Thủ tướng Nhật tặng lễ vật cho đền chiến tranh
Sáng nay 15/8, hai bộ trưởng trong nội các của chính phủ Nhật đã tới thăm một ngôi đền chiến tranh gây tranh cãi. Trong khi đó, thủ tướng nước này, ông Shinzo Abe, dù không tới đây nhưng cũng gửi lễ vật thông qua một người thân cận.
Bộ trưởng Keiji Furuya rời khu đền Yasukuni sau chuyến thăm
Theo hãng tin AFP, an ninh đã được thắt chặt với hàng trăm cảnh sát đứng vây bên ngoài khu đền Yasukuni tại trung tâm Tokyo, trong khi những người cánh hữu theo tư tưởng dân tộc chủ nghĩa đổ xô đến đây. Họ mang theo cờ và kêu gọi khách tham quan cầu nguyện cho “những anh hùng tử trận” của Nhật Bản trong lễ kỷ niệm ngày Nhật đầu hàng trong Thế chiến II.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, một người theo tư tưởng bảo thủ, được dự đoán sẽ không đến thăm ngôi đền, nhưng có tin ông đã gửi tặng lễ vật thông qua một người thân cận.
Yasukuni là nơi thờ 2,5 triệu người Nhật đã chết trong Thế chiến II và các cuộc xung đột khác, trong đó có 14 tội phạm chiến tranh hàng đầu đã bị kết án, gồm tướng Hideki Tojo, người đã ra lệnh tấn công Trân Châu Cảng, khiến Mỹ bị lôi vào cuộc chiến.
Các cuộc viếng thăm đền Yasukuni của chính trị gia Nhật thường khiến các quốc gia láng giềng giận dữ, bởi họ xem đây như một sự sỉ nhục và gợi lại ký ức đau buồn về thời kỳ xâm lược của Nhật nửa đầu thế kỷ 20, trong đó có 35 năm chiếm đóng Bán đảo Triều Tiên.
Video đang HOT
Ông Yoshitaka Shindo, Bộ trưởng các vấn đề nội địa và truyền thông đã tới thăm khu đền trong sáng sớm nay. Hàng chục nghị sỹ bảo thủ khác cũng có thể đến đây trong hôm nay.
“Đây là quyết định của cá nhân tôi”, ông Shindo nói với các phóng viên, và cho biết đây là một vấn đề “cá nhân”, và không nên để nó ảnh hưởng tới các mối quan hệ ngoại giao của Nhật.
Một bộ trưởng khác là ông Keiji Furuya, người chịu trách nhiệm về các vụ bắt cóc của Triều Tiên, cũng đã tới Yasukuni. Tokyo hiện đang thúc ép Triều Tiên trao trả toàn bộ số công dân bị nước này bắt cóc trước đây.
“An ủi những linh hồn của tử sỹ là một vấn đề hoàn toàn trong nước”, Furuya khẳng định. “Đây không phải điều mà các nước khác có thể chỉ trích hay can thiệp”.
Dù vậy các động thái này chắc chắn sẽ vấp phải sự phản ứng từ các nước láng giềng của Nhật. Hôm thứ Ba, Hàn Quốc đã chỉ trích buổi lễ với tuyên bố “chính phủ và người dân của chúng tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho những chuyến thăm như vậy. Chúng tôi một lần nữa nhấn mạnh rằng không chính trị gia Nhật nào nên tới đền Yasukuni”, người phát ngôn Bộ ngoại giao Hàn Quốc Cho Tai-Young tuyên bố.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm qua cũng đã lên tiếng về quyết định của ông Abe khi không tới thăm ngôi đền.
Theo Dantri
Nhật Bản ra mắt tàu sân bay lớn nhất từ sau Thế chiến II
Nhật Bản hôm nay đã cho ra mắt tàu sân bay mới nhất và cũng là tàu chiến lớn nhất của nước này kể từ sau Thế chiến II, giữa lúc căng biển đảo với Trung Quốc lên cao.
Theo hãng tin AFP, chiếc tàu sân bay mới dài 248m, thuộc loại dùng chuyên chở trực thăng, đã được ra mắt trong một buổi lễ tại thành phố cảng Yokohama và sẽ trở thành trọng tâm của sức mạnh hải quân Nhật Bản.
Dự án được công bố từ vài năm trước nhưng buổi lễ diễn ra giữa lúc chính phủ mới theo đường lối bảo thủ của ông Abe muốn tăng cường năng lực quân sự, đồng thời đang tranh luận về khả năng sửa đổi hiến pháp.
Tàu sân bay mới này do Nhật Bản tự chế tạo có thể chở được 9 trực thăng, trọng tải 27.000 tấn và dự kiến sẽ giữ vai trò chủ chốt trong các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn cũng như bảo vệ các tuyến đường biển và lãnh thổ Nhật, Bộ quốc phòng nước này cho biết. Chưa rõ khi nào tàu sẽ được đưa vào biên chế.
Hiện các tàu chiến lớn nhất của Nhật là 2 tàu chở trực thăng cỡ nhỏ.
Cách đây chưa đầy 2 tuần, các tàu của lực lượng tuần tra bờ biển Trung Quốc đã lần đầu tiên đi vào vùng nước tranh chấp với Nhật, làm gia tăng những tranh cãi về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Vụ xâm nhập diễn ra trong bối cảnh Bộ quốc phòng Nhật đề nghị thành lập các đơn vị lưỡng cư và mua các thiết bị giám sát không người lái, tương tự như lính thủy đánh bộ Mỹ, để bảo vệ chủ quyền tại các hòn đảo có tranh chấp.
Một số hình ảnh về tàu sân bay mới của Nhật
Theo Dantri
Phó thủ tướng Nhật bị chỉ trích vì phát biểu gây tranh cãi Phó thủ tướng Nhật Bản Taro Aso hôm nay đã rút lại các bình luận cho rằng Nhật Bản nên học phát xít Đức trong việc cải cách hiến pháp. Phó thủ tướng Nhật Bản Taro Aso. Hôm 29/7, ông Aso nói trong một bài phát biểu rằng Nhật Bản "có thể học kỹ thuật" mà Đức quốc xã sử dụng để thay...