Thủ tướng nói về 8.000 tỷ đồng quỹ vắc xin và ATM gạo, ATM oxy chống dịch
Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đóng góp cho quỹ vắc xin hơn 8.000 tỷ đồng, Chính phủ đã sử dụng hơn 2.000 tỷ đồng để mua vắc xin; có những cây ATM gạo, ATM oxy để hỗ trợ Chính phủ và nhân dân.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cho biết như vậy khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các doanh nhân, đại diện doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp và bộ, ngành, địa phương diễn ra sáng nay (8/8). Hội nghị là dịp để lắng nghe, chia sẻ, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Hiện nay, tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến rất phức tạp, nghiêm trọng do chủng mới Delta có tốc độ lây lan nhanh và nguy hiểm hơn. Đồng thời, nhiều quốc gia đã có chiến lược chuyển sang trạng thái “sống chung với dịch” để đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế trong và sau đại dịch, tránh lỡ nhịp và giảm cạnh tranh, thu hút đầu tư phát triển kinh tế.
Ở Việt Nam, nhiều địa phương đang phải thực hiện giãn cách xã hội. Hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đình trệ, thua lỗ. Đời sống nhân dân nói chung và công nhân nói riêng gặp khó khăn… Thủ tướng bày tỏ sự chia sẻ và thấu hiểu là không ít doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, đóng cửa, rút khỏi thị trường, nêu rõ Hội nghị hôm nay tập trung vào 8 từ “đánh giá – giải pháp – thiết thực – hiệu quả”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó Thủ tướng tại Hội nghị (Ảnh: Đoàn Bắc).
“Chính phủ cảm ơn các doanh nhân, doanh nghiệp đã có nhiều đóng góp trong thời gian qua. Chính phủ rất quan tâm, chia sẻ và luôn đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp, doanh nhân khi gặp khó khăn. Đây là thời điểm “lửa thử vàng- gian nan thử sức”, “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” để vượt qua khó khăn, dự báo, nắm bắt cơ hội để phát triển doanh nghiệp và góp phần phát triển đất nước với tầm nhìn xa, trông rộng, gắn với dự báo tình hình trong thời gian tới.
Trong thời gian qua, tôi đánh giá cao cộng đồng doanh nghiệp bằng bản lĩnh, trí tuệ vẫn duy trì được sản xuất, kinh doanh, không đứt gãy chuỗi sản xuất, bảo đảm cuộc sống của người lao động, góp phần vào tăng trưởng kinh tế những năm qua và 7 tháng đầu năm. Nhưng tôi cũng rất chia sẻ, thấu hiểu với nhiều lĩnh vực kinh doanh dù nỗ lực đến đâu cũng không tránh được sự thua lỗ, thậm chí phá sản nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước, của nhân dân, đặc biệt là các ngành hàng không, du lịch…”, Thủ tướng phát biểu.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, Chính phủ thấu hiểu, chia sẻ, cảm thông những khó khăn chồng chất khó khăn của các doanh nghiệp trong thời gian vừa qua. Chính vì vậy, trong khả năng của mình, Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương đã rất cố gắng tạo điều kiện tốt nhất hỗ trợ các doanh nghiệp về cơ chế chính sách để duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất.
Trong thời gian tới, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức và cần có giải pháp tháo gỡ để phục hồi sản xuất. Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần chung là phải đánh giá thực chất, khách quan, toàn diện những khó khăn, thách thức của doanh nghiệp; phân tích kỹ nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và tìm cho được các giải pháp tháo gỡ cụ thể, thiết thực, hiệu quả trong tình hình cấp bách hiện nay cũng như lâu dài.
Thủ tướng bày tỏ đánh giá rất cao và cảm ơn các doanh nghiệp mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng đã cố gắng “chung tay, góp sức” hỗ trợ đồng bào gặp khó khăn, hỗ trợ cho cuộc chiến chống dịch Covid-19. Các doanh nhân đã thể hiện nét đẹp truyền thống của người Việt Nam “thương người như thể thương thân”, tinh thần “tương thân tương ái”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”.
Ngay sau khi quỹ vắc xin được thành lập đến nay, số tiền các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đóng góp đã lên tới hơn 8.000 tỷ đồng. Chính phủ đã sử dụng hơn 2.000 tỷ đồng của quỹ để mua vắc xin và sẽ công khai, minh bạch việc sử dụng quỹ vắc xin.
Hiện nay các doanh nghiệp vẫn tiếp tục đóng góp để hỗ trợ mua vắc xin, thuốc, cơ sở khám chữa bệnh, vật tư, trang thiết bị y tế, hỗ trợ lực lượng tuyến đầu chống dịch… Thậm chí có những doanh nhân còn sáng tạo cây ATM gạo, ATM oxy và bằng nhiều hình thức khác nhau để hỗ trợ Chính phủ và nhân dân.
“Chính phủ và cá nhân tôi rất cảm động và cảm nhận sâu sắc, các doanh nhân đã hỗ trợ nhân dân bằng cả tấm lòng và trái tim, đã viết nên nét văn hóa doanh nhân rất đẹp, rất nhân văn, thiết thực và hiệu quả. Tôi mong tinh thần ấy, nhiệt huyết ấy sẽ được các anh chị em doanh nghiệp, doanh nhân tiếp tục phát huy trong thời gian tới, để góp phần Chiến thắng đại dịch Covid-19, để xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp và mang lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân” – Thủ tướng nhấn mạnh
Bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu và nhiệm vụ to lớn cho Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, Thủ tướng cho biết cần có các biện pháp chống dịch quyết liệt, kịp thời và hiệu quả để trước hết là bảo vệ sức khỏe, tính mạng và ổn định đời sống của nhân dân; cần giữ vững và phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nỗ lực cao nhất để không đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng.
Thời gian tới, Chính phủ sẽ có phương án gặp doanh nghiệp theo từng lĩnh vực, từng nhóm ngành nghề để bàn sâu hơn, có giải pháp phù hợp hơn. Chính phủ luôn đồng hành, quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ doanh nghiệp lúc khó khăn, trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.
'Cha đẻ' ATM gạo cấp tốc lập ATM oxy, tiếp tế người bệnh nguy cấp trong đêm
22 giờ đêm 29.7, khi dự án còn chưa triển khai thì ATM bình oxy nhận được thông tin khẩn cầu của một bệnh nhân Covid-19 cần gấp.
Còn lúng túng, nhưng không chần chừ, họ đã vận chuyển bình oxy đến người bệnh trong đêm.
Một người nhà của bệnh nhân Covid-19 được tiếp tế bình oxy trong đêm. Ảnh L.P
"Tôi cần bình oxy cho ba tôi thở. Làm ơn giúp với vì bình oxy ở nhà gần hết, ba tôi khó giữ được tính mạng khi không có bình oxy để cầm cự trong đêm nay", một nam thanh niên ở quận 10 đăng thông tin cầu cứu trong đêm. Nhận được thông tin, hơn 22 giờ, nhóm của anh Hoàng Tuấn Anh (35 tuổi, Q.Tân Phú, TP.HCM) người được biết đến là "cha đẻ" của ATM gạo trước đó đã liên lạc và tiếp tế cho trường hợp này, ngay cả khi cả nhóm chưa sẵn sàng triển khai dự án.
TP.HCM đề xuất hỗ trợ lao động tự do chưa đăng ký tạm trú gặp khó khăn vì Covid-19
Mong người bệnh có đủ bình oxy lúc ngặt nghèo
"Mỗi bình oxy có thể cứu thêm được vài chục bệnh nhân khi bệnh viện quá tải, nhiều F0 ở nhà gặp khó khăn vì thiếu bình oxy. Tôi chỉ mong muốn hỗ trợ mọi người một tay trong đại dịch", anh Hoàng Tuấn Anh nói. Đó là lý do anh triển khai ATM bình oxy cấp tốc trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát nghiêm trọng ở TP.HCM và nhu cầu sử dụng bình oxy cao hơn bao giờ hết.
Từ đầu tuần, anh đã bắt đầu lên kế hoạch kêu gọi, quyên góp để triển khai mô hình này và hiện vẫn đang quá trình kêu gọi mọi người cùng quyên góp bình để chuyển đổi công năng thành bình oxy y tế. "Nhưng tối qua, khi hay thông tin mình triển khai dự án này, nhiều F0 tại nhà đã liên lạc trong tình huống khẩn cấp. Mặc dù chưa chuẩn bị chương trình xong nên còn lúng túng và dự định tuần tới mới bắt đầu nhưng tụi mình vẫn quyết định tiếp tế bình oxy cho họ và quyết định triển khai luôn vì cấp thiết quá rồi", anh Tuấn Anh chia sẻ.
Nói về dự án này, Tuấn Anh cho biết mỗi lần nạp oxy, các bệnh viện thường phải chi trả từ 300.000-500.000 đồng/bình. Trong khi nhu cầu bình oxy ở các bệnh viện rất lớn, nhiều nơi bị thiếu hụt hoặc thu nạp không kịp.
Thông thường các bệnh viện sẽ thu nạp oxy mỗi tuần một lần nên nhiều bình oxy đã hết sẽ phải nằm kho chờ, không tận dụng được hết công suất. Từ thực tế này, Tuấn Anh mong muốn hỗ trợ các bệnh viện đẩy nhanh tốc độ thu nạp oxy cho những bình trống đang nằm kho trong thời gian chờ nạp, nâng mức sử dụng tối đa số lượng bình oxy hiện có.
Bên cạnh đó, "cha đẻ" của ATM gạo kêu gọi mọi người quyên góp các bình hàn gió đá để vệ sinh rồi nạp oxy y tế tiếp tế cho bệnh viện, bệnh nhân mượn miễn phí. Cũng trong khuôn khổ dự án ATM bình oxy, Tuấn Anh kêu gọi mọi người tham gia làm tình nguyện viên để chuyên chở, vận chuyển bình đến các điểm có nhu cầu mượn.
Mỗi bình oxy, mỗi người dùng được 4-24 giờ liên tục, tuỳ dung tích. Anh cũng làm việc với đơn vị cung cấp oxy để có được giá tốt nhất, giúp "bình ổn" giá thu nạp oxy trong thời điểm này.
Nhận được thông tin có người cần bình oxy khẩn cấp trong đêm, ATM bình oxy đã tiếp tế cấp tốc. Ảnh P.L
ATM bình oxy: tạm thời cho mượn, không tặng
"Trước mắt, chúng tôi sẽ cho lực lượng đến các bệnh viện lấy bình oxy trống về nạp oxy trong đêm và chuyển lên các bệnh viện vào buổi sáng. Số lượng bình vẫn chừng đó, nhưng có thể tăng năng suất sử dụng lên 4-5 lần qua việc tối ưu việc vận chuyển, thu nạp. Điều mà nhiều bệnh viện chưa thể làm được do tình trạng quá tải như hiện nay", anh Tuấn Anh chia sẻ.
Còn với số bình nhận được từ mọi người, nhóm của Tuấn Anh sẽ thu nạp và cho những bệnh nhân F0 tại nhà mượn trong trường hợp cấp thiết, đồng thời đặt mua thêm hàng trăm bình oxy khác nhưng phải 2-3 tháng mới có. Anh mong muốn ATM bình oxy sẽ có được 1.000 bình trong thời gian tới, giúp hàng nghìn bệnh nhân ở TP.HCM có oxy để thở.
Nói về lý do chỉ "cho mượn" mà không tặng như những mặt hàng trước đây, cha đẻ của mô hình này cho biết đây là "mặt hàng" cấp thiết nhưng không phải để sử dụng lâu dài. Sau này khi TP.HCM kiểm soát được dịch bệnh, nhu cầu giảm thì nhóm của anh có thể chuyển sang cho tỉnh, thành khác mượn.
Anh cũng không lo dư thừa trong trường hợp sau này Việt Nam hết dịch bệnh hoàn toàn, vì loại bình này có thể chuyển công năng, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực hàn, xì... sẽ có nhu cầu sử dụng.
Dù vậy, so với ATM gạo hay khẩu trang như trước đây thì anh Tuấn Anh cho biết việc triển khai ATM bình oxy gặp nhiều khó khăn hơn, nhất là việc vận chuyển gặp nhiều vướng mắc do TP.HCM đang thực hện lệnh giãn cách xã hội. Đây cũng là sản phẩm đặc biệt nên anh phải cẩn trọng và tính toán nhiều hơn trong việc nên tận dụng và cho mượn thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.
Mặt khác, việc triển khai ATM bình oxy cần rất nhiều kinh phí so với những sản phẩm trước đây vì chi phí thu mua và dung nạp rất cao, theo Tuấn Anh.
"Trước mắt ATM oxy sẽ lập 5 trạm đội bán tải phản ứng nhanh hỗ trợ toàn thành phố. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi sẽ vừa làm vừa điều chỉnh thêm cho phù hợp với tình hình và nhu cầu thực tế. Nhưng một mình tôi thì không làm được, hy vọng được sự chung tay của mọi người, để bất kỳ người bệnh nào khi cần cũng có bình oxy để thở", cha đẻ mô hình ATM chia sẻ.
"Nam sinh ngủ quên được CSGT phá cửa gọi dậy đi thi đại học" sau 1 năm: Đã bỏ học, công việc khủng đến mức tiết kiệm được cả tỷ đồng Lê Hoàng Quốc là 1 trong những sĩ tử đặc biệt nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020. THPT Quốc gia là kì thi quan trọng bậc nhất trong cuộc đời mỗi sĩ tử vì quyết định phần lớn công việc sau này. Song vậy, cũng không tránh khỏi có những thí sinh lại lỡ ngủ quên dẫn đến chuyện suýt...