Thủ tướng Nhật không dự lễ duyệt binh của Trung Quốc
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ không dự lễ duyệt binh của Trung Quốc vào đầu tháng 9/2015, kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ không dự lễ duyệt binh của Trung Quốc vào đầu tháng 9/2015, kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã quyết định không tham dự lễ duyệt binh của Trung Quốc, kỷ niệm kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II, để tập trung vào dự luật phòng vệ tập thể đang được thảo luận tại quốc hội nước này, theo Đài truyền hình NHK.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Báo Sankei đưa tin, Thủ tướng Abe quyết định cùng các nước gia phương Tây tẩy chay lễ duyệt binh ở Trung Quốc vì quan ngại Bắc Kinh tăng cường sức quân sự trong khu vực.
Video đang HOT
Quan hệ Trung- Nhật từ lâu đã bị ảnh hưởng do việc Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng một số phần lãnh thổ Trung Quốc trước và trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ II. Ước tính, hàng triệu người dân Trung Quốc đã thiệt mạng.
Mối quan hệ hai nước được cải thiện một chút kể từ khi Thủ tướng Abe và Chủ tịch Tập Cận Bình gặp nhau tại cuộc hội đàm đa phương hồi tháng 4/2015 và tháng 11/2014, song quan hệ ngoại giao giữa hai nền kinh tế lớn nhất Châu Á này dường như vẫn “đóng băng”.
Được biết, ngày 3/9 tới, khoảng 12 nghìn binh sĩ Trung Quốc và từ hơn 10 quốc gia, trong đó có Nga, cùng 200 máy bay sẽ tham gia cuộc duyệt binh ở Bắc Kinh để đánh đấu ngày chiến thắng Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ II.
Thiên An (Theo Reuters)
Theo_Kiến Thức
Nhiều hoài nghi về lời mời Kim Jong Un đến thăm Bắc Kinh
Tờ Wall Street Journal cho biết, Trung Quốc có thể đã gửi lời mời đến chủ tịch Triều Tiên ông Kim Jong Un đến dự lễ kỉ niệm 70 năm ngày kết thúc chiến tranh thế giới thứ II. Tuy nhiên, phía Triều Tiên vẫn chưa xác nhận.
Phía Triều Tiên vẫn chưa xác nhận về chuyến hội đàm với chủ tịch Tập Cận Bình. Nếu ông Kim Jong Un đồng ý đến Bắc Kinh, có thể đó sẽ là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa hai nước đã đi vào ổn định. Ông Kim vẫn chưa gặp mặt bất kì vị lãnh đạo quốc gia nào kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2011.
Trung Quốc là đồng minh duy nhất của Triều Tiên và cũng là nhà hỗ trợ truyền thống trong lĩnh vực ngoại giao và kinh tế Triều Tiên. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các quan chức Bắc Kinh tỏ ra rất thất vọng với các động thái của Bình Nhưỡng trong việc thử nghiệm tên lửa thường xuyên và các cam kết xây dựng kho vũ khí hạt nhân.
Ông Kim Jong Un cùng phu nhân đi tham quan sân bay mới của Bình Nhưỡng (Ảnh: Reuters)
Lời mời của Trung Quốc vẫn chưa nhận được hồi đáp. Mặc dù quan hệ Bắc Kinh - Bình Nhưỡng đang căng thẳng, một cuộc hội đàm hai nước vẫn luôn được Trung Quốc ủng hộ.
Tuy nhiên, theo Wall Street Journal, Văn phòng báo chí của Phòng liên lạc quốc tế Đảng Cộng sản Trung Quốc, nơi xử lí những thông tin liên lạc giữa lãnh đạo Bắc Kinh và Bình Nhưỡng, lại từ chối xác nhận về bất kỳ lời mời nào đã gửi đến Triều Tiên. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho biết các thư mời đã được gửi đến các lãnh đạo Châu Á và một vài quốc gia khác, nhưng họ từ chối đưa ra thông tin cụ thể.
Trong khi đó, phát ngôn viên của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cho biết bà đã nhận được lời mời nhưng vẫn đang cân nhắc về việc tham dự.
Ông Kim Jong Un tại một sự kiện ở Triều Tiên (Ảnh: BBC)
Cha của chủ tịch Kim Jong Un, ông Kim Jong Il, là một khách mời thường xuyên của Trung Quốc trước khi ông qua đời vào tháng 12-2011. Quan hệ ngoại giao giữa Triều Tiên và Trung Quốc cũng giảm từ đó.
Triều Tiên trong những tháng gần đây đang cố gắng giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, vốn là nguồn tiêu thụ 90% hàng xuất khẩu của Bình Nhưỡng. Bộ trưởng ngoại giao Triều Tiên đã thực hiện nhiều chuyến đi đến Nga, Cuba và các quốc gia khác trong vài tháng qua. Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng Triều Tiên không thể có đồng minh nào thay thế Trung Quốc. Triều Tiên cũng có thể tìm kiếm viện trợ lương thực sau khi công bố họ đang đối mặt với hạn hán nghiêm trọng thời gian gần đây. Một phát ngôn viên của Bộ Thống nhất Hàn Quốc, cơ quan điều phối quan hệ của Seoul với Triều Tiên, nói rằng cô không có thông tin gì về chuyến thăm của ông Kim đến Bắc Kinh. Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết chính phủ đã "cơ bản mở cửa để trao đổi và đối thoại với cộng đồng quốc tế các nhà lãnh đạo Triều Tiên."
Nhã Vy
Theo_PLO
Trung Quốc diễu binh hoành tráng nhất để doạ ai? Trung Quốc năm nay sẽ tổ chức một cuộc diễu binh hoành tráng nhất, quy mô nhất từ năm 2009 đến nay để kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II. Điều đáng nói là một trong những mục đích chính được miêu tả về lễ diễu binh sắp tới là để "làm Nhật Bản khiếp sợ", một...