Thủ tướng Nhật vào viện
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào một bệnh viện ở Tokyo để kiểm tra y tế, nhưng lý do chi tiết hiện chưa được công bố.
Kyodo News dẫn các nguồn tin thân cận với Thủ tướng Abe cho biết ông tới Bệnh viện Đại học Keio ở Tokyo sáng nay để kiểm tra sức khỏe định kỳ, trong khi Nippon TV dẫn các nguồn tin chính phủ nói rằng việc Thủ tướng Nhật vào viện không phải tình huống đáng lo ngại.
Một nguồn tin am hiểu vấn đề cho hay Thủ tướng Abe sẽ rời bệnh viện trong ngày, sau khi hoàn tất kiểm tra y tế.
Ông Abe được kiểm tra sức khỏe định kỳ hai lần/năm, lần gần đây nhất là ngày 13/6. Văn phòng của Thủ tướng Abe chưa bình luận về sự việc.
Đoàn xe hộ tống Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bên ngoài Bệnh viện Đại học Keio ở Tokyo sáng nay. Ảnh: Kyodo News.
Video đang HOT
Akira Amari, chủ tịch ủy ban thuế của đảng Dân chủ Tự do cầm quyền, cuối tuần qua nói rằng ông Abe, 65 tuổi, có thể bị suy nhược vì làm việc liên tục để đối phó đại dịch Covid-19.
“Tôi muốn Thủ tướng nghỉ ngơi. Ông có tinh thần trách nhiệm cao và cảm thấy thật sai trái nếu nghỉ ngơi”, Amari nói.
Abe lên nắm quyền Thủ tướng Nhật Bản vào năm 2006, nhưng từ chức sau đó một năm vì bệnh viêm loét đại tràng. Ông tiếp tục tranh cử và trở thành Thủ tướng từ năm 2012 đến nay. Hiện ông vẫn dùng thuốc để điều trị bệnh viêm loét đại tràng.
Ông Abe đã tránh các cuộc họp báo kéo dài và các cuộc tranh luận ngoài phiên họp kể từ tháng 6. Ông thi thoảng tiếp xúc với phóng viên đợi bên ngoài văn phòng, nhưng một số người nói rằng giọng của ông “thiếu sức sống” và dường như ông không được khỏe.
Truyền thông Nhật Bản bắt đầu suy đoán về sức khỏe của ông Abe trong tháng này. Tạp chí Flash thậm chí đưa tin Thủ tướng nôn ra máu ngay tại văn phòng hôm 6/7, nhưng thông tin chưa được kiểm chứng.
“Tôi gặp Thủ tướng mỗi ngày và tôi nghĩ ông không gặp vấn đề sức khỏe nào cả. Thủ tướng vẫn thực hiện nhiệm vụ một cách suôn sẻ”, Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga nói trong cuộc họp báo ngày 5/8 trước những câu hỏi về sức khỏe của ông Abe.
Thủ tướng Abe vẫn làm việc bình thường trong những tuần gần đây và xuất hiện trước công chúng hôm 15/7 tại một buổi lễ ở Tokyo. Nếu ông gặp vấn đề sức khỏe, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Taro Aso sẽ làm thay nhiệm vụ.
Nhật Bản quyết định tung thêm gói kích cầu trị giá hơn 1.000 tỷ USD
Ngày 27/5, truyền thông Nhật Bản đưa tin chính phủ nước này quyết định sẽ tung thêm một gói kích cầu kinh tế trị giá hơn 1.000 tỷ USD nữa nhằm đưa đất nước vượt qua những ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19).
Người dân lưu thông trên một tuyến phố ở Shinjuku, Tokyo, Nhật Bản khi lệnh tình trạng khẩn cấp do dịch COVID-19 được dỡ bỏ, ngày 25/5/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo tài liệu hãng tin Bloomberg có được ngày 27/5, Chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ đưa ra gói kích thích kinh tế mới trị giá hơn 1.000 tỷ USD và đây là gói kích cầu thứ hai của nước này trong vòng 1 tháng qua, nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp và các hộ gia đình đang chịu tác động nghiêm trọng vì nền kinh tế suy thoái do đại dịch COVID-19.
Tin cho hay gói kích cầu mới sẽ trị giá khoảng 117 nghìn tỷ Yên (khoảng 1.100 tỷ USD), trong đó bao gồm các khoản vay ưu đãi và hỗ trợ khu vực tư nhân trị giá 31,9 nghìn tỷ Yên.
Trước đó, phát biểu họp báo ngày 25/5, Thủ tướng Abe cho hay Nội các Nhật Bản sẽ thông qua một khoản ngân sách bổ sung cho tài khóa 2020 nhằm bơm tiền cho những biện pháp kích thích bổ sung dành cho các doanh nghiệp nhỏ hơn đang gặp nhiều khó khăn, cũng như các công nhân và sinh viên.
Ông Abe nói: "Quy mô của gói hỗ trợ này sẽ là chưa có tiền lệ, tương đương với 40% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước. Tôi sẽ bảo vệ nền kinh tế Nhật Bản trước cuộc khủng hoảng lớn nhất trong vòng một thế kỷ thông qua những biện pháp ứng phó có quy mô lớn nhất thế giới".
Reuters đưa tin các nội dung chính trong gói kích cầu kinh tế thứ hai này bao gồm: khoản lớn nhất là 11,6 nghìn tỷ Yên để cung cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ, vốn đang thật sự cần tới nguồn tiền mặt để duy trì hoạt động kinh doanh; 2,4 nghìn tỷ Yên để bơm vốn cho một số khoản quĩ hỗ trợ cho các công ty đang làm ăn sa sút; khoảng 3 nghìn tỷ Yên dành để chi trả cho những bác sĩ và nhân viên y tế tham gia cuộc chiến chống virus SARS-CoV-2, cung cấp khẩu trang và thiết bị y tế, cũng như chi phí để nghiên cứu phát triển vắc-xin và thuốc mới; Một khoản quĩ khoảng 2 nghìn tỷ Yên sẽ được dùng để trợ cấp cho những người thuê nhà đang gặp khó khăn do thu nhập sụt giảm vì đại dịch COVID-19; Khoảng 2 nghìn tỷ Yên để hỗ trợ các chính quyền địa phương ứng phó với đại dịch. Ngoài ra, gói kích cầu còn dành khoảng 4,7 nghìn tỷ Yên để hỗ trợ những cặp vợ chồng neo đơn thu nhập thấp, các nghệ sĩ và giúp các trường học chuẩn bị mở cửa trở lại....
Văn phòng Nội các Nhật Bản hồi đầu tháng 5 cho biết trong quý I/2020, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của nước này đã giảm 3,4% so với quý trước đó, trong bối cảnh tiêu dùng cá nhân, chi phí tài sản cố định và xuất khẩu giảm mạnh do chịu tác động nặng nề của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Dịch COVID-19 đã khiến doanh thu ngành du lịch Nhật Bản giảm tới 90%, ngành công nghiệp và thương mại đã gần như bị đình trệ, Olympic Tokyo 2020 bị hoãn lại.
Như vậy, với việc Nhật Bản tăng trưởng âm trong quý cuối của năm 2019, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này đã chính thức rơi vào tình trạng suy thoái kỹ thuật sau hai quý tăng trưởng âm liên tiếp. Đây là lần đầu tiên kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng suy thoái kể từ năm 2015.
Khi đại dịch bắt đầu thuyên giảm, Chính phủ Nhật Bản đang tìm cách khôi phục ngành du lịch, một động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề, bằng cách cấp tiền cho người dân đi du lịch trong nước.
Theo sáng kiến "Go To Travel", Chính phủ Nhật Bản sẽ trợ cấp 20.000 Yên (185 USD/ngày cho người dân đi du lịch. Khoản hỗ trợ trên sẽ trang trải một nửa chi phí cho các chuyến đi, được cấp thông qua việc kết hợp giảm giá mạnh và các phiếu quà tặng sử dụng tại các cửa hàng và nhà hàng gần điểm du lịch.
Sáng kiến này dự kiến bắt đầu được triển khai vào cuối tháng 7 tới, áp dụng đối với người dân đặt tour du lịch qua các công ty du lịch Nhật Bản hoặc đặt trực tiếp với khách sạn hay các nhà trọ truyền thống ở nước này.
Nhật Bản ngày 25/5 đã dỡ bỏ lệnh tình trạng khẩn cấp đối với thủ đô Tokyo, Hokkaido và ba tỉnh phụ cận thủ đô, qua đó chấm dứt hoàn toàn tình trạng khẩn cấp do dịch COVID-19 trên toàn quốc. Với quyết định này, chính phủ đã chấm dứt toàn bộ lệnh tình trạng khẩn cấp được áp dụng từng ngày 17/4. Đài Truyền hình NHK đưa tin, trong ngày 24/5, Thủ tướng Shinzo Abe đã có cuộc gặp với các thành viên chủ chốt trong nội các, thảo luận về tình hình dịch bệnh và khả năng y tế tại các tỉnh.
Thủ tướng Abe không muốn tái tuyên bố tình trạng khẩn cấp do Covid-19 Thủ tướng Abe cho rằng cần phải cảnh báo xu hướng lây nhiễm đang gia tăng tại Nhật Bản, tuy nhiên, hệ thống y tế vẫn được đảm bảo. Trong buổi họp báo ngày 9/8 tại Nagasaki, Thủ tướng Abe Shinzo đã không nhắc tới việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp trở lại do dịch Covid-19 mà kêu gọi người dân tiếp...