Thủ tướng Nhật tuyên bố sẵn sàng đối thoại với Trung Quốc
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ngày 8/7 đã khẳng định luôn để ngỏ cửa đối thoại với Trung Quốc, đồng thời cho rằng hai nước có những “mối liên hệ không thể tách rời”, bất chấp những căng thẳng gần đây.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe
Từ lâu mối quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh đã trong cảnh lạnh nhạt do những tranh chấp trên biển Hoa Đông, với sự thiếu tin tưởng ngày càng tăng sau khi Nhật có bước đi nới lỏng sự ràng buộc của quân đội nước này.
Hiện ông Abe đang có chuyến thăm Úc, để cùng người đồng cấp nước chủ nhà Tony Abbott ký các thỏa thuận hợp tác quân sự chặt chẽ hơn, một động thái có thể khiến Trung Quốc càng thêm giận dữ.
Trong một cuộc phỏng vấn với báo giới địa phương, ông Abe khẳng định luôn quan tâm tới việc vun đắp cho mối quan hệ đôi bên cùng có lợi với Bắc Kinh, đồng thời hối thúc Trung Quốc có vai trò xây dựng hơn đối với an ninh khu vực.
Video đang HOT
“Nhật Bản và Trung Quốc có mối liên hệ không thể tách rời nhau. Việc các quốc gia láng giềng có những vấn đề chưa thể giải quyết không phải hiếm thấy”, ông Abe nói. “Trung Quốc là một nước lớn, mà cùng với Nhật và Úc, phải có vai trò vững chắc hơn trong việc đảm bảo hòa bình và thịnh vượng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Tôi kỳ vọng mạnh mẽ rằng Trung Quốc sẽ tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, và giữ vài trò xây dựng trong việc giải quyết các vấn đề của khu vực. Trên nguyên tắc một mối quan hệ cùng có lợi, dựa trên những lợi ích chung chiến lược, tôi muốn phát triển quan hệ với Trung Quốc theo một cách giúp gìn giữ triển vọng rộng lớn hơn”.
“Cánh cửa của tôi luôn để mở cho đối thoại. Tôi chân thành hy vọng rằng Trung Quốc cũng có cách tiếp cận tương tự”, vị thủ tướng Nhật khẳng định.
Hồi tuần trước, Trung Quốc đã chỉ trích ông Abe sau khi nội các của ông chính thức phê chuẩn việc diễn giải lại một điều khoản trong hiến pháp, cấm việc sử dụng lực lượng vũ trang, ngoại trừ những tình huống được quy định rất chặt chẽ.
Bắc Kinh cho rằng việc này có thể mở đường cho quá trình tái quân sự hóa một quốc gia họ xem là chưa bày tỏ sự hối hận đúng mức về các hành động của mình trong Thế chiến II.
Căng thẳng cũng tiếp tục leo thang tại khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và Nhật kiểm soát còn Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
Quan chức an ninh Nhật tới thăm đền chiến tranh
Chủ tịch Ủy ban an ninh công cộng quốc gia của Nhật hôm nay (20/4) đã đến thăm đền chiến tranh Yasukuni tại Tokyo, trong một động thái có thể khiến các nước láng giềng Trung Quốc và Hàn Quốc nổi giận.
Ông Keiji Furuya trong lần tới Yasukuni năm 2013
Ông Keiji Furuya, Chủ tịch Ủy ban an ninh công cộng quốc gia, đã tới thăm đền Yasukuni sáng nay (20/4), trước lễ hội thường niên mùa xuân của đền này, vốn sẽ bắt đầu vào thứ Hai và kết thúc vào thứ Tư tới.
"Tôi tới thăm vào hôm nay để nó không làm gián đoạn nhiệm vụ chính thức của tôi", ông Furuya khẳng định với truyền thông Nhật. "Việc một người Nhật thể hiện sự tiếc thương chân thành và cầu nguyện cho linh hồn những người hy sinh vì đất nước là hoàn toàn tự nhiên".
Ngôi đền 145 năm tuổi này là nơi thờ những người Nhật tử nạn trong chiến tranh, bao gồm một số lãnh đạo bị Mỹ và các nước đồng minh lên án là tội phạm chiến tranh "hạng A", và đã bị hành quyết sau Thế chiến II.
Furuya, người thường tới thăm Yasukuni trong các dịp lễ hội thường niên mùa xuân và mùa thu, cũng như lễ kỷ niệm ngày Nhật Bản đầu hàng 15/8, là bộ trưởng thứ hai trong chính phủ của thủ tướng Shinzo Abe tới đây trong tuần qua.
Hồi tháng 12 năm ngoái, ông Abe từng bị Trung Quốc và Hàn Quốc chỉ trích mạnh mẽ khi tới thăm ngôi đền này, vào thời điểm quan hệ giữa Nhật với các quốc gia láng giềng bị căng thẳng nghiêm trọng do tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, cũng như khác biệt trong nhận thức các vấn đề lịch sử.
Vào thời điểm đó, Washington khẳng định họ "thất vọng" với chuyến thăm của ông Abe, bởi nó làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Các nghị sỹ theo tư tưởng bảo thủ tại Nhật thường tới thăm ngôi đền vào dịp mùa xuân và mùa thu. Nhưng trong kỳ lễ năm nay, ông Abe rất có thể sẽ không tới ngôi đền dự lễ hội mùa xuân do Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tới thăm Tokyo vào thứ Tư tới.
Theo Dantri
Vì sao Đức muốn Chủ tịch Trung Quốc tránh xa đài tưởng niệm người Do Thái? Có một địa điểm mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không được chào đón trong chuyến thăm Đức: đài tưởng niệm những người Do Thái bị sát hại thời Thế chiến II ở Berlin. Vì sao vậy? Thủ tướng Đức Merkel đã từ chối đề nghị của Trung Quốc nhằm cùng ông Tập Cận Bình tới đài tưởng niệm người Do...