Thủ tướng Nhật thắng lớn, Trung Quốc “tức tối”
Cử tri Nhật Bản đã thể hiện sự tín nhiệm cao dành cho Thủ tướng Shinzo Abe bằng cách đem lại cho ông một chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử vừa diễn ra ở nước này. Chiến thắng thuyết phục của ông Abe đã chấm dứt thế bế tắc lâu nay trong Quốc hội đồng thời giúp đưa ông này trở thành một trong những Thủ tướng có quyền lực chính trị mạnh nhất ở Nhật Bản trong nhiều năm trở lại đây
Thủ tướng Abe vui mừng trước chiến thắng vang dội của bản thân.
Thủ tướng Nhật thắng lớn trong bầu cử
Theo dự đoán của đài truyền hình quốc gia NHK, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) của Thủ tướng Abe sẽ chiếm ít nhất 71 trong tổng số 121 ghế trong cuộc bầu cử Thượng viện diễn ra ngày hôm qua (21/7). Chiến thắng này sẽ giúp cho Đảng LDP lần đầu tiên giành được quyền kiểm soát cả Thượng viện và Hạ viện trong 6 năm trở lại đây.
Phát biểu trên truyền hình quốc gia ngày hôm qua, Thủ tướng Abe hứa sẽ “khiêm tốn” trong chiến thắng của mình. “Tôi tin rằng, công chúng Nhật Bản đã đáp trả tích cực với các chính sách kinh tế của chúng ta. Bước tiếp theo là đảm bảo người dân chứng kiến cuộc sống của họ thực sự được cải thiện”.
Thủ tướng Abe cho biết, ông sẽ dùng quyền lực chính trị của mình để đưa nền kinh tế khổng lồ của Nhật Bản thoát ra khỏi sự trì trệ, suy thoái kéo dài bao lâu nay.
Kể từ khi quay trở lại cầm quyền hồi tháng 12 năm ngoái, Thủ tướng Abe đã nhận được sự tín nhiệm của người dân Nhật Bản khi ông này đạt được những thành công nhất định trong mục tiêu phục hồi nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới nhờ các chính sách chống giảm phát, tăng cường các dự án công cộng và đổ vào thị trường khoản tiền kích thích lên tới 130 tỉ USD.
Được gọi là “chính sách kinh tế Abe”, các chính sách của Thủ tướng Nhật Bản đã giúp thị trường chứng khoán nước này tăng khoảng 60%, trị giá đồng yên giảm gần 1/4, tạo ra niềm tin trong cộng đồng doanh nghiệp.
Chính phủ của Nhà lãnh đạo Abe đã nhận được sự ủng hộ của khoảng 60% cử tri. Đây là con số cao đối với một hệ thống chính trị vốn nóng bỏng vì trải qua 7 đời Thủ tướng trong từng ấy năm.
Tuy nhiên, giới chính khách đối lập Nhật Bản lo ngại, Thủ tướng cánh hữu sẽ theo đuổi một chương trình nghị sự mang tính “chủ nghĩa dân tộc hạn hẹp” có thể gây bất ổn cho khu vực kinh tế năng động nhất thế giới hiện nay.
Video đang HOT
Trung Quốc tức tối
Ngoài thành tích trên mặt trận phục hồi kinh tế, thái độ và lập trường cương quyết của chính quyền Thủ tướng Abe trong cuộc tranh chấp với nước láng giềng Trung Quốc cũng đã giúp ông này ghi điểm trong mắt công chúng Nhật Bản.
Ông Abe vốn là một chính khách theo đuổi mạnh mẽ chủ nghĩa dân tộc. Trong bối cảnh Trung Quốc và Nhật Bản tranh giành nhau quyết liệt quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, Thủ tướng Abe đã tìm cách thay đổi hiến pháp hòa bình của Nhật Bản và củng cố sức mạnh quân sự nhằm chuẩn bị sẵn sàng khả năng đối phó với Trung Quốc.
Một số nhà phân tích dự đoán, sau khi thắng lớn trong cuộc bầu cử vừa rồi, Thủ tướng Abe sẽ tiếp tục đẩy mạnh các bước đi nhằm theo đuổi chính sách tăng cường sức mạnh cho lực lượng vũ trang nước này và kiên quyết đối đầu với Trung Quốc. Như vậy, người ta chẳng thể dự đoán được mối quan hệ căng thẳng Trung-Nhật sẽ đi về đâu. Hai cường quốc hàng đầu Châu Á đã rơi vào một cuộc đối đầu căng thẳng vì tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông. Thủ tướng Abe từng tuyên bố trong cuộc bầu cử rằng, ông sẽ không “lùi dù chỉ một bước” trong cuộc tranh chấp này.
Phản ứng trước chiến thắng vang dội của Thủ tướng Abe trong cuộc bầu cử, tờ China Daily của nhà nước Trung Quốc hôm qua đã bình luận rằng, chiến thắng đó sẽ khuyến khích chính phủ của ông này tăng cường lập trường “diều hâu”. “Chính phủ đó có thể tung ra nhiều động thái khiêu khích hơn liên quan đến quần đảo Điếu Ngư để tìm kiếm sự ủng hộ cho việc sửa đổi lại hiến pháp hòa bình và nâng cấp lực lượng phòng vệ của họ thành quân đội”, một nhà phân tích Trung Quốc đã nói như vậy trong bài báo.
Rõ ràng, Bắc Kinh chẳng thế vui được trước tin Thủ tướng Abe thắng lớn trong cuộc bầu cử bởi điều đó chứng tỏ người dân Nhật Bản ủng hộ các chính sách của ông Abe, trong đó có việc đối đầu quyết liệt với Trung Quốc.
Trung Quốc trong thời gian gần đây liên tục phải đối đầu với các nước láng giềng xung quanh vì những tham vọng lãnh thổ của nước này. Trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông và biển Hoa Đông, Nhật Bản nổi lên là đối thủ khó chịu nhất của Trung Quốc. Nhật Bản không chỉ thể hiện thái độ cứng rắn, quyết “ăn thua đủ” với Trung Quốc trong cuộc tranh chấp mà nước này còn sở hữu lực lượng đủ mạnh để có thể khiến Bắc Kinh phải ngán ngẩm, dè chừng. Chính quyền của ông Abe còn có được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Mỹ – đồng minh thân thiết nhất cũng là cường quốc quân sự số 1 thế giới.
Chưa hết, Tokyo còn tăng cường thiết lập quan hệ đối tác, liên minh với những nước đang có tranh chấp hoặc mâu thuẫn với Trung Quốc nhằm tạo vòng vây ngày một thắt chặt với đối thủ của họ. Điển hình là gần đây, Nhật Bản đã bắt tay chặt chẽ với Philippines nhằm đối phó với Trung Quốc. Philippines cũng đang tranh chấp căng thẳng với Trung Quốc ở Biển Đông.
Tất cả những bước đi trên của Tokyo đã khiến Bắc Kinh thực sự tức giận và bất an.
Theo VTC
Nhật-Philippines "hợp công", Trung Quốc "sôi máu"
Trước sự thách thức liên tiếp của các nước láng giềng nhỏ hơn như Philippines và Nhật Bản, Trung Quốc đã không kiềm chế nổi sự tức giận. Điều đó đã được thể hiện qua việc, chỉ riêng trong ngày hôm 18/7, tờ Tân Hoa xã - cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Quốc, đã tung liên tiếp hai bài báo trong đó cảnh báo và chỉ trích không tiếc lời Philippines cũng như Nhật Bản.
Theo Tân Hoa xã, những nỗ lực của Nhật Bản và Philippines liên quan đến các cuộc tranh chấp hàng hải ở Biển Đông và biển Hoa Đông hiện nay với Trung Quốc chỉ "lãng phí thời gian và không bao giờ đạt được kết quả gì".
Tờ báo của Trung Quốc cáo buộc, sau các cuộc tranh chấp đảo làm gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc với hai nước láng giềng, nước này đang phải đối mặt với sự khiêu khích từ Philippines và Nhật Bản trong những ngày gần đây.
Thủ tướng Shinzo Abe hôm 17/7 đã phát biểu trước các sĩ quan thuộc Văn phòng Lực lượng Bờ biển Ishigaki rằng, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là "một phần không thể tách rời trong lãnh thổ của Nhật Bản" và rằng Nhật Bản sẽ "không bao giờ lùi bước" trong vấn đề đó.
Tuyên bố trên của ông Abe được đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao Philippines đưa ra một tuyên bố 8 điểm hồi đầu tuần, trong đó vạch rõ những lời nói dối của phía Bắc Kinh đồng thời khẳng định lập trường của Trung Quốc đã khiến Manila không thể tiếp tục theo đuổi tiến trình đàm phán giải quyết tranh chấp ở Biển Đông và cũng khiến Manila buộc phải đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại tòa án quốc tế.
Một cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Nhật Bản.
Trong bài báo ngày hôm qua, tờ Tân Hoa xã cho rằng, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông cũng như đảo Hoàng Nham (hay còn gọi là bãi cạn Scarborough) ở Biển Đông, "đều là thuộc lãnh thổ của họ và điều này đã có từ thời cổ xưa. Tuy nhiên, vì những lý do lịch sử, một số nước láng giềng của Trung Quốc đang tranh chấp với Trung Quốc chủ quyền của các quần đảo đó".
"Trong một nỗ lực nhằm cùng chung sống với các nước láng giềng, chính phủ Trung Quốc có xu hướng tìm cách gạt những cuộc tranh chấp đó sang một bên để giải quyết vào một thời điểm khác sau này. Tuy nhiên, Trung Quốc không thể nhân nhượng khi đối mặt với những hành động và phát biểu khiêu khích. Trung Quốc sẽ nỗ lực hết sức để bảo vệ các lợi ích then chốt của bản thân", tờ báo chính thức của nhà nước Trung Quốc đã viết như vậy.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc - bà Hua Chunying còn nói, Nhật Bản nên đối mặt với thực tế, ngừng ngay bất kỳ hành động "xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc và nỗ lực giải quyết đúng đắn các cuộc tranh chấp thông qua đàm phán".
Theo ông Gao Hong - một chuyên gia về Nhật Bản ở Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, chuyến thăm của Thủ tướng Abe đến Văn phòng Lực lượng Bờ biển Ishigaki là một động thái chính trị trước thềm cuộc bầu cử sắp tới.
Về phía Philippines, nữ phát ngôn viên Hua cho rằng, việc tuần trước Manila tuyên bố họ đã dùng mọi con đường và biện pháp ngoại giao cũng như chính trị để tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các cuộc tranh chấp với Trung Quốc là "không đúng sự thực". Bà này nói thêm rằng, chính sự "chiếm đóng bất hợp pháp một phần quần đảo Trường Sa là nguồn cơn gây ra cuộc tranh chấp". Thực chất, quần đảo Trường Sa là thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam nhưng đang bị tranh chấp bởi cả Trung Quốc và Philippines.
Tờ Tân Hoa xã đã một lần nữa tái khẳng định lập trường của Trung Quốc về việc các cuộc tranh chấp chỉ nên được giải quyết trên cơ sở song phương giữa hai nước có liên quan. "Tòa án quốc tế chỉ làm các cuộc tranh chấp thêm phức tạp", tờ báo đại diện cho nhà nước Trung Quốc cho biết.
Chính phủ Trung Quốc từ lâu đã khăng khăng đòi giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải giữa họ với các nước láng giềng thông qua đàm phán song phương. Theo tuyên bố của Bắc Kinh, họ tin rằng tất cả các bên nên gác tranh chấp sang một bên và nỗ lực vì sự phát triển chung. Tuy nhiên, trên thực tế, giới phân tích tin rằng, Bắc Kinh muốn "đấu tay bo" với từng nước láng giềng nhỏ hơn bởi với tư cách là một nước lớn, họ sẽ dễ bề gây áp lực, áp chế đối phương.
Kết thúc bài viết, tờ Tân Hoa xã không quên cảnh báo, "Nhật Bản phải ngừng các hành động khiêu khích và Philippines phải trở lại bàn đàm phán trước khi mối quan hệ có thể được hàn gắn".
Chĩa "mũi tấn công" vào Mỹ, Philippines
Trong một bài báo khác được đăng tải trước đó cùng ngày, tờ Tân Hoa xã tiếp tục "chĩa mũi dùi tấn công" về phía Philippines - nước hiện giờ đang gây khó chịu nhất cho Trung Quốc trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
Qua bài báo, người ta có thể thấy sự tức giận của Bắc Kinh trước kế hoạch biểu tình toàn cầu của một liên minh người Philippines nhằm chống lại sự ức hiếp, bắt nạt của Trung Quốc ở Biển Đông. Tờ Tân Hoa xã tuyên bố, quan hệ Trung Quốc-Philippines sẽ không tốt hơn khi người Philippines sống ở nước ngoài lên kế hoạch thực hiện các cuộc biểu tình chống Trung Quốc trên khắp thế giới. Tờ báo của Trung Quốc tin rằng, những cuộc biểu tình này được khích động bởi các động thái của Mỹ trong khu vực gần đây.
Liên minh Biển Đông vừa được thành lập ở New York đã quyết định phát động một loạt cuộc biểu tinh trên khắp toàn cầu ngay sau khi Manila và Washington nhất trí mở rộng mối quan hệ hợp tác quân sự.
Theo thỏa thuận mới nhất, Mỹ sẽ xây dựng một căn cứ hải quân ở Vịnh Subic của Philippines để tăng cường sự ủng hộ cho Manila và mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực.
Tờ Tân Hoa xã cho rằng, những động thái như vậy dễ dàng được hiểu là chính phủ Philippines đang nhận được sự ủng hộ của Mỹ trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc và điều đó là phức tạp thêm tình hình cũng như gây phương hại đến sự ổn định của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Tờ báo của Trung Quốc cáo buộc Mỹ vô trách nhiệm khi phát đi các tín hiệu sai lầm cho Philippines trong một thời điểm nhạy cảm như hiện nay và trong tình hình phức tạp như bây giờ. Tân Hoa xã cảnh báo, nếu Mỹ không thay đổi cách thức hành động thì rất có thể Philippines sẽ bị khích động để "tung" ra những hành động nguy hiểm, khiến tình hình thêm tồi tệ.
"Động thái của Mỹ chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến mối quan hệ với Bắc Kinh - một mối quan hệ được Tổng thống Barack Obama miêu tả là quan trọng nhất trên thế giới. Về phần Philippines, đặt hy vọng sai lầm vào Mỹ và chơi trò cứng rắn sẽ chẳng có ích gì trong việc giải quyết các cuộc tranh chấp", tờ Tân Hoa xã đã cảnh báo thêm như vậy.
Theo Vnmedia
Trung Quốc bất ngờ dịu giọng về Biển Đông Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Liu Zhenmin hôm qua (19/7) đã phát biểu, Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy hòa bình, sự hợp tác, ổn định và phát triển ở khu vực Biển Đông. Những phát biểu mềm mỏng này được đưa ra một cách bất ngờ đúng một ngày sau khi báo chí chính thức của Trung Quốc "tung"...