Thủ tướng nói về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông
Bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN – Ấn Độ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu lên quan điểm về việc thúc đẩy mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện và đề cập tới những phát triển trong đàm phán ASEAN và Trung Quốc về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
Nhận lời mời của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, hôm nay (24/1), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân đã tới Ấn Độ tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN – Ấn Độ và Lễ kỷ niệm lần thứ 69 ngày Cộng hòa Ấn Độ với tư cách là khách mời chính. Ấn Độ tổ chức Hội nghị Cấp cao kỷ niệm ASEAN-Ấn Độ để mở rộng quan hệ đối tác với các nước Đông Nam Á.
Ứng xử như thế nào trên Biển Đông?
Về những phát triển Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay, bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên đại dương nói chung và khu vực nói riêng là mục tiêu và cũng là nhiệm vụ chung của tất cả các nước. Để đạt được mục tiêu này, trước hết các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các tiến trình liên quan.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đàm phán ASEAN và Trung Quốc về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) bắt đầu từ những năm cuối của thế kỷ trước. Trong bối cảnh tình hình diễn biến phức tạp, xu hướng quân sự hóa trên biển có chiều hướng gia tăng, việc xây dựng thành công COC có tính ràng buộc về pháp lý sẽ vừa đóng góp quan trọng cho hòa bình, ổn định khu vực nói chung, Biển Đông nói riêng.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
Năm 2017, tiến trình xây dựng COC có một số bước tiến mới, trong đó có việc ASEAN và Trung Quốc thông qua Khung COC và Lãnh đạo hai bên tuyên bố khởi động đàm phán COC. Đây là những động thái tích cực, đáng khích lệ và các bên cần duy trì không khí này cả trong quá trình đàm phán lẫn trong các hành động trên biển, nhất là cần thực hiện đầy đủ các cam kết nêu trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và các biện pháp xây dựng lòng tin có liên quan khác.
Video đang HOT
Quan điểm của Việt Nam về ASEAN – Ấn Độ
Đối với quan hệ ASEAN – Ấn Độ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, mối quan hệ giao thoa lâu đời về văn hóa và truyền thống giữa hai khu vực cùng các mối liên kết kinh tế và chính trị thời kỳ hiện đại đã tạo dựng giá trị bền vững cho quan hệ đối tác chiến lược ASEAN – Ấn Độ.
Trong 25 năm hợp tác vừa qua, ASEAN và Ấn Độ đã có những kết nối lịch sử hữu nghị lâu đời để vun đắp cho nền móng vững chắc của quan hệ chính trị tin cậy, mở đường cho hợp tác toàn diện ASEAN – Ấn Độ đạt nhiều kết quả hợp tác tích cực vì hoà bình và thịnh vượng chung. Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ASEAN – Ấn Độ tổ chức tại New Delhi vào tháng 1/2018 là dấu mốc lịch sử, minh chứng tiêu biểu cho quan hệ tốt đẹp giữa ASEAN và Ấn Độ.
Với nền tảng rộng lớn và vững chắc này, Lãnh đạo ASEAN và Ấn Độ có trách nhiệm đưa quan hệ hợp tác lên một tầm cao mới. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng để làm được điều này, hai bên chúng ta cần hợp tác cùng nhau thực hiện 4 nội dung trọng tâm.
Thứ nhất, coi hợp tác thương mại và đầu tư là động lực chính, ưu tiên hàng đầu của đối tác chiến lược ASEAN – Ấn Độ, khai thác đầy đủ tiềm năng to lớn của hai khu vực kinh tế năng động nhất thế giới, với dân số 1,85 tỷ người, có tổng GDP đạt 3,8 nghìn tỷ USD trong 2017 quy mô tương đương nền kinh tế thứ 4 thế giới và dự kiến đạt hơn 8 nghìn tỷ USD vào 2025. Triển khai hiệu quả các thỏa thuận thương mại, đầu tư để phát huy những tiềm năng vốn có của cả hai bên.
Thứ hai, coi tăng cường kết nối là lĩnh vực ưu tiên chiến lược. Những dự án và cam kết về kết nối như tuyến đường cao tốc Ấn Độ-Thái Lan-Myanmar, các hiệp định vận tải hàng hải, hàng không, khoản tín dụng 1 tỷ đô la Mỹ về kết nối số và kết nối hạ tầng… có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và cần được triển khai thông suốt, bảo đảm thuận lợi cho các hoạt động hợp tác thương mại, đầu tư.
Thứ ba, hợp tác toàn diện trong các lĩnh vực với Ấn Độ trên cơ sở hoà bình, ổn định và tinh thần thượng tôn pháp luật tại khu vực và trên biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, trong bối cảnh chúng ta đang phải đối mặt với một số điểm nóng, căng thẳng địa chính trị, chủ nghĩa tôn giáo cực đoan, khủng bố, biến đổi khí hậu, an ninh mạng…
Thứ tư, trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, là một trong những nước đi đầu trong cuộc cách mạng này, Ấn Độ có thể đẩy mạnh hơn nữa hợp tác với ASEAN trong các lĩnh vực như đổi mới sáng tạo, kết nối các ngành công nghiệp, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu… từ đó kiến tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy quan hệ phát triển.
“Việt Nam đã và sẽ làm hết sức mình để cùng các nước ASEAN hiện thực hoá “Tầm nhìn ASEAN 2025″ gắn kết với “Chính sách Hành động hướng Đông” của Ấn Độ” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.
Châu Như Quỳnh (ghi)
Theo Dantri
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sắp tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN - Ấn Độ
Nhận lời mời của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN - Ấn Độ và Lễ kỷ niệm lần thứ 69 ngày Cộng hòa Ấn Độ với tư cách là khách mời chính, từ ngày 24 - 27/1.
Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đang có bước tiến triển quan trọng, nhất là sau khi hình thành khuôn khổ quan hệ Đối tác toàn diện và các chuyến thăm song phương của lãnh đạo cấp cao hai nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN - Ấn Độ từ ngày 24-27/1
Với tư cách là quốc gia giữ vai trò điều phối, Việt Nam thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược giữa ASEAN - Ấn Độ phát triển mạnh mẽ hơn, đi vào thực chất, tập trung vào các lĩnh vực hợp tác thiết thực, phù hợp với ưu tiên của ASEAN và Việt Nam.
Sự điều phối của Việt Nam trong quan hệ ASEAN - Ấn Độ sẽ góp phần thắt chặt và củng cố tinh thần đoàn kết ASEAN, phát huy vai trò trung tâm của Hiệp hội, kiến tạo môi trường thuận lợi cho phát triển bền vững của từng nước và của cả khu vực, đồng thời nâng cao hình ảnh của Việt Nam đổi mới, tham gia chủ động, tích cực và có trách nhiệm vào các nội dung hợp tác khu vực, định hương tương lai quan hệ ASEAN - Ấn Độ, từ đó bảo vệ hiệu quả các lợi ích của Việt Nam.
Với chính sách "Hành động hướng Đông", Ấn Độ đang ngày càng tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á.
Hội nghị lần này có chủ đề "Chia sẽ giá trị, cùng chung vận mệnh" là cơ hội thuận lợi để Việt Nam duy trì và phát triển quan hệ với Ấn Độ, thể hiện vao trò tích cực điều phối quan hệ ASEAN - Ấn Độ.
Đối với ASEAN, trong suốt lịch sử của mình, ASEAN luôn có quan hệ tốt đẹp với Ấn Độ. Năm 2017. Hai bên kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN - Ấn Độ, 15 năm hình thành cơ chế cấp cao, 5 năm quan hệ đối tác chiến lược.
Thời gian qua, quan hệ ASEAN - Ấn Độ tiế tục phát triển toàn diện trên cả 3 trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội. ASEAN hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Ấn Độ và Ấn Độ là đối tác thương mại lớn thứ 7 của ASEAN với kim ngạch 2 chiều đạt 58,4 tỷ USD năm 2016. Đầu tư của Ấn Độ vào ASEAN đạt 1.05 tỷ USD.
Về Biển Đông, Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải, hàng không và thương mại không bị cản trở; giải quyết bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình, bao gồm tôn trọng các tiến trình pháp lý và ngoại giao, phù hợp với luật pháp quốc tế. Ấn Độ cho biết sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến việc xử lý thành công vụ tranh chấp ở vịnh Bangal với Bangladesh.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
APEC Việt Nam: Tấp nập chuyên cơ chở lãnh đạo xuống sân bay Đà Nẵng Sân bay quốc tế Đà Nẵng ngày hôm nay bắt đầu tấp nập với hàng loạt chuyên cơ chở lãnh đạo, nguyên thủ các nền kinh tế thành viên APEC Việt Nam 2017... Các sân bay Việt Nam đón những máy bay cỡ lớn. Ảnh: Việt Hùng. Zing.vn Theo lịch trình dự kiến, hôm nay (9.11), một số đoàn lãnh đạo của 21...