Thủ tướng: Nợ công xuống mức 61%, nên tìm thêm nguồn vay ODA?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gợi ý, khi quy mô nền kinh tế đã tăng lên trên 5 triệu tỷ đồng thì tỷ lệ nợ công/GDP giảm xuống, còn 61% thì liệu đây có phải dư địa để xin chủ trương tiếp tục tìm nguồn ODA phù hợp để đầu tư, phát triển hạ tầng?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp tại trụ sở Chính phủ
Ngày 28/2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về việc thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TƯ về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ.
Nghị quyết 13 của Ban Chấp hành Trung ương ban hành ngày 16/01/2012 yêu cầu tập trung nguồn lực cho 4 lĩnh vực trọng tâm gồm hạ tầng giao thông, hạ tầng cung cấp điện, hạ tầng thuỷ lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu, hạ tầng đô thị lớn. Từ năm 2012, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết này.
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng nhất trí cho rằng, trong thời gian qua, kết cấu hạ tầng có bước phát triển, đất nước có nhiều công trình hạ tầng lớn. Tuy vậy, vẫn còn các tồn tại như quy hoạch chưa đồng bộ, tiến độ một số công trình còn chậm trễ. Hạ tầng vẫn còn là điểm nghẽn đối với sự phát triển như ùn tắc giao thông, quá tải bệnh viện… Nghị quyết 13 của Trung ương đã ra đời được hơn 5 năm. Đây là thời điểm để sơ kết việc triển khai Nghị quyết để báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.
Theo Thủ tướng, dự thảo báo cáo cần nêu rõ các quan điểm mới về phát triển hạ tầng – vấn đề được xem là nút thắt, điểm nghẽn đối với sự phát triển, trong đó nhấn mạnh các cơ chế, thể chế mới, như theo đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là xây dựng Luật Đầu tư theo hình thức PPP (hợp tác công-tư). Đặc biệt là việc tìm nguồn lực mới để phát triển đất nước, không vì thể chế, cơ chế mà bế tắc phát triển hạ tầng của Việt Nam, Thủ tướng nói và chỉ ra một số vấn đề cần làm rõ hơn như vấn đề xã hội hóa nguồn lực vì “không xã hội hóa thì nguồn lực đâu để phát triển”, xã hội hóa là cần thiết, để Nhà nước, nhà đầu tư và người dân cùng có lợi.
Thủ tướng: “Không vì thể chế mà bế tắc phát triển hạ tầng”.
Video đang HOT
Hạ tầng để phát triển kinh tế-xã hội, nhưng mục tiêu cuối cùng là nâng cao đời sống nhân dân, do đó, bên cạnh hạ tầng cứng, yếu tố rất quan trọng nhưng không thể không đề cập đến các hạ tầng như giáo dục, y tế hay không thể để thiếu điện…
Về các hình thức huy động nguồn lực, Thủ tướng cho rằng khi quy mô nền kinh tế đã tăng lên trên 5 triệu tỷ đồng thì tỷ lệ nợ công/GDP giảm xuống, còn 61% thì liệu đây có phải dư địa để xin chủ trương tiếp tục tìm nguồn ODA phù hợp để đầu tư hay các hình thức khác như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công trình, trái phiếu quốc tế… để chúng ta có nguồn lực phát triển hạ tầng, đưa đất nước tiến lên, không để hạ tầng lạc hậu, ảnh hưởng đến sự phát triển đất nước.
Thủ tướng yêu cầu, sau khi lấy ý kiến các bộ, ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng báo cáo cụ thể trình Ban cán sự Đảng Chính phủ cho ý kiến, trước khi trình Bộ Chính trị. Theo đó, báo cáo phải sắc nét hơn, rõ hơn về quan điểm. Phần kiến nghị không nêu chung chung, phải sâu hơn, cụ thể, toàn diện hơn và ngắn gọn, súc tích cũng như có danh mục cụ thể các công việc cần triển khai.
Từ kết luận của Bộ Chính trị về vấn đề này, Thủ tướng sẽ có một quyết định hoặc Chính phủ có một Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 13. Tiếp theo, sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai kết luận của Bộ Chính trị, quyết định của Thủ tướng hoặc của Chính phủ về phát triển hạ tầng.
Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần làm sao Nghị quyết 13 tiếp tục được thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ hơn, để có cuộc cách mạng về hạ tầng, làm tiền đề tháo gỡ nút thắt, điểm nghẽn hạ tầng cho sự phát triển.
P.T
Theo Dantri
Thủ tướng: "Tình yêu quê hương luôn tin đậm trong mỗi người Việt"
Đánh giá cao những đóng góp của kiều bào trong các lĩnh vực như đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, đóng góp tri thức, kinh nghiệm quản lý của Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh tình yêu quê hương, đất nước luôn in đậm trong từng người con đất Việt trên toàn thế giới.
Thủ tướng đề nghị hướng về chân, thiện mỹ, trên dưới một lòng cùng chung tay dựng xây Tổ quốc.
Ngày 7/2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thân mật tiếp đoàn kiều bào Việt Nam tiêu biểu về nước đón Tết theo chương trình "Xuân quê hương 2018".
Xúc động gặp gỡ kiều bào về thăm Tổ quốc, đón Tết Nguyên đán tại quê hương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến nguồn lực mạnh mẽ, tiềm năng to lớn của hàng triệu kiều bào, người dân Việt Nam trên toàn thế giới.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao chương trình "Xuân quê hương" được tổ chức thường niên - một hoạt động văn hóa đặc sắc, đầy ý nghĩa dành cho bà con xa Tổ quốc mỗi khi Tết đến, Xuân về. Thủ tướng trân trọng chúc bà con Việt kiều đón Tết Nguyên đán Mậu Tuất đầm ấm trong tình cảm quê hương thắm đượm.
Thông tin với bà con về tình hình đất nước, đặc biệt là những kết quả đáng mừng, những kỷ lục về kinh tế, xã hội năm 2017 trên tất cả các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, văn hóa, xã hội, Thủ tướng nhấn mạnh, trong thành tựu chung đó, có sự đóng góp nhiều mặt của kiều bào Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại các quốc gia trên toàn thế giới.
Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm cùng bà con Kiều bào tham dự chương trình "Xuân quê hương".
Đánh giá cao những đóng góp của kiều bào trong các lĩnh vực như đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, đóng góp tri thức, kinh nghiệm quản lý hoặc tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh tình yêu quê hương, đất nước luôn in đậm trong từng người con đất Việt trên toàn thế giới.
Nhắc đến những điển hình bà con kiều bào hướng về nguồn cội như dự án sản xuất ô tô hiện đại của Vinfast hay những đóng góp to lớn, tâm huyết của các trí thức Việt kiều dành cho đất nước, Thủ tướng cho rằng đó là những "Đại sứ xứng đáng của dân tộc Việt Nam anh hùng với trí tuệ và bản lĩnh".
Thủ tướng mong muốn bà con Việt kiều luôn yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt là gìn giữ, phát huy nét văn hóa Việt với "cành đào, bánh chưng, áo dài".... "Tổ quốc lắng nghe hơi thở của bà con; lắng nghe những ý kiến đóng góp của bà con dành cho đất nước", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói và khẳng định, "Chính phủ do dân, vì dân, trong đó Việt kiều cũng là những người dân".
Thủ tướng khẳng định Nhà nước sẽ không ngừng hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật tạo điều kiện hơn nữa cho bà con yên tâm đầu tư về nước, phát triển sản xuất kinh doanh
Đất nước cần những kinh nghiệm về khởi nghiệp, tri thức về khoa học, kỹ thuật, những kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh cũng như nguồn lực của bà con Việt kiều trong điều kiện kinh tế thị trường. Cho rằng mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng quy mô nền kinh tế đất nước còn nhỏ, người dân còn gặp nhiều khó khăn, Thủ tướng đề nghị bà con Việt kiều "hướng về chân, thiện mỹ, trên dưới một lòng cùng chung tay dựng xây Tổ quốc".
Cho biết Nhà nước sẽ không ngừng hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật tạo điều kiện hơn nữa cho bà con yên tâm đầu tư về nước, phát triển sản xuất kinh doanh, Thủ tướng cũng chia sẻ với bà con về những ước mơ, hoài bão và khát vọng to lớn của đất nước và nhân dân trong nỗ lực phấn đấu trở thành "một con hổ mới về kinh tế". Thủ tướng khẳng định, mục tiêu đó chỉ có thể thành công bằng ý chí, quyết tâm của toàn dân tộc trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh to lớn của đất nước và trí tuệ Việt Nam, đặc biệt là phải dựa trên tinh thần đại đoàn kết của những người dân Việt Nam trong và ngoài nước.
Thân mật tặng quà, hỏi thăm bà con đời sống, công việc, Thủ tướng đề nghị bà con Việt kiều cùng chung tay với Chính phủ và toàn dân xây dựng quê hương, đất nước ngày một phát triển, thực hiện mong muốn của Bác Hồ vĩ đại "xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn".
P.T
Theo Dantri
Thủ tướng kể chuyện chờ 5 tiếng để đón U23 Việt Nam "Tôi đã chờ đợi ở đây hơn 5 tiếng đồng hồ. Chưa bao giờ có sự chờ đợi lâu như thế đối với một Thủ tướng nhưng cũng chưa bao giờ có niềm vui lớn như thế bởi vì cuộc chờ đợi này là hòa với niềm vui của nhân dân cả nước, đặc biệt là nhân dân Thủ đô Hà Nội" -...