“Thủ tướng Nhật diễn giải lại hiến pháp là tin mừng cho châu Á”
Hầu hết các chính phủ Đông Nam Á tỏ ra hài lòng với động thái này của Nhật Bản vì nó củng cố vững chắc hơn vị thế, vai trò của Mỹ ở châu Á.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Tờ Inquirer ngày 25/7 bình luận, chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến Canberra hồi tuần trước đã gửi 1 thông điệp trấn an đến Philippines trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hung hăng theo đuổi các tuyên bố chủ quyền (vô lý và phi pháp) của họ ở Biển Đông.
Thủ tướng Shinzo Abe đã làm dậy sóng trên toàn châu Á – Thái Bình Dương khi ngay trước chuyến thăm Úc, ông đã tuyên bố Nội các của mình quyết định giải thích lại Điều 9 Hiến pháp Nhật Bản, mở đường cho Tokyo tham gia quyền tự vệ tập thể để viện trợ quân sự cho các đối tác thân thiết bên ngoài Nhật Bản trong các trường hợp lợi ích của Nhật bị đe dọa.
Greg Sheridan, biên tập viên của tờ The Autralian đã bình luận, quyết định này của ông Abe tất cả là nhằm tăng cường liên minh Mỹ – Nhật nhằm bảo vệ các hiệp ước phòng thủ chung đã ký kết. Và bối cảnh thực sự trong chuyến công du nước Úc của ông Shinzo Abe là Trung Quốc đã tăng ngân sách quốc phòng 10% mỗi năm trong khi tích cực thúc đẩy các yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) đối với nhiều nước láng giềng châu Á.
Mike Green, một học giả Nhật Bản là cựu giám đốc các vấn đề châu Á thuộc Hội đồng An ninh quốc gia, thành viên Trung tâm nghiên cứu chiến lược ở Washington cho biết, Hoa Kỳ và Úc hoan nghênh Thủ tướng Shinzo Abe tái diễn giải Hiến pháp. Hầu hết các chính phủ Đông Nam Á tỏ ra hài lòng với động thái này của Nhật Bản vì nó củng cố vững chắc hơn vị thế, vai trò của Mỹ ở châu Á.
Thủ tướng Úc Tony Abbott đã ca ngợi vai trò mở rộng của Nhật Bản, Tokyo đã góp phần quan trọng để duy trì sự ổn định, hòa bình và thịnh vượng ở châu Á – Thái Bình Dương. “Những thay đổi của Thủ tướng Abe công bố ngày 1/7 cóa nghĩa là Nhật Bản sẽ có thể đóng góp lớn hơn cho hòa bình và an ninh khu vực, đồng thời sẽ là một đối tác mạnh mẽ hơn của Úc”, Thủ tướng Úc nhấn mạnh.
Video đang HOT
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người đồng cấp Úc Tony Abbott.
Paul Kelly, một nhà bình luận của tờ The Australian cho rằng, đỉnh cao trong chuyến thăm Úc của ông Abe là bài phát biểu của Thủ tướng Nhật trước Quốc hội Úc. Tại đây Thủ tướng Nhật nhấn mạnh rằng, Nhật Bản phải thoát ra khỏi bóng tối lâu dài của Chiến tranh Thế giới II như một sức mạnh bình thường hơn, các mối quan hệ gần gũi hơn giữa Nhật Bản và Úc là cốt lõi của sự tham gia sâu hơn của Nhật với châu Á.
Thủ tướng Úc đã thúc đẩy quan hệ Úc – Nhât lên mộ tầm cao mới trong khi vừa muốn đạt được một thỏa thuận tự do thương mại với Trung Quốc. Ông sẽ cung cấp các quy chế đầu tư thông thoáng vào Úc, tích cực tham gia diễn tập quân sự có liên quan đến Trung Quốc và Mỹ.
Trong một tuyên bố trong chuyến thăm của ông Shinzo Abe, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop tuyên bố rằng Canberra sẽ thúc giục Bắc Kinh bảo vệ hòa bình, giá trị của tự do và các quy định của luật pháp quốc tế. Bà cho biết các chính phủ trước đó tránh nói thẳng các hành động phạm pháp của Trung Quốc, nhưng sự dè dặt chỉ gây ra hiểu lầm.
Ngoại trưởng Úc khẳng định, động thái Trung Quốc đơn phương áp đặt vùng nhận diện phòng không ở Hoa Đông hồi năm ngoái ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích quốc gia của Úc và Úc không có nghĩa vụ phải thông báo cho Trung Quốc khi bay qua không phận quốc tế ở Hoa Đông, vì vậy Úc phải nói rõ quan điểm của mình chống lại các hành động đơn phương và cưỡng chế.
Bà Julie Bishop cho rằng những ai nói người Úc phải lựa chọn giữa các liên minh an ninh và quan hệ kinh tế với Trung Quốc là hoàn toàn sai. Không có hậu quả kinh tế nào từ việc nói thẳng và nói thật.
(Theo Giáo Dục)
Nhật "tùy tình hình" có thể đưa quân xuống Biển Đông
Thủ tướng Nhật tuyên bố sẽ đưa quân xuống Biển Đông khi nổ ra xung đột dựa trên các đánh giá của chính phủ.
Ngày 16/7, hãng tin Jiji Press của Nhật cho hay Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố "tùy theo tình hình" Nhật sẽ điều lực lượng phòng vệ xuống Biển Đông để thực thi quyền phòng vệ tập thể trong trường hợp xung đột quân sự nổ ra trên vùng biển chiến lược này.
Phát biểu tại một cuộc họp với Ủy ban Ngân sách Thượng viện Nhật Bản, Thủ tướng Abe khẳng định: "Việc sử dụng vũ lực trong từng trường hợp cụ thể sẽ được quyết định thông qua đánh giá toàn diện tình hình dựa trên 3 điều kiện mới để thực thi quyền phòng vệ tập thể."
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe
Gần đây, nội các Nhật Bản đã thông qua cách giải thích Hiến pháp mới, theo đó cho phép quân đội Nhật Bản được đưa lực lượng ra nước ngoài để thực thi quyền phòng vệ tập thể và bảo vệ các nước đồng minh, bè bạn.
Tuy nhiên quân đội Nhật Bản chỉ được thực hiện quyền này khi có một cuộc tấn công vũ trang nhắm vào đồng minh "đe dọa sự sống còn của Nhật Bản và gây nguy hiểm tới quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc cơ bản của người dân."
Nhật Bản cũng có thể thực thi quyền phòng vệ tập thể khi "không còn cách nào khác" để đảm bảo sự sống còn của đất nước và để bảo vệ người dân.
Thủ tướng Abe nhấn mạnh việc sử dụng lực lượng quân sự ở quy mô nhỏ có thể được xem xét trong từng trường hợp, tùy thuộc vào quy mô và loại hình của cuộc tấn công quân sự nhắm vào quốc gia bè bạn.
Một tàu sân bay trực thăng của hải quân Nhật Bản
Ông Abe tuyên bố: "Việc quyền của người dân có bị đe dọa hay không sẽ được chính phủ xem xét, đánh giá một cách khách quan, lý trí bằng việc phân tích các thông tin có được."
Trung Quốc đã rất lo ngại và tỏ thái độ phản đối quyết liệt việc Nhật Bản thay đổi cách giải thích hiến pháp để có thể đưa quân ra nước ngoài.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản lên cao kể từ khi hai nước tranh chấp chủ quyền đối với nhóm đảo Senkaku trên biển Hoa Đông. Hồi năm ngoái, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố thiết lập vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông, bất chấp sự phản đối quyết liệt của Nhật và Mỹ.
Trong thời gian gần đây, Nhật Bản đã tăng cường hợp tác trên lĩnh vực an ninh với các quốc gia Đông Nam Á và Úc nhằm đối phó với các mối đe dọa của Trung Quốc trên biển, giữ gìn hòa bình và ổn định trong khu vực.
Theo Khampha
Mỹ phản đối Thủ tướng Nhật Bản đơn phương thăm Bắc Triều Tiên Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã cảnh báo chống lại chuyến thăm Triều Tiên trong tương lai của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Tờ DongA Ilbo Hàn Quốc ngày 17/7 đưa tin cho biết, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã cảnh báo chống lại chuyến thăm Triều Tiên trong tương lai của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe liên quan tới các...