thông ra sao?
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể thừa nhận, tình trạng xe quá tải vẫn diễn ra ở một số địa phương, nhất là các tuyến đường nông thôn, huyện, tỉnh.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể trong phiên chất vấn tại Quốc hội sáng 5/6. (Ảnh: TTXVN)
Nhiều tuyến đường mới đầu tư nhưng đã xuống cấp vì nạn xe quá tải, quá khổ đang gây lãng phí và bức xúc với người dân. Trách nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải trong vấn đề trên là gì?
Đó là câu hỏi được một số đại biểu Quốc hội gửi tới Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể trong phiên chất vấn sáng 5/6.
Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị
Trả lời về câu hỏi xe quá khổ, quá tải làm hư hại đường xá của đại biểu Mai Thị Thúy, đoàn Tuyên Quang, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, vấn đề trên là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Theo ông, Bộ Giao thông Vận tải có các đơn vị đăng ký đăng kiểm. Theo đó, khi đăng kiểm, tất cả các loại xe phải đảm bảo đúng quy trình, kích thước, hình ảnh như hồ sơ.
Tuy nhiên, thực tế là sau đăng ký, đăng kiểm, một số chủ phương tiện dùng hộp, thùng cơi nới thành các loại xe quá khổ, quá tải.
"Việc này xảy ra sau đăng ký đăng kiểm và thực hiện ở địa phương nên bộ đã chỉ đạo các đơn vị thanh tra giao thông phối hợp cùng địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm," Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói.
Theo Bộ trưởng, hiện các trung tâm đăng kiểm đã được kết nối với Cục Đăng kiểm Việt Nam để cơ quan chức năng giám sát toàn bộ quy trình.
Phía bộ cũng khẳng định sẽ tăng cường giám sát xử lý nghiêm tình trạng vi phạm đăng kiểm. Ông Thể cho hay, vừa qua, đơn vị này đã rút giấy phép 1 trung tâm ở Bắc Giang do vi phạm.
Ông Thể cũng thừa nhận, tình trạng xe quá tải vẫn diễn ra ở một số địa phương, nhất là các tuyến đường nông thôn, huyện, tỉnh.
"Xe quá tải không dám lưu thông trên quốc lộ vì có nhiều lực lượng kiểm tra," người đứng đầu Bộ Giao thông Vận tải cho hay.
Cũng theo ông Thể, thời gian tới, ngành giao thông sẽ cùng chính quyền địa phương, lực lượng các cấp tăng cường kiểm tra.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam )
Đề xuất thêm kinh phí cho nhiều dự án
Một nội dung khác được đại biểu quan tâm là thời gian qua, nhiều dự án lớn chuẩn bị được triển khai như cao tốc Bắc-Nam, sân bay Long Thành. Tuy nhiên, hệ thống giao thông của nhiều vùng như Đồng bằng sông Cửu Long hay các khu vực miền núi còn khó khăn. Trách nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải là gì?
Trả lời, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể thừa nhận khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực trung du phía Bắc có chất lượng hạ tầng còn kém.
Ông giải thích, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được bố trí vốn tương đương với các vùng khác nhưng tại đây suất đầu tư rất cao. Vùng này đất yếu nên khi làm đường, cầu, cơ quan thi công phải thực hiện gia cố, gây tốn kém, tăng chi phí.
Ngoài ra, đây là những khu vực không có sẵn nguồn vật liệu xây dựng như đá, sắt, thép nên các đơn vị phải vận chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh và một số nơi khác tới.
Tương tự, tại khu vực miền núi phía Bắc, việc vận chuyển nguyên vật liệu tới các địa bàn thường phải đi đường bộ với quãng đường xa, tốn kém...
Tuy nhiên, người đứng đầu Bộ Giao thông Vận tải cho biết sẽ tham mưu với Chính phủ, Quốc hội để quan tâm bố trí thêm kinh phí cho các công trình, dự án tại các khu vực trên./.
Theo Nhóm PV (Vietnam )
"Nóng" vấn đề BOT, dự án chậm tiến độ, đội vốn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trả lời thế nào với ĐBQH? Hôm nay, ngày 5/6, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể sẽ trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIV về những vấn đề nóng của ngành giao thông đã xảy ra trong thời gian qua. Đặc biệt, những vấn đề liên quan đến trạm thu phí BOT, những dự án ODA đội vốn, chậm tiến...