Thủ tướng nói về Biển Đông: “Không có lòng tin, hòa bình rất mong manh”

Theo dõi VGT trên

Tại thành phố Sydney, chiều 17/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu và thảo luận với các học giả, nhà nghiên cứu hàng đầu Australia tại Viện Lowy – Trung tâm nghiên cứu chính sách đối ngoại độc lập nằm trong Top 30 trung tâm hàng đầu thế giới.

Với chủ đề “Quan hệ Việt Nam – Australia: Hướng tới một tương lai tươi sáng vì sự thịnh vượng của hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực”, phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chia sẻ tầm nhìn về quan hệ Việt Nam – Australia, tầm nhìn phát triển của Việt Nam và những vấn đề an ninh khu vực đang nổi lên.

Thủ tướng nói về Biển Đông: Không có lòng tin, hòa bình rất mong manh - Hình 1

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Bộ trưởng trong cuộc thảo luận với các học giả hàng đầu Australia.

Phức tạp ở Biển Đông tiềm ẩn bất ổn cho Châu Á – Thái Bình Dương

“Cách đây 40 năm, tôi tin rằng tại Australia, hai từ “Việt Nam” thường được liên tưởng đến cuộc chiến tranh khốc liệt, đau thương, mất mát. Nhưng thật vui mừng là đến ngày nay, trong năm 2014, trong số 8 triệu khách quốc tế đến thăm viếng, du lịch tại Việt Nam đã có hơn 300 ngàn người bạn Australia” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã mở đầu bài phát biểu với những hình ảnh nói lên sự thay đổi mạnh mẽ của Việt Nam sau 30 năm Đổi mới, mở cửa và chuyển đổi thành công nền kinh tế.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, từ một nước nghèo, kém phát triển, bị tàn phá nặng nề của chiến tranh ngoại xâm, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình; có quan hệ ngoại giao song phương với 185 quốc gia, là thành viên tích cực của trên 70 tổ chức quốc tế, đóng góp có trách nhiệm trong hoạt động của nhiều tổ chức, diễn đàn đa phương và đang chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.

Việt Nam còn là địa điểm đầu tư, kinh doanh với gần 18 ngàn dự án đầu tư nước ngoài đến từ hơn 100 nước và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký gần 300 tỉ USD; đồng thời đang đi đầu trong hoàn thành lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015 – cộng đồng kinh tế năng động với hơn 600 triệu dân, có GDP trên 2.400 tỷ USD.

“Chúng tôi đang hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, phát huy mạnh mẽ quyền tự do, dân chủ của người dân, doanh nghiệp; hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển văn hoá và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; hướng tới đạt mục tiêu 2016-2020 tăng trưởng GDP bình quân 6,5-7%/năm” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ.

Thảo luận tại đây, ông Richard Broinowski, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Australia thuộc bang New South Wales, nguyên Đại sứ Australia tại Việt Nam giai đoạn 1983-1986 cho biết ông ngưỡng mộ trước những gì mà Việt Nam đã làm được khi chứng kiến những gì đất nước này đã phải đối mặt cách đây hơn 30 năm. Không chỉ phát triển kinh tế, Việt Nam còn làm rất tốt khi hội nhập thành công với thế giới và trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng.

“Chúng tôi khâm phục trước thành công của Việt Nam trong việc định hình lại hình ảnh của mình sau những năm tháng vô cùng khó khăn và bị bao vây, cấm vận” – ông Richard Broinowski chia sẻ.

Video đang HOT

Về những vấn đề an ninh khu vực, một vấn đề được các học giả quan tâm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đóng góp gần 55% GDP toàn cầu và là động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới, đồng thời có vai trò rất quan trọng trong tiến trình hình thành trật tự thế giới trong tương lai. Tuy nhiên, khu vực này đang tiềm ẩn những bất ổn do những diễn biến phức tạp của các điểm nóng và hiện vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm của công luận quốc tế, khu vực là tình hình diễn biến phức tạp ở Biển Đông.

“Chúng tôi cho rằng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực. Đây là nơi có tuyến hàng hải quốc tế, với khoảng 50% hàng hóa vận chuyển đường biển của toàn cầu. Những bất ổn, căng thẳng hiện nay chỉ có thể giải quyết khi tất cả các nước, nhất là các nước trực tiếp có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, đều phải nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, kiềm chế không có hành động đơn phương làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử (COC)” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.

Khôi phục lòng tin, tìm giải pháp có thể chấp nhận ở Biển Đông

Thủ tướng nói về Biển Đông: Không có lòng tin, hòa bình rất mong manh - Hình 2

Đánh giá cao khái niệm “Lòng tin chiến lược” được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra tại Diễn đàn an ninh khu vực Shangri-la năm 2012, Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia cho rằng ông ấn tượng với khái niệm lòng tin chiến lược khi đây được coi là yếu tố quan trọng để bảo đảm hòa bình, ổn định trong khu vực.

Đồng thời, ông Carl Thayer tỏ ra quan ngại trước những khó khăn trong việc xây dựng lòng tin chiến lược ở khu vực. Ông cũng đề nghị Việt Nam cho biết quan điểm của mình về xây dựng lòng tin chiến lược cũng như cách thức xử lý những bất ổn về môi trường an ninh khu vực.

Đề cập vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, để duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực một cách bền vững, mỗi quốc gia, dù lớn, hay nhỏ, bên cạnh việc chăm lo lợi ích của riêng mình, đều phải quan tâm đến các vấn đề chung của khu vực, thế giới và lợi ích chính đáng của các nước khác. Đây là nền tảng nhận thức cơ bản để thúc đẩy các cơ chế hợp tác, xây dựng lòng tin, giải quyết bất đồng bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Các nước cần đề cao hơn nữa vai trò của các thể chế đa phương và cùng chung tay góp sức xây dựng một cấu trúc và thể chế của khu vực ổn định và bền vững.

Trong cấu trúc đó, ASEAN cần tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm, dẫn dắt, kết nối chặt chẽ và xây dựng lòng tin chiến lược giữa tất cả các đối tác liên quan – đó là một sự tin cậy lẫn nhau bền vững lâu dài trên cơ sở luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền, lợi ích chính đáng của nhau, hợp tác bình đẳng cùng có lợi, cùng phát triển.

“Hòa bình, ổn định là mong muốn tha thiết, là khát vọng cháy bỏng của mỗi con người, mỗi quốc gia và cả nhân loại. Để có hòa bình, ổn định thì một nhân tố có ý nghĩa quyết định là phải xây dựng được lòng tin chiến lược. Nếu không xây dựng được lòng tin chiến lược thì việc bảo đảm cho hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn của nhân loại là rất mong manh” – Thủ tướng phát biểu.

Về quan điểm giải quyết tranh chấp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tái khẳng định Việt Nam luôn kiên trì chủ trương giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và các chuẩn mực ứng xử ở khu vực. Trong khi khẳng định và kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của đất nước theo đúng Luật pháp quốc tế, Việt Nam luôn chủ động ứng xử phù hợp và tranh thủ mọi cơ hội để làm giảm căng thẳng, khôi phục lòng tin, thúc đẩy hợp tác hữu nghị, nỗ lực đối thoại nhằm tìm kiếm một giải pháp cơ bản, lâu dài mà các bên đều có thể chấp nhận được cho vấn đề Biển Đông.

“Chúng tôi chân thành cảm ơn và mong các bạn tiếp tục có tiếng nói tích cực, khách quan, đóng góp thiết thực cho hòa bình, an ninh, hữu nghị, hợp tác và phát triển của khu vực. Việt Nam ủng hộ Australia đóng vai trò lớn hơn trong cấu trúc khu vực đang định hình. Chúng tôi mong muốn hợp tác chặt chẽ cùng Australia và các nước đối tác để xây dựng một châu Á phát triển năng động, liên kết sâu sắc, trong một môi trường hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác cùng phát triển, cùng thịnh vượng” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.

Quan hệ Việt Nam – Australia đang căng tràn sức sống

Đề cập quan hệ Việt Nam – Australia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết trong nhiều năm qua, nước này luôn nằm trong nhóm 10 bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều từ 3 tỷ USD năm 2000, tăng lên hơn 6,5 tỉ USD năm 2015. Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư Australia với 320 dự án FDI, giá trị hơn 1,65 tỉ USD. Bên cạnh đó, quan hệ hai nước còn được xây dựng trên nền tảng vững chắc của những kết nối văn hóa, giáo dục, nhân văn bền chặt.

Cộng đồng hơn 300 ngàn Việt kiều và hơn 30 ngàn du học sinh Việt Nam đang sinh sống, học tập tại Australia là cầu nối quan trọng, góp phần tăng cường hiểu biết về văn hóa, lịch sử, phong tục, truyền thống tốt đẹp giữa hai nước.

“Australia là đối tác lớn nhất của Việt Nam ở phía Nam bán cầu. Quan hệ giữa hai nước từng trải qua nhiều cung bậc. Kể từ khi thiết lập quan hệ đối tác toàn diện năm 2009, hợp tác giữa hai nước đã phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, chính trị, đối ngoại kinh tế, giáo dục, văn hóa… bao gồm cả những hiệp định về hợp tác quốc phòng, an ninh, thể hiện sự tin cậy, sự chín muồi trong quan hệ đối tác giữa hai nước chúng ta. Đến hôm nay, chúng ta vui mừng thấy rằng quan hệ hai nước Việt Nam và Australia là mối quan hệ đã được thử thách và đang căng tràn sức sống” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.

P.Thảo

Theo Dantri

Học giả Bỉ: "Đường lưỡi bò" của Trung Quốc thiếu cơ sở pháp lý

Trang tin điện tử EPI ngày 11/3 đã đăng một bài viết về hội thảo chủ đề Biển Đông vừa được Đại học Tự do Brussels (ULB) tổ chức ở thủ đô Brussels của Bỉ.

Học giả Bỉ: Đường lưỡi bò của Trung Quốc thiếu cơ sở pháp lý - Hình 1

Tàu đánh cá Trung Quốc neo đậu tại bãi đá ngầm Chữ Thập mà nhiều quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông (Nguồn: AFP/TTXVN)

Bài báo cho biết với chủ đề "Biển Đông: Nhìn từ góc độ luật pháp quốc tế," hội thảo do giáo sư luật Erik Franck, thành viên của Tòa trọng tài thường trực (PCA) chủ trì và quy tụ hơn 100 học giả là các luật gia về biển, nguyên thẩm phán tòa án quốc tế về luật Biển, các nhà nghiên cứu Biển Đông hàng đầu thế giới hiện nay, cùng các quan chức Liên minh châu Âu (EU) và Bộ ngoại giao Bỉ.

Các học giả đặc biệt quan tâm tới yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc đưa ra từ năm 2009 và nhận định rằng "đường lưỡi bò" hoàn toàn thiếu các cơ sở pháp lý và cho đến nay Trung Quốc cũng chưa viện dẫn được tài liệu nào để chứng minh.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận theo 4 chủ đề về đánh bắt nguồn lợi thủy sản, lưu thông hàng hải, đảo và quần đảo và cuối cùng là các tranh chấp và giải pháp.

Theo bài báo, tại phiên bàn thảo về đánh bắt nguồn lợi hải sản, tiến sỹ Friedrich-Wieland, Trưởng bộ phận pháp lý thuộc Tổng vụ biển và đánh bắt hải sản của Ủy ban châu Âu (EC), cho rằng nguồn lợi thủy sản ở Biển Đông đang bị khai thác cạn kiệt, tác động đến môi trường mà nguyên nhân cũng bắt nguồn từ việc thiếu phân định rõ ràng về chủ quyền.

Để giải quyết vấn đề này, cần có sự hợp tác của các bên liên quan, tránh các hành động đơn phương và phải tôn trọng luật pháp quốc tế.

Những xáo trộn tại Biển Đông sẽ ảnh hưởng đến giao thương hàng hải quốc tế, trong đó có lợi ích của châu Âu bởi 25% hàng hóa của EU được vận chuyển qua khu vực này.

Các hành động đơn phương cải tạo đảo hay thay đổi nguyên trạng các khu vực đang tranh chấp của Trung Quốc có thể đe dọa an ninh, an toàn hàng hải, sự ổn định của khu vực cũng như không được luật pháp quốc tế thừa nhận.

Bài báo nhấn mạnh các luật gia về biển cho rằng khi Công ước Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982 (UNCLOS) chưa thể xử lý được vấn đề chủ quyền thì giải pháp đàm phán ngoại giao vẫn là ưu tiên hàng đầu, trong đó cần nhấn mạnh vai trò của ASEAN và xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Việt Nam hay những nước như Philippines, Malaysia, Indonexia... cần nghiên cứu và tiếp tục viện dẫn luật pháp quốc tế để nêu quan điểm, yêu cầu bên liên quan giải quyết một cách bình đẳng trên cơ sở luật quốc tế.

Các luật gia cũng đặc biệt quan tâm đến diễn biến vụ kiện tranh chấp chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc mà kết quả dự kiến sẽ được đưa ra vào đầu năm 2016. Vụ kiện này sẽ đóng vai trò quan trọng để có thể xây dựng quy tắc ứng xử giải quyết tranh chấp tại Biển Đông.

Bài báo kết luận Biển Đông là một vấn đề chiến lược hàng đầu đối với các quốc gia Đông Nam Á liên quan và đối với cả Trung Quốc. Từ nhiều năm nay, nơi đây diễn ra các tranh chấp lãnh hải với những tuyên bố gây tranh cãi của các quốc gia vì Biển Đông chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên thực tế và tiềm năng.

Mức độ địa chiến lược của vấn đề này đã vượt ra ngoài khu vực Đông Nam Á và có sự tham gia ngày càng tăng của các cường quốc nước ngoài.

Bài báo kết luận trong khi các tranh chấp có thể leo thang trong khu vực và trên toàn thế giới thì việc tìm kiếm một giải pháp đàm phán và giải quyết tranh chấp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết./.

Theo (TTXVN/Vietnam )

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tùChồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tù
07:29:22 22/12/2024
Ông Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào PanamaÔng Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama
04:56:46 23/12/2024
Ông Trump 'ra tay' trước khi nhậm chứcÔng Trump 'ra tay' trước khi nhậm chức
07:44:20 22/12/2024
Syria hậu Assad: Bàn cờ địa chính trị giữa Israel và Thổ Nhĩ KỳSyria hậu Assad: Bàn cờ địa chính trị giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ
21:14:33 22/12/2024
EU tăng cường nhập khẩu dầu NgaEU tăng cường nhập khẩu dầu Nga
05:20:44 23/12/2024
Số tù nhân ở nhà tù Guantanamo giảm còn 27Số tù nhân ở nhà tù Guantanamo giảm còn 27
06:41:57 22/12/2024
Các thành phố Đức tăng cường an ninh tại chợ Giáng sinh sau vụ lao xe kinh hoàngCác thành phố Đức tăng cường an ninh tại chợ Giáng sinh sau vụ lao xe kinh hoàng
18:18:01 22/12/2024
Chờ ông Trump giải bài toán tinh gọn NASAChờ ông Trump giải bài toán tinh gọn NASA
09:36:27 23/12/2024

Tin đang nóng

Bị Trấn Thành công khai "cảnh cáo", 1 đàn em liền đáp trả gây chú ýBị Trấn Thành công khai "cảnh cáo", 1 đàn em liền đáp trả gây chú ý
07:51:25 23/12/2024
Vụ ô tô lao vào nhà tông tử vong bé 17 tháng tuổi: Người dân bàng hoàng kể lại khoảnh khắc người mẹ hoảng loạn ôm con lao ra ngoàiVụ ô tô lao vào nhà tông tử vong bé 17 tháng tuổi: Người dân bàng hoàng kể lại khoảnh khắc người mẹ hoảng loạn ôm con lao ra ngoài
09:50:28 23/12/2024
Ngày giỗ bố, tôi làm 7 mâm cỗ nhưng không anh chị nào đến, khi biết lý do thì tôi chỉ muốn đuổi vợ điNgày giỗ bố, tôi làm 7 mâm cỗ nhưng không anh chị nào đến, khi biết lý do thì tôi chỉ muốn đuổi vợ đi
08:10:56 23/12/2024
Nữ chính Cửu Trọng Tử bị Triệu Vy mắng thẳng mặt đạo đức giả, dính vào ồn ào hoả hoạn khiến 2 người mất mạngNữ chính Cửu Trọng Tử bị Triệu Vy mắng thẳng mặt đạo đức giả, dính vào ồn ào hoả hoạn khiến 2 người mất mạng
07:47:13 23/12/2024
Ngày chồng nằm liệt một chỗ, tôi gợi ý anh sang tên sổ đỏ cho vợ đứng chung, anh nói câu mà tôi chỉ muốn trả về nhà nộiNgày chồng nằm liệt một chỗ, tôi gợi ý anh sang tên sổ đỏ cho vợ đứng chung, anh nói câu mà tôi chỉ muốn trả về nhà nội
08:16:51 23/12/2024
Lên truyền hình kể khổ chuyện hôn nhân, cặp vợ chồng "nữ thần không tuổi" bị mỉa mai: Khổ thế sao không ly hôn cho rồiLên truyền hình kể khổ chuyện hôn nhân, cặp vợ chồng "nữ thần không tuổi" bị mỉa mai: Khổ thế sao không ly hôn cho rồi
07:27:52 23/12/2024
Nữ NSƯT giải nghệ sang Mỹ: "Tôi nói với chồng rằng, muốn vui vẻ ở đâu cũng được"Nữ NSƯT giải nghệ sang Mỹ: "Tôi nói với chồng rằng, muốn vui vẻ ở đâu cũng được"
07:36:57 23/12/2024
Lộ diện 2 Chị Đẹp chắc suất "thành đoàn", nhưng lạ thay không phải Tóc TiênLộ diện 2 Chị Đẹp chắc suất "thành đoàn", nhưng lạ thay không phải Tóc Tiên
08:20:28 23/12/2024

Tin mới nhất

Những nguyên nhân khiến Iran gặp khủng hoảng năng lượng

Những nguyên nhân khiến Iran gặp khủng hoảng năng lượng

13:03:09 23/12/2024
Những khó khăn này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm quản lý yếu kém, tham nhũng và chính sách giá thấp khiến việc tiêu thụ lãng phí gia tăng.
Đánh giá về các lực lượng thân Iran sau chính biến tại Syria

Đánh giá về các lực lượng thân Iran sau chính biến tại Syria

11:55:22 23/12/2024
Học giả Ali Akbar Dareini tại Tehran đánh giá, hiện tại Tehran đã mất đi một đồng minh chiến lược ở Syria sau khi chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ và điều đó sẽ tác động đến ảnh hưởng của nước này trong khu vực về ngắn hạ...
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024

Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024

11:52:45 23/12/2024
Để thúc đẩy cân bằng kinh tế xã hội, Chính phủ Malaysia cũng triển khai Kế hoạch chuyển đổi kinh tế Bumiputera, với mục tiêu thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng Bumiputera vào nền kinh tế.
Hành lang Lobito sẽ thay đổi cách vận chuyển khoáng sản trên thế giới?

Hành lang Lobito sẽ thay đổi cách vận chuyển khoáng sản trên thế giới?

11:51:22 23/12/2024
Hành lang này cũng sẽ thúc đẩy dòng chảy thương mại khoáng sản sang phía Tây, qua Đại Tây Dương, thay vì tập trung vào hướng Đông qua cảng Dar es Salaam của Tanzania như trước đây.
Thủ lĩnh lực lượng HTS ở Syria cam kết không can thiệp vào Liban

Thủ lĩnh lực lượng HTS ở Syria cam kết không can thiệp vào Liban

11:46:55 23/12/2024
Ông Sharaa cam kết Syria sẽ duy trì "khoảng cách cân bằng" với tất cả các phe phái tại Liban, đồng thời thừa nhận rằng Syria từng là "nguồn gốc của nỗi sợ hãi và lo âu" cho người dân Liban.
Lợi thế vượt trội về ống phóng tên lửa của Mỹ đang xói mòn trước Trung Quốc

Lợi thế vượt trội về ống phóng tên lửa của Mỹ đang xói mòn trước Trung Quốc

09:42:11 23/12/2024
Trung Quốc đang thu hẹp khoảng cách về số ống phóng tên lửa với Hải quân Mỹ trong bối cảnh lợi thế lâu nay về năng lực bệ phóng thẳng của đối phương đang giảm sút.
Tàu của nước nào sẽ cập cảng Ream của Campuchia đầu tiên?

Tàu của nước nào sẽ cập cảng Ream của Campuchia đầu tiên?

09:39:16 23/12/2024
Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen thông tin về kế hoạch tiếp nhận các tàu đầu tiên tại cảng Ream ở Sihanoukville.
Tổng thống Biden phê duyệt thêm 571 triệu USD viện trợ quân sự Đài Loan

Tổng thống Biden phê duyệt thêm 571 triệu USD viện trợ quân sự Đài Loan

09:24:59 23/12/2024
Đài Loan tiếp tục được Mỹ phê duyệt viện trợ quân sự, vài ngày sau khi nhận 38 xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams từ Mỹ.
7 người Trung Quốc bị bắt vì đột nhập đảo Guam khi Mỹ thử tên lửa

7 người Trung Quốc bị bắt vì đột nhập đảo Guam khi Mỹ thử tên lửa

09:18:37 23/12/2024
Cơ quan Hải quan và Kiểm dịch Guam cho hay ít nhất 4 trong số 7 người bị bắt từ ngày 10-11.12 được phát hiện tại khu vực lân cận một cơ sở quân sự .
Ông Trump kiện chính phủ Mỹ về việc thanh lý vật liệu xây tường biên giới

Ông Trump kiện chính phủ Mỹ về việc thanh lý vật liệu xây tường biên giới

09:13:46 23/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump kiến nghị tòa án can thiệp việc chính phủ nước này đã bán các vật liệu xây dựng bức tường biên giới với Mexico vốn không sử dụng đến.
Tin đồn 'ông Putin cho con trai đến Ukraine chiến đấu' có chính xác?

Tin đồn 'ông Putin cho con trai đến Ukraine chiến đấu' có chính xác?

09:10:01 23/12/2024
Một số bài viết trên mạng xã hội những ngày qua lan truyền hình ảnh kèm thông tin Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cho con trai ra tiền tuyến trong chiến sự Ukraine.
Hạ viện thông qua dự luật chi tiêu, chính phủ Mỹ thoát nguy cơ đóng cửa

Hạ viện thông qua dự luật chi tiêu, chính phủ Mỹ thoát nguy cơ đóng cửa

08:15:55 23/12/2024
Hạ viện Mỹ ngày 20.12 thông qua luật chi tiêu tạm thời nhằm ngăn chặn việc chính phủ đóng cửa, chỉ vài giờ trước thời hạn chính phủ Mỹ phải đóng cửa.

Có thể bạn quan tâm

Rộ tin nhắn Lý Nhã Kỳ đòi "đóng phí gặp mặt", vội lên tiếng đính chính

Rộ tin nhắn Lý Nhã Kỳ đòi "đóng phí gặp mặt", vội lên tiếng đính chính

Sao việt

13:46:59 23/12/2024
Tối 22/12, Lý Nhã Kỳ tiết lộ một số đối tượng đã giả danh nữ diễn viên để mượn tiền, yêu cầu đóng phí gặp mặt. Đây không phải lần đầu tiên nữ chính Gió nghịch mùa dính tin đồn thất thiệt.
Camera ghi lại cảnh Dương Mịch bị bạn diễn quấy rối tình dục, thái độ của nữ diễn viên khiến 700 triệu người tranh cãi

Camera ghi lại cảnh Dương Mịch bị bạn diễn quấy rối tình dục, thái độ của nữ diễn viên khiến 700 triệu người tranh cãi

Hậu trường phim

13:44:43 23/12/2024
Nhiều người cho rằng mối quan hệ của hai diễn viên phải trên mức đồng nghiệp thì mới có thể thân thuộc với nhau đến vậy, động chạm cơ thể cũng không giật mình.
Chìm phà chở 14 người ở Quảng Nam, nhiều xe máy bị rơi xuống sông

Chìm phà chở 14 người ở Quảng Nam, nhiều xe máy bị rơi xuống sông

Tin nổi bật

13:41:34 23/12/2024
Tuyến phà này được gia hạn hoạt động bến khách ngang sông đến hết tháng 8/2027. Năm 2012, UBND huyện Núi Thành thực hiện xã hội hóa, tổ chức đấu thầu cho tư nhân vận hành tuyến phà này.
Cụ ông 71 tuổi cưới vợ trẻ 32 tuổi, nhan sắc cô dâu gây ngỡ ngàng

Cụ ông 71 tuổi cưới vợ trẻ 32 tuổi, nhan sắc cô dâu gây ngỡ ngàng

Netizen

13:26:09 23/12/2024
Người đàn ông 71 tuổi cưới cô gái 32 tuổi vừa trẻ trung lại xinh đẹp. Trong đám cưới, vẻ mặt cô dâu cũng tràn đầy nụ cười, có vẻ cả hai đều rất hạnh phúc khiến ai cũng ngưỡng mộ.
8 đồ dùng được quảng cáo là tiện dụng nhưng lại cực kỳ vô dụng khiến tôi rất hối hận khi mua chúng!

8 đồ dùng được quảng cáo là tiện dụng nhưng lại cực kỳ vô dụng khiến tôi rất hối hận khi mua chúng!

Sáng tạo

13:23:40 23/12/2024
Có những điều chỉ có thể biết sau khi trải nghiệm và sử dụng, chuyện mua sắm cũng thế! Trong số này, tôi chia sẻ 8 món đồ khiến tôi thất vọng tràn trề. Hãy cùng điểm danh xem nhà bạn có hay không nhé!
Động thái của HURRYKNG khiến cộng đồng fan BTS nức nở giữa ồn ào của 1 Anh Trai bị tố tham khảo Jung Kook

Động thái của HURRYKNG khiến cộng đồng fan BTS nức nở giữa ồn ào của 1 Anh Trai bị tố tham khảo Jung Kook

Nhạc việt

13:05:31 23/12/2024
Theo dõi HURRYKNG lâu, đều có thể biết anh chàng là fan Kpop chính hiệu. HURRYKNG từng chia sẻ Standing Next To You với tuyên bố làm fan từ đây .
Con gái cố diễn viên Choi Jin Sil gây hoang mang với 1 hành vi đe dọa đến tính mạng

Con gái cố diễn viên Choi Jin Sil gây hoang mang với 1 hành vi đe dọa đến tính mạng

Sao châu á

12:54:27 23/12/2024
Ngày 23/12, tờ KoreaBoo đưa tin người mẫu - influencer Choi Joon Hee, con gái cố diễn viên Choi Jin Sil, gây xôn xao dư luận xứ Hàn khi tung ra loạt ảnh gợi cảm, nóng bỏng của mình.
Vợ Duy Mạnh gây choáng khi khoe tậu nhà ở trung tâm phố cổ, người đứng tên trên sổ đỏ mới gây chú ý

Vợ Duy Mạnh gây choáng khi khoe tậu nhà ở trung tâm phố cổ, người đứng tên trên sổ đỏ mới gây chú ý

Sao thể thao

12:01:49 23/12/2024
Tối 23/12, nàng WAG Nguyễn Quỳnh Anh - bà xã hậu vệ ĐT Việt Nam Đỗ Duy Mạnh thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng khi đăng tải dòng trạng thái ngày sinh nhật tuổi 28.
4 bộ đồ các anh con trai cứ nghĩ là đẹp nhưng chị em nào cũng chê!

4 bộ đồ các anh con trai cứ nghĩ là đẹp nhưng chị em nào cũng chê!

Thời trang

11:35:46 23/12/2024
Sự khác biệt giữa nam giới biết ăn mặc và không biết ăn mặc thực sự rất lớn. Có một vài set đồ mà các anh cứ nghĩ rằng ổn, nhưng thực chất lại không ổn trong mắt các chị em một chút nào.
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/12/2024: Mão khó khăn, Tỵ phát triển

Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/12/2024: Mão khó khăn, Tỵ phát triển

Trắc nghiệm

11:35:10 23/12/2024
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/12/2024, Mão cần xác định rõ các mục tiêu, Tỵ hãy tin tưởng vào bản thân.ử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/12/2024
Diệu Nhi lần đầu tiết lộ lý do yêu Anh Tú Atus

Diệu Nhi lần đầu tiết lộ lý do yêu Anh Tú Atus

Tv show

11:31:22 23/12/2024
Trong tập 2 của Người yêu tôi đỉnh nhất , Diệu Nhi chia sẻ đầy thú vị về tiêu chuẩn của mình khi lựa chọn bạn đời. Cô tiết lộ lý do yêu Anh Tú Atus vì anh mang vẻ đẹp giống ba mình.