Thủ tướng Nhật quyết không nhượng bộ phần lãnh thổ Senkaku
“Về vấn đề có liên quan đến quần đảo Senkaku, những bằng chứng lịch sử và luật pháp quốc tế khẳng định, nó là một phần lãnh thổ không thể chia tách của Nhật Bản”.
Tuyên bố trên Tạp chí “Bình luận châu Á”, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cho biết, nhân dân Nhật Bản và cá nhân ông không muốn xung đột với Trung Quốc nhưng Senkaku là lãnh thổ không thể tách rời, là một phần máu thịt của đất nước Nhật Bản.
Thủ tướng Nhật phát biểu: “Đối với tôi, quan hệ song phương Nhật Bản – Trung Quốc là một trong những mối quan hệ cực kỳ quan trọng. Hai nước cần phải dựa vào nhau trong rất nhiều lĩnh vực, quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh là rất mật thiết và không thể phân khai”.
Ngoài ra, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng xác nhận một sự thật rõ ràng là giữa Tokyo và Bắc Kinh tuyệt đối không nên và không thể để bùng phát xung đột, quan điểm của phía Nhật Bản là sẽ làm hết sức để tránh không cho điều này xảy ra. Ông cũng cho rằng, mặc dù mạnh miệng như thế nhưng có thể các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng sẽ nghĩ vậy.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Vị thủ tướng cho rằng, Bộ quốc phòng 2 nước Trung Quốc và Nhật Bản cần nhanh chóng xây dựng 1 cơ chế liên lạc để có thể trao đổi thông tin bất cứ lúc nào. Hiện nay, giảm thiểu “những hiểu lầm không đáng có”, tránh xảy ra những xung đột ngoài ý muốn là vấn đề có tính chất then chốt trong giải quyết những tranh chấp giữa các bên, không chỉ trên biển Hoa Đông mà còn ở tất cả các khu vực khác trên thế giới.
Tuy nhiên, ông Abe cũng nhấn mạnh, ông sẽ không nhượng bộ trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Thủ tướng Nhật tuyên bố: “Về vấn đề có liên quan đến quần đảo Senkaku, những bằng chứng lịch sử và luật pháp quốc tế khẳng định, nó là một phần lãnh thổ không thể chia tách của Nhật Bản”.
Bưu điện Hoa Nam ngày 1/1 đưa tin, trong thông điệp năm mới 2014 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng cam kết nâng cao các biện pháp bảo vệ nhóm đảo Senkaku ở Hoa Đông.
Trước đó, ngày 27/10/2013, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã cảnh cáo về những động thái của Trung Quốc gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật kiểm soát trong chuyến thị sát doanh trại Asaka.
Video đang HOT
“Chúng tôi sẽ không cho phép có một sự thay đổi nguyên trạng nào. Chúng tôi sẽ tiến hành các hoạt động tình báo và giám sát”, ông Abe nói trong bài phát biểu với Lực lượng Tự vệ Mặt đất Nhật Bản nhân buổi thị sát tại doanh trại Asaka, nằm giữa đặc khu Neriam của Tokyo và tỉnh Saitama.
Hôm 27/9/2013, noi trươc cac bao giơi sau khi phat biêu tai Đai hôi đông Liên Hiêp Quôc , Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã bac bo lơi kêu goi cua phia Trung Quôc răng ho đa săn sang đôi thoai nêu Tokyo thưa nhân răng cac hon đao trên biên Hoa Đông la khu vưc co tranh châp.
“Quân đao Senkaku la phân lanh thô không thê tach rơi cua Nhât Ban chiêu theo sư thât lich sư va dưa trên luât phap quôc tê trong khi nhưng hon đao nay đang thuôc quyên quan ly cua Nhât,” ông noi.
“Điêu đang tiêc la cac tau cua Chinh phu Trung Quôc vân đang tiêp tuc xâm nhâp vao lanh hai cua chung tôi,” ông noi thêm.
Trước đây, Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Itsuinori Odonera cũng đã từng khẳng định, Senkaku không chỉ đơn thuần là một quần đảo mà nó còn liên quan đến rất nhiều vấn đề như: chủ quyền lãnh hải xung quanh các đảo, tài nguyên năng lượng và hải dương tại vùng biển xung quanh nó và hơn hết, đó là chủ quyền, là lòng tự tôn của một dân tộc. Vì vậy, Nhật Bản không thể để mất dù chỉ là một hòn đảo nhỏ.
Theo Báo Đất Việt
Thế chiến I "đốt nóng" đấu khẩu Trung-Nhật trên diễn đàn quốc tế
Thế chiến I đã được nhắc tới trong cuộc tranh cãi ngoại giao Trung-Nhật khi Bắc Kinh ngày 24/1 đáp trả Thủ tướng Nhật Shinzo Abe về một phép so sánh rằng các căng thẳng hiện thời ở Hoa Đông tương tự như các căng thẳng giữa Anh và Mỹ trước thềm Thế chiến I.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại Davos, Thụy Sĩ.
Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sĩ này 24/1, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói ông tin rằng sự so sánh mà Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nhắc tới là không đúng.
Trong màn "đấu khẩu" mới nhất của cuộc tranh cãi ngoại giao căng thẳng giữa hai nước, ông Vương đã nhắc lại sự giận dữ của Bắc Kinh đối với chuyến thăm gần đây của ông Abe tới đền Yasukuni, nơi thờ 14 tội phạm và hàng triệu người Nhật chết trong chiến tranh.
"Tuyên bố của ông ấy hơi lỗi thời vì thời đại hiện này là một thế giới khác với tình hình 100 năm trước", ông Vương phát biểu trước các lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp tại WEF.
Trước đó, phát biểu tại WEF, Thủ tướng Nhật đã so sánh căng thẳng Nhật-Trung hiện nay với sự đối đầu giữa Anh và Đức trước thềm Thế chiến I.
Sự so sánh của ông Abe về tình hình hiện thời tại Đông Á với tình hình châu Âu đầu thế kỷ 20 là để thấy rằng quan hệ kinh tế phát triển giữa Anh và Đức đã không ngăn nổi hai nước lâm vào chiến tranh, ám chỉ rằng một điều gì đó tương tự có thể xảy ra giữa Tokyo và Bắc Kinh trong thời kỳ hiện đại bất chấp quan hệ thương mại và đầu tư trị giá hàng tỷ USD giữa hai nước.
Các bình luận của ông Abe là một phần trong nỗ lực của Tokyo nhằm cảnh báo với thế giới về sự bành trướng quân sự ngày càng lớn của Trung Quốc. Nhật Bản xem đó là mối đe dọa ngày càng gia tăng đối với an ninh của nước này.
Trong khi đó, ông Vương lại nói rằng bài học lịch sử nên nhắc tới cuộc xâm lược quân sự của Nhật Bản chống lại Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác trong quá khứ.
"Xem xét lại các giai đoạn này của lịch sử sẽ thấy rõ ai là người gây ra chiến tranh và ai là kẻ gây rối", Ngoại trưởng Trung Quốc nói.
Theo ông Vương, Bắc Kinh coi chuyến thăm của Thủ tướng Abe tới đền Yasukuni tháng 12 năm ngoái là vấn đề lớn nhất trong mối quan hệ song phương, miêu tả chuyến thăm là tôn vinh chủ nghĩa quân phiệt, biện minh cho các hành động gây hấn trong quá khứ và vinh danh các tội phạm chiến tranh.
"Khi một nhà lãnh đạo Nhật đặt hoa tại một ngôi đền như vậy, ông ấy đã vượt qua vạch giới hạn, xúc phạm lương tâm của con người và luật pháp quốc tế. Ông ấy đang tranh cãi kết quả của Thế chiến II và trật tự quốc tế", ông Vương nói.
Mỹ và Anh đã lên tiếng chỉ trích ông Abe về chuyến thăm đền Yasukuni và chuyến thăm cũng làm bùng phát phản ứng giận dữ từ Hàn Quốc.
Trung Quốc muốn lập cơ chế khiểm soát khủng hoảng
Trong bối cảnh đó, các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc muốn đẩy cao vấn đề vì điều đó có lợi cho Bắc Kinh, khi vụ việc ảnh hưởng tới các nhìn nhận của thế giới đối với các cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng, trong đó có cuộc tranh chấp với Nhật Bản vì quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông.
Tokyo hiện kiểm soát quần đảo không người ở, nhưng Trung Quốc cũng khẳng định rằng chúng thuộc sở hữu của mình. Đã xảy ra hàng loạt cuộc đối đầu căng thẳng liên quan tới các lực lượng bảo vệ bờ biển có vũ trang trong những năm gần đây.
Trung Quốc đổ lỗi cho Nhật Bản làm gia tăng căng thẳng bằng cách tăng cường tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
"Bắc Kinh không có lựa chọn nào khác là phải đáp trả động thái của Nhật Bản. Chúng tôi đã đề nghị đàm phán nhưng Tokyo từ chối thảo luận quần đảo vì, trong quan điểm của họ, quần đảo không phải là lãnh thổ tranh chấp", ông Vương nói.
"Hãy để tôi một lần nữa đưa ra đề nghị: Chúng ta nên bắt đầu tiến hành một cuộc đàm phán song phương về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư để thiết lập một cơ chế khiểm soát khủng hoảng".
Trước khi nói về các vấn đề liên quan tới Nhật Bản, ông Wang đã nói về cam kết của đảng Cộng sản Trung Quốc đối với một làn sóng cải cách mới, vốn đưa quốc gia đông dân nhất thế giới đóng một vai trò lớn hơn trên trường quốc tế.
Ông Vương cho hay, Trung Quốc muốn "sát cánh nhiều hơn trong các trọng trách quốc tế" bằng cách tích cực trợ giúp xoa dịu "các vấn đề nóng" khắp thế giới.
Theo Dantri
"Mỹ không nên rời mắt khỏi hành động khiêu khích của Trung Quốc" Đề cập đến tranh chấp quần đảo Senkaku ở Hoa Đông giữa Tokyo và Bắc Kinh, Thượng nghị sĩ Rubio cho rằng quần đảo này rõ ràng thuộc về Nhật Bản. Một Thượng nghị sĩ có ảnh hưởng của Mỹ đã bày tỏ quan ngại về sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc trong các vùng biển tiếp giáp với lãnh...