Thủ tướng Peru đã đệ đơn từ chức
Ba nguồn tin Chính phủ Peru ngày 8/3 cho biết, Thủ tướng nước này Cesar Villanueva sẽ từ chức trong bối cảnh Tổng thống Martin Vizcarra có kế hoạch cải tổ Chính phủ và phục hồi tỷ lệ ủng hộ đang giảm.
Các nguồn tin giấu tên cho hay, Thủ tướng Villanueva tại vị từ năm ngoái đã đệ đơn từ chức tới Tổng thống Vizcarra.
Thủ tướng Peru Cesar Villanueva (Nguồn: Reuters)
Các đại diện của Thủ tướng và Tổng thống Peru hiện chưa đưa ra bất kỳ bình luận gì về việc này.
Trước đó cùng ngày, truyền thông Peru cũng đã đưa tin về việc từ chức của ông Villanueva.
Theo Thegioi&VietNam
Bất ổn vị trí lãnh đạo chống tham nhũng
Trong tuần này, tại một số nước trên thế giới chứng kiến sự sa thải, từ chức, phục chức của các vị trí lãnh đạo chống tham nhũng. Sự bất ổn này đặt ra không ít quan ngại, khi mà cuộc chiến chống tham nhũng còn rất cam go...
Video đang HOT
Người biểu tình phản đối Tổng Chưởng lý Peru Pedro Chavarry. Ảnh: AP
Romania: Lãnh đạo Tổng cục Chống tham nhũng từ chức
AFP đưa tin, lãnh đạo lâm thời của cơ quan chống tham nhũng Romania đã từ chức hôm 8/1 do môi trường làm việc thiếu thuận lợi.
Bà Anca Jurma đã trở thành người đứng đầu Tổng cục Chống tham nhũng quốc gia Romania (DNA) sau khi người tiền nhiệm là bà Laura Codruta Kovesi - người được xem là một biểu tượng của cuộc chiến chống tham nhũng của đất nước - bị bãi chức theo lệnh của Chính phủ do cáo buộc vượt quá quyền hạn và phá hủy hình ảnh của Romania ở nước ngoài, hồi tháng 7 năm ngoái.
"Thời gian qua tôi đã làm hết sức mình để bảo đảm DNA hoạt động tốt, bất chấp môi trường thiếu thuận lợi mà DNA phải làm việc", bà Juma nói trong một tuyên bố rằng sẽ không tìm kiếm một nhiệm kỳ mới.
Cũng trong ngày 8/1, người tiền nhiệm của bà Jurma là bà Kovesi cho biết, sẽ tranh luận tại Tòa án Nhân quyền châu Âu về cách mà bà bị sa thải, trong bối cảnh bà đã không thể kháng cáo phán quyết của tòa ở Romania.
Trong thời gian bà Kovesi lãnh đạo, DNA đã tiến hành một cuộc đàn áp tham nhũng nhằm vào các quan chức dân cử địa phương và cấp trung ương, khiến nhiều chính trị gia Romania và các nhà phê bình, trong đó có thành viên Đảng Dân chủ xã hội (PSD) cầm quyền, buộc tội bà đã vượt quá quyền hạn.
Tổng thống Klaus Iohannis đã có nhiều động thái ủng hộ bà Kovesi, phản đối các nỗ lực loại bỏ bà, tuy nhiên, cuối cùng cũng buộc phải tuân theo phán quyết của Tòa án Hiến pháp.
Sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi cuối năm 2016, Đảng PSD đã cố gắng làm suy giảm luật chống tham nhũng, tuy nhiên đã vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ của người dân trong nước nên phải từ bỏ các kế hoạch.
Peru: Tổng Chưởng lý từ chức sau cáo buộc làm chệch hướng điều tra
Tổng Chưởng lý Peru Pedro Chavarry ngày 8/1 đã từ chức sau khi có những cáo buộc cho rằng ông tìm cách làm chệch hướng cuộc điều tra chống tham nhũng liên quan đến Tập đoàn Xây dựng Odebrecht (Brazil).
Kể từ khi được bổ nhiệm làm Tổng Chưởng lý Peru hồi tháng 7 năm ngoái, ông Chavarry đã có nhiều mâu thuẫn với Tổng thống Martin Vizcarra.
Trước mắt, vị trí của ông Chavarry được trao lại cho bà Zoraida Avalos.
Bà Avalos sẽ nắm giữ cương vị này trong 60 ngày trước khi một Tổng Chưởng lý mới được bầu.
Trong một tuyên bố, bà Avalos cho biết đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong cơ quan công tố. Trong số các ưu tiên của bà Avalos có việc bổ nhiệm các công tố viên đặc biệt để điều tra vụ bê bối Odebrecht.
Trước đó, ngày 31/12, ông Chavarry ra lệnh cách chức 2 công tố viên chủ chốt đang tiến hành cuộc điều tra này. Chỉ sau 2 ngày, do sức ép của các cuộc biểu tình ở thủ đô Lima và nhiều thành phố khác, ông đã buộc phải khôi phục chức vụ của 2 công tố viên.
Các nhà điều tra sau đó chuyển sự chú ý vào ông Chavarry với cáo buộc ông tìm cách gây ảnh hưởng tới cuộc điều tra và giúp đỡ các tổ chức tội phạm.
Ấn Độ: Giám đốc Cục Điều tra trung ương bị cách chức rồi phục chức
Ngày 8/1, Tòa án Tối cao Ấn Độ đã ra phán quyết phục chức Giám đốc Cục Điều tra trung ương (CBI) cho ông Alok Verma, sau khi ông này bị Chính phủ sa thải hồi tháng 10 vừa qua.
Dù được phục chức, tuy nhiên, tòa án nêu rõ ông Verma sẽ không được ra bất cứ quyết định quan trọng nào về chính sách cho đến khi Ủy ban Cấp cao (gồm Thủ tướng, lãnh đạo phe đối lập và Chánh án Tòa án Tối cao) có quyết định về địa vị của ông.
Tòa cũng cho biết trong 1 tuần tới, Ủy ban trên, do Thủ tướng đứng đầu, sẽ nhóm họp và xem xét liệu việc có hay không sa thải ông Verma.
Trước đó, hồi tháng 10, Chính phủ Ấn Độ đã cách chức ông Verma và chỉ định ông M Nageshwar Rao tạm thời lãnh đạo CBI.
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh mâu thuẫn gay gắt giữa Giám đốc CBI Verma và cấp phó của ông là Rakesh Asthana tố cáo nhau tham nhũng. Cả hai quan chức này đều bị buộc rời nhiệm sở.
Ông Verma, dự kiến kết thúc nhiệm kỳ lãnh đạo CBI vào ngày 31/1 tới, đã gửi kháng nghị lên Tòa án Tối cao.
CBI chịu trách nhiệm điều tra các vụ án đặc biệt nghiêm trọng hoặc những nhân vật cấp cao nằm ngoài diện điều tra của cảnh sát Ấn Độ.
Hoài Phương
Theo thanhtra
Philippines lo ngại làn sóng lao động nhập cư ồ ạt từ Trung Quốc Làn sóng người lao động từ Trung Quốc từ khi Tổng thống Duterte lên nắm quyền đã khiến tình trạng giá mua và thuê nhà tại Philippines tăng cao. Thậm chí, có người còn ví làn sóng này với "sự xâm chiếm". Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte thúc đẩy mối quan hệ thân thiết hơn với Trung Quốc kể từ khi lên nắm...