Thủ tướng Olaf Scholz sẵn sàng tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm sớm
Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 10/11 cho biết ông sẵn sàng kêu gọi bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội nước này trước Lễ Giáng sinh.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu tại cuộc họp báo ở Berlin. Ảnh: THX/TTXVN
Quyết định này có thể mở đường cho các cuộc bầu cử sớm sau khi liên minh cầm quyền 3 đảng tan rã vào tuần trước do không tìm được tiếng nói chung về các đề xuất cải cách kinh tế do cựu Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner đưa ra.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, ông Scholz ban đầu đã đưa ra kế hoạch bỏ phiếu tín nhiệm vào ngày 15/1/2025, nhưng áp lực ngày càng tăng đã khiến Thủ tướng Scholz phải cân nhắc việc tiến hành bỏ phiếu sớm hơn.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 7/11, đại diện 3 đảng trong liên minh cầm quyền gồm Dân chủ Xã hội (SPD) của Thủ tướng Olaf Scholz, đảng Dân chủ Tự do (FDP) và đảng Xanh đã tranh cãi nhiều vấn đề liên quan đến các đề xuất cải cách kinh tế do Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner (thuộc đảng FDP) đưa ra. Ông Christian Lindner đã đề xuất bầu cử sớm, Thủ tướng Olaf Scholz đã từ chối và sa thải ông Lindner.
Quyết định của người đứng đầu chính phủ Đức đã khiến FDP tuyên bố rút toàn bộ bộ trưởng ra khỏi chính phủ, chính thức chấm dứt liên minh “đèn giao thông”, được thành lập vào cuối năm 2021.
Nhận định về vấn đề này, nhà khoa học chính trị người Đức Jana Puglierin cho biết Đức có thể rơi vào tình trạng bế tắc chính trị trong vòng 6-7 tháng. Theo bà Puglierin, thời gian cần thiết để Đức có một chính phủ hoạt động đầy đủ sau khi Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner của đảng FDP bị sa thải khỏi liên minh cầm quyền phải mất nửa năm. Xem xét đến nghi thức thông thường cần thiết để thành lập một chính phủ mới thông qua bầu cử, bà Puglieri dự đoán rằng Đức có thể không có sự lãnh đạo hiệu quả cho đến giữa năm sau.
Theo Hiến pháp Đức, quyết định tổ chức bầu cử liên bang sớm không thể do các thành viên Quốc hội liên bang (Hạ viện), hay Thủ tướng đưa ra. Việc giải tán Quốc hội sớm chỉ có thể xảy ra theo một trong hai cách. Trong trường hợp đầu tiên, nếu một ứng cử viên Thủ tướng không giành được đa số tuyệt đối trong Quốc hội – ít nhất 367 ghế trong Hạ viện gồm 733 ghế – thì Tổng thống Đức có thể giải tán Quốc hội. Điều này chưa từng xảy ra trong lịch sử CHLB Đức. Trong trường hợp thứ hai, Thủ tướng có thể kêu gọi bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội để xác nhận liệu có còn nhận được đủ sự ủng hộ của Quốc hội hay không. Nếu Thủ tướng không giành được đa số thì có thể chính thức yêu cầu Tổng thống giải tán Quốc hội trong vòng 21 ngày.
Sau khi giải tán Quốc hội, cuộc bầu cử mới phải được tổ chức trong vòng 60 ngày và quy trình tổ chức giống như các cuộc tổng tuyển cử thông thường. Cho đến nay, 3 cuộc bầu cử Quốc hội sớm đã được tổ chức tại Đức, vào các năm 1972, 1983 và 2005.
Đức: Đảng SPD tin tưởng vào khả năng lãnh đạo của Thủ tướng Scholz
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, dù đảng Dân chủ Xã hội (SPD) nhận được kết quả đáng thất vọng dưới 14% số phiếu, thấp nhất trong lịch sử, trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vừa qua, nhưng lãnh đạo đảng SPD Saskia Esken và Bộ trưởng Quốc phòng Boris Pistorius (cũng thuộc đảng này) vẫn coi ông Olaf Scholz là ứng cử viên xứng đáng của đảng SPD cho chức Thủ tướng trong cuộc bầu cử liên bang năm 2025.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu tại Duisburg ngày 8/6/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Bà Esken khẳng định với SPD, ông Olaf Scholz là ứng cử viên phù hợp cho vị trí Thủ tướng cho cuộc bầu cử liên bang tới đây. SPD cũng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử liên bang năm 2021 vì người dân tin tưởng vào khả năng lãnh đạo của Thủ tướng Scholz. Niềm tin này đã được chứng minh là đúng trong hai năm rưỡi qua khi đối phó với đại dịch COVID-19 và xung đột ở Ukraine.
Trong các cuộc thăm dò về lòng tin của công chúng, Bộ trưởng Quốc phòng Pistorius đều có kết quả tốt hơn đáng kể so với Thủ tướng Scholz, nhưng ông vẫn ủng hộ ông Scholz ứng cử chức Thủ tướng trong bầu cử liên bang 2025. Ông Pistorius cho rằng với khả năng lãnh đạo của Thủ tướng đương nhiệm, ông Scholz sẽ là ứng cử viên thủ tướng tiếp theo của SPD.
Cuộc thăm dò dư luận của đài công cộng ARD cho thấy Bộ trưởng Boris Pistorius là chính trị gia được yêu thích nhất nước Đức trong tháng 5 với 57% số người được khảo sát hài lòng với công việc của ông.
Xếp sau ông là Ngoại trưởng Annalena Baerbock thuộc đảng Xanh (37%); Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck - đảng Xanh (30%); chính trị gia đối lập thuộc đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo Friedrich Merz (29%); chính trị gia đối lập thuộc đảng Liên minh BSW, Sahra Wagenknecht (27%); Thủ tướng Olaf Scholz (24%); Bộ trưởng Tài chính thuộc đảng Dân chủ Tự do, Christian Lindner (23%); và chính trị gia đối lập thuộc đảng Sự lựa chọn vì nước Đức, Alice Weidel (17%).
Thủ đô Berlin tiến hành lại một phần cuộc bầu cử liên bang Đức năm 2021 Theo phóng viên TTXVN tại CHLB Đức, ngày 11/2, khoảng nửa triệu người dân Berlin đã được yêu cầu đi bỏ phiếu lại cho cuộc bầu cử liên bang Đức diễn ra cách đây hai năm, sau khi Tòa án Hiến pháp ra phán quyết rằng thành phố Berlin đã có nhiều sai phạm trong tổ chức bầu cử liên bang năm 2021....