Thủ tướng Nhật thề tái thiết đất nước sau thảm họa
Ông Yoshihiko Noda tuyên bố Nhật Bản sẽ không quên sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, đồng thời tỏ rõ quyết tâm hồi sinh nền kinh tế của cường quốc này.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda. Ảnh: AFP
“Chúng tôi sẽ không quên những người thân yêu, những người bạn và đồng nghiệp đã mất trong thảm họa”, AFP dẫn lời ông Noda. “Chúng tôi cũng sẽ không quên sự ủng hộ nhiệt tình và những sự thể hiện của tình đoàn kết quốc tế mà Nhật Bản nhận được. Vì điều này, chúng tôi cảm thấy biết ơn sâu sắc và mãi mãi ghi nhớ”.
Video đang HOT
Thủ tướng Nhật cam đoan rằng đất nước ông có ý chí tập thể để khắc phục những vấn đề gây sức ép lớn nhất phát sinh sau thảm họa kép, như xây dựng lại các khu vực bị ảnh hưởng, loại bỏ hoàn toàn nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, “tẩy xạ” cho các vùng chịu ảnh hưởng của hạt nhân, cũng như làm hồi sinh nền kinh tế.
Ông Noda cũng cho rằng người dân Nhật cần tập trung những sức mạnh đặc trưng của nền kinh tế nước này, tìm kiếm sự hợp tác cởi mở với các đối tác quốc tế, đồng thời khai thác những triển vọng hứa hẹn tại các khu vực tăng trưởng mới.
“Các ngành như năng lượng, môi trường, y tế và chăm sóc sức khỏe có tiềm năng đáng kể như những ngành tăng trưởng hàng đầu, giúp Nhật có thể khai thác những ý tưởng sáng tạo và đầu tư từ các khu vực kinh tế tư nhân, bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài, và đưa đất nước tới vị trí dẫn đầu trên toàn cầu”, thủ tướng Nhật nhấn mạnh.
Ông Noda cho biết thêm rằng chính phủ của ông đang nhắm tới việc hỗ trợ tăng đầu tư quốc tế vào Nhật Bản, không chỉ ở những lĩnh vực kinh doanh truyền thống mà cả trong ngành du lịch.
Vùng đông bắc Nhật Bản rung chuyển hôm 11/3/2011 bởi cơn địa chấn 9 độ Richter ngoài khơi nước này. Đây là một trong những trận động đất mạnh nhất trên thế giới trong thời hiện đại. Nó kéo theo một trận sóng thần kinh hoàng, khiến 19.000 người thiệt mạng và mất tích. Thảm họa kép này còn dẫn tới các vụ nổ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima và đẩy nước Nhật vào khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ vụ Chernobyl vào năm 1986.
Theo VNExpress
Nhật có đóng cửa điện hạt nhân?
Thủ tướng Yoshihiko Noda chỉ tái khởi động các lò phản ứng khi nhận được sự đồng ý của các địa phương
Gần như toàn bộ 54 lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản đã ngưng hoạt động kể từ khi xảy ra thảm họa động đất và sóng thần cách đây một năm. Thế nhưng, vẫn chưa rõ đến khi nào chúng mới có thể được tái khởi động. Lò phản ứng cuối cùng còn vận hành có thể sẽ ngừng hoạt động vào tháng tới. Khi đó, Nhật Bản sẽ tạm thời đóng cửa ngành công nghiệp đã từng tạo ra 1/3 lượng điện năng của một đất nước từng ở hàng đầu trong ngành năng lượng nguyên tử.
Thủ tướng Yoshihiko Noda đã kêu gọi tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, theo báo The New York Times, do lo ngại trái ý dân chúng, ông cho biết sẽ không tái khởi động các lò phản ứng nếu không nhận được sự chấp thuận của các lãnh đạo địa phương.
Nhà máy Điện hạt nhân Ohi đã phải đóng cửa. Ảnh: NYT
Trong khi đó, các chuyên gia về chính trị và năng lượng nhấn mạnh đến tình trạng mất lòng tin lan rộng khắp cả nước. Người dân đã không còn tin vào công nghệ hạt nhân của nước Nhật từng một thời được thế giới ca tụng. Hơn nữa, họ cũng hết tin tưởng vào chính phủ mà họ cho là phải chịu trách nhiệm về thảm họa hạt nhân cách đây một năm vì đã che giấu những mối nguy hiểm thực sự của nó.
Với hy vọng làm nguôi ngoai những lo ngại về sự an toàn của cộng đồng dân cư, Chính phủ Nhật Bản đã yêu cầu các nhà vận hành nhà máy điện hạt nhân thực hiện các cuộc thử nghiệm ứng suất để kiểm tra sự vững vàng của những lò phản ứng khi xảy ra thảm họa thiên nhiên. Thế nhưng, nhiều nhà lãnh đạo địa phương cho rằng các cuộc thử nghiệm ứng suất là không đủ. Họ muốn có thêm minh chứng rằng chính phủ đã học được những bài học nhớ đời trong tai nạn ở Fukushima.
Hiện nay, các cuộc thử nghiệm dường như chẳng xoa dịu được bao nhiêu lo ngại của dân chúng. Tháng trước, người ta đã đưa ra danh sách gồm 30 bài học từ tai nạn xảy ra năm ngoái. Ông Shinobu Tokioka, thị trưởng thị trấn Ohi thuộc tỉnh Fukui, nhấn mạnh rằng danh sách này vẫn chưa đủ và ông lặp lại yêu cầu chính phủ phải soạn thảo những hướng dẫn mới. Ông khẳng định: "Chính phủ phải cho chúng tôi thấy họ đã học được gì qua những sai lầm tại Nhà máy Fukushima Dai-ichi".
các lò phản ứng sẽ phải hoạt động trở lại bởi tình trạng đóng cửa đã làm tổn hại nền kinh tế địa phương. Bên cạnh đó, ông Mitsuyoshi Kunai, một ngư dân 54 tuổi, cũng đồng tình: "Không ai muốn quay lại lối sống cách đây 50 năm cả. Tai nạn ở Fukushima cho thấy điện hạt nhân nguy hiểm nhưng chúng ta vẫn cần nó".Thủ tướng Haiti bất ngờ từ chức Sự mất mát này sẽ gây ra nhiều khó khăn cho công cuộc tái thiết đất nước của Haiti sau trận động đất lịch sử năm 2010. Thủ tướng Haiti Garry Conille bất ngờ nộp đơn xin từ chức hôm 24/2, sau những bất đồng xung quanh việc một số thành viên trong Chính phủ mang 2 quốc tịch. Đây là điều đi...