Thủ tướng Nhật xác nhận sớm bàn giao 10 tàu tuần tra cho Philippines
Ngày 9/10, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chính thức xác nhận hợp đồng bàn giao 10 chiếc tàu tuần tra cho Philippines để tăng cường khả năng giám sát, bảo vệ lãnh hải của nước này trên Biển Đông.
Ảnh: Philstar
Theo Kyodo News, tại buổi họp song phương với Tổng thống Philippines Benigno Aquino III bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN tại Brunei trong ngày 9/10, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khẳng định: Tokyo sẽ sớm bàn giao 10 chiếc tàu tuần tra cho Manila, qua đó chính thức xác nhận tin đồn về bản hợp đồng này suốt từ năm 2012.
Ông Abe cũng cho biết quá trình chuyển giao sẽ nhanh chóng được tiến hành. Trước đó, truyền thông Nhật Bản từng tiết lộ thời điểm Philippines nhận được số tàu nói trên là trong năm 2014. Thông tin này cũng được phát ngôn viên của Lực lượng tuần duyên Philippines – Trung tá Armand Balilo – xác nhận.
Trong khi đó, để tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải trên Biển Đông, Thiếu tướng Gregorio Pio Catapang – chỉ huy Bộ Tư lệnh Bắc đảo Luzon (NOLCOM) – tiết lộ chính quyền Manila đang lên kế hoạch mua thêm 3 tàu ngầm phi hạt nhân tấn công và có thể là 6 tàu hộ vệ phòng không, 12 tàu chống ngầm, 18 tàu tuần tra và 3 tàu quét mìn. Hiện Hải quân Philippines có khoảng 24.000 lính, trong đó có 3.500 thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển cùng khoảng 100 tàu và nhiều máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu các loại. Tuy nhiên hầu hết số trang bị này đều đã cũ kỹ và lạc hậu. Do đó, ưu tiên hàng đầu được Philippines đặt ra hiện nay là nhanh chóng hiện đại hóa lực lượng Hải quân để có thể thích nghi với những diễn biến phức tạp trong khu vực, ông Gregorio Pio Catapang khẳng định.
Ngày 10/10, Want China Times trích nguồn từ tạp chí Foreign Policy cho biết Mỹ đang tăng cường các “tai mắt” tại Nhật Bản để giám sát các động thái khó lường của Trung Quốc trong khu vực. Nhà phân tích quân sự John Reed đánh giá số khí tài này (bao gồm Global Hawks, MV-22 Osprey, hay X-band radar) sẽ có thể khắc chế các đợt tấn công bất ngờ của Bắc Kinh.
Video đang HOT
Theo Songmoi
Làm căng ở Hoa Đông,Trung Quốc sẽ bị Nhật Bản trả đũa ở Biển Đông?
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang thể hiện nỗ lực chưa từng có nhằm thúc đẩy mối quan hệ với Đông Nam Á, làm đối trọng với Trung Quốc và có ý kiến cho rằng Tokyo muốn trả đũa cho cách hành động quyết liệt của Bắc Kinh trên biển Hoa Đông.
Trước khi tới Indonesia tham dự Hội nghị APEC, ông Abe đã tới thăm Đông Nam Á tới 3 lần kể từ khi nhậm chức hồi tháng 12/2012. Ngoài các mối quan hệ kinh tế, chính quyền của ông Abe đã tăng cường hợp tác an ninh với khu vực, cung cấp tàu tuần tra cho Philippines, tiến hành tập trận chống khủng bố với Indonesia và xem xét cung cấp tàu cho Việt Nam.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) và Tổng thống Philippines Benigno Aquino tại Manila ngày 27/7/2013.
"Quyền lực của Nhật Bản đang trở nên mờ nhạt trước sự trỗi dậy của Trung Quốc nên nước này cần có thêm bạn và đồng minh ngoài Hoa Kỳ", chuyên gia Michael Green của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington nhận định.
Những nỗ lực sửa lại Hiến pháp về một quốc gia hòa bình của ông Abe cho thấy tương lai Nhật Bản có thể sẽ tăng cường hơn nữa hợp tác an ninh với Đông Nam Á.
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) sẽ là cơ hội để ông Abe gặp gỡ các đồng nhiệm từ các quốc gia Đông Nam Á. Hồi tháng Bảy, Nhật Bản cam kết cung cấp 10 tàu canh gác bờ biển cho Philippines, quốc gia hiện đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông. Trong chuyến thăm Việt Nam hồi giữa tháng Chín, Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera cũng nói với các phóng viên rằng Nhật Bản đang cân nhắc kí kết với Việt Nam một thỏa thuận tương tự.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho biết ông sẽ rất vui nếu Nhật Bản - Philippines tăng cường hợp tác. Hồi tháng 12 năm ngoái, phát biểu trên tờ Thời báo tài chính (Financial Times), Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho hay Manila sẽ "hoan nghênh" nếu Nhật Bản tái vũ trang để làm "đối trọng lớn" trong khu vực.
"Tôi nghĩ sẽ rất hữu ích nếu người Nhật Bản vươn ra bên ngoài. Họ là một cường quốc về nhiều mặt. Họ có năng lực quân sự rất đáng nể và họ hiểu khu vực trên tất cả các khía cạnh kinh tế và văn hóa", Đô đốc hải quân, chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của quân đội Mỹ Samuel Locklear nhận xét.
Tháng trước, lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Nhật Bản tổ chức buổi tọa đàm về xây dựng an ninh hàng hải với sự tham gia của các quốc gia gồm Indonesia,Thái Lan, Myanmar, Philippines và Malaysia.
Việc Nhật Bản tăng cường quan hệ quân sự với một loạt quốc gia Đông Nam Á khiến Bắc Kinh lo ngại. Vừa qua, Tân Hoa Xã bình luận rằng các động thái đó của Nhật Bản cho thấy chính quyền Abe đang thực hiện "kế hoạch kiềm chế Trung Quốc".
"Chúng ta cần phải có đồng minh để cùng nhau chống lại Trung Quốc. Kẻ thù của kẻ thù chính là bạn của ta", Clarita Carlos, giáo sư chính trị học tại Đại học Philippines, nói.
"Chiến lược của Nhật Bản là nếu Trung Quốc gây sức ép trên biển Hoa Đông, Nhật Bản sẽ có thể đáp trả bằng cách gây sức ép với Trung Quốc trên Biển Đông thông qua việc hậu thuẫn Philippines", Tiến sĩ Lam Peng Er của Viện Đông Á thuộc Đại học quốc gia Singapore bình luận.
Tàu canh gác bờ biển Nhật Bản và tàu hải giám Trung Quốc đối đầu nhau trên biển Hoa Đông.
Dư luận Đông Nam Á có thiện cảm với Nhật Bản hơn Trung Quốc. Theo kết quả một cuộc khảo sát tiến hành với khoảng 9.400 người ở 8 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương hồi tháng Ba và tháng Tư cho thấy khoảng 80% số người khảo sát ở Malaysia, Indonesia và Philippines có cái nhìn tích cực về Nhật Bản trong khi chỉ có 4% có thiện cảm với Trung Quốc.
Cả Trung Quốc và Philippines đều từng bị Nhật Bản xâm lược trong thời kì Chiến tranh thế giới lần II, nhưng trong khi 78% số người khảo sát ở Trung Quốc cho rằng Nhật Bản chưa xin lỗi đủ mức về những hành động của mình trong chiến tranh trong khi đó tỉ lệ này ở Philippines là 47%.
"Nhật Bản sẽ có lợi nếu tăng cường quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á và tôi cho rằng ông Abe sẽ rất vui khi thực hiện chính sách đó", chuyên gia Daniel Sneider của Trung tâm nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương tại Đại học Standford, Mỹ, nhận định.
Nhưng Nhật Bản cũng không thể tiếp tục duy trì mãi tình trạng căng thẳng với hai người láng giềng chính ở Đông Bắc Á là Trung Quốc và Hàn Quốc.
Ông Sneider cho rằng "ông Abe chắc hẳn rất mong mỏi được tiến hành hội đàm" với người đồng nhiệm Trung Quốc.
Theo Infonet
Nhật Bản tăng cường giám sát quần đảo tranh chấp với Trung Quốc Hôm nay, Nhật Bản đã tăng cường công tác tuần tra ở biển Hoa Đông nhân kỷ niệm một năm ngày nước này quốc hữu hóa 3 trên 5 hòn đảo ở Senkaku mà Trung Quốc cũng tuyên bố có chủ quyền và gọi là đảo Điếu Ngư. Tàu cảnh sát biển Nhật Bản PS206 phía trước đảo Houou, một trong những 5...