Thủ tướng Nhật: ‘Phòng vệ tập thể sánh ngang cải cách Minh Trị’
Thủ tướng Shinzo Abe được cho là so sánh việc nới lỏng chính sách quân sự hôm qua với cải cách Minh Trị, một sự thay đổi chấn động giúp khai sinh nước Nhật hiện đại.
Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu trong cuộc họp báo hôm qua tại Tokyo, sau khi nước này có quyết định lịch sử về việc nới lỏng những hạn chế trong chính sách quân sự. Ảnh: AP
“Phòng vệ tập thể có ý nghĩa quan trọng như Cách mạng Minh Trị”, Jiji Press dẫn lời ông Abe hôm qua nói với các quan chức cấp cao của Đảng Dân chủ Tự do (LDP). Bình luận được đưa ra sau khi ông Abe tuyên bố quân đội Nhật có quyền chiến đấu để bảo vệ các đồng minh.
Đây là một sự thay đổi gây tranh cãi về lập trường hòa bình của nước này, tuy nhiên, trước công chúng, ông Abe nỗ lực giảm nhẹ tầm quan trọng của sự việc. Ông cho rằng việc Nhật nới lỏng chính sách quân sự là cần thiết, giúp bảo vệ chính nước này tốt hơn trong một khu vực đang bị Trung Quốc chi phối, bị Triều Tiên quấy rầy.
Khi được AFP yêu cầu bình luận về sự so sánh của thủ tướng, Phó Chánh văn phòng nội các Katsunobu Kato chần chừ, nhưng không bác bỏ thông tin. “Tôi từ chối bình luận về nó, vì lời bình luận không được đưa ra công khai trên bục phát biểu, cũng không được ghi lại”, ông Kato nói.
Video đang HOT
“Tuy nhiên, thủ tướng từng nói trong nhiều sự kiện, như trong cuộc họp báo hôm qua, rằng chúng tôi bảo vệ cuộc sống và hòa bình của nhân dân dù điều gì xảy ra đi nữa”, ông Kato nói thêm.
Cải cách Minh Trị năm 1868 đánh dấu sự khởi đầu của nước Nhật hiện đại, khi đưa nước này ra khỏi hơn hai thế kỷ phong kiến dưới thời các chiến binh samurai. Vào thời phong kiến, việc xuất ngoại bị cấm và nước Nhật bị bế quan tỏa cảng. Nhật hoàng Minh Trị đã canh tân và đưa nước này trở thành một quốc gia công nghiệp hóa hiện đại, thoát nguy cơ trở thành thuộc địa của những nước phương Tây.
Theo VnExpress
Trung Quốc "quấy" Hoa Đông vì ấm ức bại trận hải chiến 120 năm trước
Khi mà mọi con mắt đều đổ dồn vào Iraq, Ukraine, thì những căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản về các vùng biển đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông vẫn không hạ nhiệt.
Kì 1: 3 bài học của lịch sử
Khi mà mọi con mắt đều đổ dồn vào Iraq, Ukraine, thì những căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản về các vùng biển đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông vẫn không hạ nhiệt. Hôm 11/6, một máy bay của Trung Quốc đã bay sát hai máy bay của Nhật Bản - vụ việc mà cả Bắc Kinh và Tokyo liên tục đổ lỗi cho nhau. Điều tương tự cũng đã từng xảy ra hồi cuối tháng 3 vừa qua.
Những sự va chạm nhỏ kiểu như vậy có thể phát nổ thành các vấn đề lớn giữa các quốc gia. Có một điều tình cờ: Những hình thái như vậy đã xảy ra 120 năm trước đây và là khởi nguồn cho chiến tranh Trung - Nhật (1894-1895). Lúc đó, một tàu hải quân Nhật đã đâm va với một tàu Trung Quốc, là cớ để đế chế Nhật giành lấy đất đai và hàng đoàn thuyền chở tiền của triều đình Nhà Thanh. Cuộc chiến trong quá khứ có thể sẽ đưa ra nhiều bài học cho những diễn biến chiến lược ở Đông Á ngày nay.
Hải quân Trung Quốc vẫn còn chưa nguôi nỗi đau bại trận cách đây 120 năm. Ảnh: AP
Đầu tiên là về địa chính trị: Một cuộc xung đột hạn chế có thể mang lại những thắng lợi to lớn. Năm 1894, trận hải chiến Hoàng Hải, một cuộc đọ sức quy mô nhỏ giữa các chiến hạm Nhật Bản và Trung Quốc, đã tạo điều kiện để đế chế Nhật kiểm soát Biển Hoàng Hải và Biển Hoa Đông. Hiệp định Shimonoseki, ký tháng 4/1895 đã buộc Trung Quốc trao Đài Loàn và các vùng đảo nằm xa đất liền cho Nhật, cùng với đó là khoản bồi thường chiến phí lớn. Với quyền kiểm soát hàng hải, Nhật Bản đã trở thành nước có vị thế áp đảo ở Đông Á.
Điếu Ngư/Senkaku, một cụm đảo nhỏ ở Hoa Đông, không phải là một phần thành quả trong hiệp định kia, mà là do Nhật chiếm giữ năm 1895. Trong con mắt của Bắc Kinh, việc giật lại quần đảo này có thể sẽ là bước đi đầu tiên để "sửa lại" một thỏa thuận hòa bình không công bằng, buộc Nhật phải thay đổi chủ nghĩa phiêu lưu và là cũng là cách báo thù cho thất bại trong lịch sử.
Điều này dẫn đến bài học thứ 2: Các vùng lãnh thổ dù là nhỏ bé, nhưng giá trị mà nó đem lại là rất lớn đối với các bên liên quan. Đấu tranh vì chủ quyền là điều gì đó vượt khỏi những lợi ích vật chất. Đó còn là danh dự, danh tiếng quốc gia. Kết cục chiến tranh là biểu tượng chính trị, khi mà ai cũng nhận thấy Trung Quốc là kẻ thua. Thực sự, vụ đụng độ ở Hoàng Hải đã làm thay đổi trật tự khu vực.
Sự thất thế của hạm đội Trung Quốc chỉ báo cho sự sụp đổ của đế chế Trung Hoa sau nhiều thế kỉ thống trị, thay vào đó là sự thắng thế của Nhật Bản tại châu Á. Bắc Kinh bị ám ảnh bởi ý tưởng đảo ngược trật tự thế giới một lần nữa. Thất bại trong quá khứ vẫn còn là nỗi đau đối với Trung Quốc, dù đã có nhiều lần thay đổi thể chế; trong khi nước Nhật không có ý định thay đổi hiện trạng. Cả Tokyo và Bắc Kinh đều rất coi trọng những giá trị to lớn ẩn bên trong lợi ích vật chất và vị thế quốc tế của mình; đều sẵn sàng trả giá đắt cho những lợi ích đó bằng mạng sống, tiền của và vũ khí quân sự.
Và như thế đưa đến bài học thứ 3: Đối với các cường quốc, sức mạnh trên biển là yếu tố quyết định vị thế quốc gia và cũng là phương tiện để bảo vệ lợi ích biển xa. Các cường quốc cần lực lượng hải quân hùng mạnh để thực hiện sứ mệnh của mình. Hoàng đế Nhật Bản từng ban chỉ dụ sẽ hiện đại hóa quốc đảo này sau cải cách Minh Trị năm 1868. Kể từ thời điểm đó, thợ đóng tàu Nhật Bản đã mất gần hai thập kỷ để xây dựng một hạm đội chiến đấu từ mớ hỗn độn gồm nồi hơi, súng ống và nhiều thiết bị nhập khẩu khác. Hạm đội Frankenfleet của Tokyo sau khi vươn ra biển lớn đã làm bẽ mặt hạm đội của nhà Thanh vốn được ca ngợi là hùng mạnh hơn tất thảy.
Sức mạnh trên biển rõ ràng là rất quan trọng. Đối với Tokyo và Bắc Kinh ở thời điểm đó, kết cục cuộc chiến Trung-Nhật một lần nữa khẳng định sự cần thiết phải đẩy nhanh xây dựng lực lượng hải quân. Trung Quốc đã đóng nhiều tàu khu trục tiên tiến, một số lượng lớn tàu ngầm diesel trang bị tên lửa và tàu sân bay đầu tiên của mình - tất cả đều được hỗ trợ bởi máy bay chiến đấu trên bờ và tên lửa đối hạm có thể tấn công mục tiêu trên biển trong tầm bắn hàng trăm dặm.
Về phần mình, Nhật Bản cũng có những bước đi phù hợp với động thái của Trung Quốc, tăng cường lực lượng tàu ngầm đẳng cấp thế giới, lần đầu tiên sau một thập kỷ nới lỏng chi tiêu quốc phòng - mặc dù ngân sách quốc phòng của Trung Quốc, vốn đã lớn hơn rất nhiều và vẫn đang tiếp tục tăng lên một cách nhanh chóng. Tokyo cũng tiếp cận các quốc gia ven biển châu Á khác đang vướng vào tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh - các đối tác liên minh có thể bổ trợ cho nhau khi đối đầu với Bắc Kinh trên mặt trận chính trị.
(Còn nữa)
Theo Hoài Thanh
Báo tin tức/Foreign Policy
Công nghệ biến phim khiêu dâm có che thành không che tại Nhật Bản Một thiết bị được cho là có thể khôi phục các phần bị che trong phim khiêu dâm ở Nhật Bản trở về trạng thái ban đầu khi chúng chưa được che. Nhật Bản được ví như "thiên đường" của ngành công nghiệp khiêu dâm. Từ thời kỳ Minh Trị (1868 - 1912), chính phủ Nhật đã cố gắng để đưa đất nước...