Thủ tướng Nhật có thể gặp thượng đỉnh với lãnh đạo Triều Tiên
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm qua cho biết ông có thể cân nhắc gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un để giải quyết một cuộc tranh cãi kéo dài về việc các công dân Nhật Bản bị Bình Nhưỡng bắt cóc.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Ông Abe đưa ra tuyên bố trên trong bài phát biểu trước quốc hội Nhật Bản.
“Nếu một cuộc gặp thượng đỉnh có vai trò quan trọng trong việc xem xét các cách thức nhằm giải quyết vấn đề bắt cóc, chúng ta phải cân nhắc nó như là điều tất yếu trong việc đàm phán với họ”, ông Abe nói.
“Mục đích cơ bản của chúng ta là giải quyết vấn đề bắt cóc, trong đó có việc tất cả các nạn nhân được hồi hương, công khai sự thật và chuyển giao thủ phạm cho phía Nhật Bản”, ông Abe nói thêm.
Bình luận của Thủ tướng Abe diễn ra một ngày sau khi cố vấn đặc biệt của ông, Isao Iijima, bất ngờ tới thăm Bình Nhưỡng, sau khi truyền thông Nhật Bản đưa tin ông Abe có thể cố gắng mở lại các cuộc đàm phán về vấn đề các công dân bị bắt cóc.
Bình Nhưỡng đã thừa nhận bắt cóc một số công dân Nhật Bản vào những năm 1970-1980 để huấn luyện làm gián điệp.
Số phận của họ là một ưu tiên hàng đầu trong mối quan hệ giữa Tokyo với Bình Nhưỡng. Hai nước hiện không có quan hệ ngoại giao chính thức.
Tuy nhiên, ông Abe đã từ chối bình luận về mục đích chuyến thăm của ông Iijima tới Triều Tiên.
Video đang HOT
Việc ông Iijima tới Triều Tiên được cho có là ý nghĩa quan trọng vì ông này là có mối quan hệ thân thiết với Thủ tướng Abe.
Ông Iijima từng đàm phán 2 chuyến thăm trước đó tới Bình Nhưỡng của cựu Thủ tướng Nhật Junichiro Koizumi vào năm 2002 và 2004.
Vào năm 2002, sau một chuyến thăm tới Triều Tiên, ông Koizumi đã thành công trong việc giành tự do cho 5 công dân Nhật Bản bị bắt cóc. Bình Nhưỡng nói rằng những người bị bắt cóc khác đã chết, nhưng Nhật Bản không tin và muốn biết thêm thông tin.
Ông Abe đã cam kết sẽ tìm ra sự thật khi trở lại ghế thủ tướng sau cuộc bầu cử hồi tháng 12/2012.
Triều Tiên xích lại gần Nhật Bản?
Ông Isao Iijima (phải) tới Bình Nhưỡng ngày 14/5.
Chuyến thăm của ông Iijima diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đã giảm bớt trong khu vực, vốn đã ở trong tình trạng cảnh giác cao độ kể từ vụ thử hạt nhân thứ 3 của Bình Nhưỡng hồi tháng 2.
Theo báo chí Nhật, ông Iijima đã được phó vụ trưởng Bộ các vấn đề châu Á của Bộ ngoại giao Triều Tiên ra đón tại sân bay ở Bình Nhưỡng.
Đã rộ lên các đồn đoán rằng Triều Tiên có thể đang cố gắng làm tan băng trong mối quan hệ với Nhật Bản giữa lúc mối quan hệ với Mỹ và Hàn Quốc ngày càng căng thẳng sau các vụ thử tên lửa và hạt nhân.
Mỹ đã gia tăng áp lực lên Bình Nhưỡng nhằm từ bỏ các tham vọng hạt nhân và gia nhập cộng đồng quốc tế.
Còn Trung Quốc đã có quan điểm cứng rắn hơn với Bình Nhưỡng, đưa ra những lời khiển tranh công khai hiếm thấy và các phân tích cho rằng điều này thể hiện sự giận dữ của Bắc Kinh đối với chính quyền của ông Kim Jong-un.
Tuy nhiên, chánh văn phòng nội các Nhật Bản ngày 15/5 nói rằng Tokyo vẫn kiên định trong sứ mệnh giải quyết vấn đề bắt cóc cũng như các mối đe dọa quân sự của Triều Tiên.
“Chính sách về Triều Tiên của Nhật Bản rất rõ ràng. Bằng đối thoại và áp lực, chúng tôi đang tiến tới một giải pháp toàn diện cho các vấn đề khác nhau như bắt cóc, hạt nhân và tên lửa”, ông Suga nói.
“Đặc biệt, vấn đề bắt cóc là ưu tiên hàng đầu mà chính phủ phải giải quyết”, ông Suga nhấn mạnh.
Theo Dantri
Hàn Quốc chỉ trích ảnh "khiêu khích" của Thủ tướng Nhật
Các tờ báo lớn của Hàn Quốc hôm nay đã đăng tải trên trang nhất một bức ảnh chụp Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ngồi trong một máy bay chiến đấu, nói rằng nó gợi nhớ các tội ác thời thực dân của Nhật Bản.
Ông Abe ngồi trên chiếc máy bay mang số hiệu 731.
Bức ảnh cho thấy Thủ tướng Abe đang mỉm cườn và giơ ngón tay cái trong khi đang ngồi trong buồng lái một máy bay huấn luyện chiến đấu T-4 mang số hiệu 731.
Con số 731 gợi nhớ tới Đơn vị 731 - một trung tâm nghiên cứu chiến tranh hóa học và sinh học bí mật của Nhật Bản từng tiến hành các thí nghiệm chết người trong Chiến tranh Trung-Nhật 1937-1945 và Thế chiến 2.
Đơn vị 731 từng đóng ở thành phố Cáp Nhĩ Tân của Trung Quốc, giam giữ các tù nhân từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Liên Xô.
Truyền thông tại Seoul cho rằng bức ảnh của ông Abe là một sự lăng mạ có chủ ý đối với các quốc gia như Hàn Quốc và Trung Quốc, vốn từng chịu sự chiếm đóng và đô hộ của Nhật.
"Sự khiêu khích không ngừng của ông Abe", dòng chú thích được tờ Chosun Ilbo viết trên tranh nhất cùng bức ảnh.
"Bức ảnh của ông Abe làm gợi nhớ những nỗi kinh hoàng về Đơn vị 371", tờ Korea JoongAng Daily viết trên trang nhất.
Bức ảnh được cho là chụp hôm 12/5 tại một căn cứ không quân ở tỉnh Miyagi của Nhật Bản. Ông Abe tới căn cứ trong khuôn khổ chuyến thăm các khu vực bị ảnh hưởng bởi trận động đất/sóng thần tháng 3/2011.
Bộ quốc phòng Nhật Bản cho hay con số 731 chỉ là sự trùng hợp tình cờ.
"Không có ý nghĩa đặc biệt nào trong con số của chiếc máy bay chiến đấu mà Thủ tướng ngồi thử hôm Chủ nhật. Ngoài ra, chúng tôi không có gì để giải thích", một phát ngôn viên Bộ quốc phòng Nhật Bản nói.
Bức ảnh của ông Abe có thể sẽ làm bùng phát sự giận dữ của công chúng tại Hàn Quốc, vốn đã nổi giận vì chuyến thăm gần đây của các nghị sĩ và thành viên nội các Nhật tới một ngôi đền chiến tranh gây tranh cãi.
Đền Yasukini ở trung tâm thủ đô Tokyo là nơi thờ các binh lính tử trận trong Thế chiến 2, trong đó có nhiều 14 tội phạm chiến tranh hàng đầu. Hàn Quốc và Trung Quốc xem ngôi đền là một biểu tượng cho quá khứ quân phiệt của Nhật Bản.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-Se đã hủy một chuyến công du được lên kế hoạch tới Tokyo để phản đối chuyến thăm đền Yasukuni của các chính trị gia Nhật, trong khi Tổng thống Park Geun-Hye cảnh báo Tokyo không khơi lại các vết thương trong quá khứ.
Theo Dantri
Nhật cảnh báo đáp trả quân sự với tàu ngầm lạ Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hôm nay 14/5 tuyên bố Tokyo có thể sẽ phản ứng bằng quân sự nếu tàu ngầm nước ngoài bí mật tiến vào lãnh hải của nước này. Thủ tướng Abe của Nhật là người có quan điểm cứng rắn. Bình luận của ông Abe được đưa ra sau khi Bộ Quốc phòng Nhật cho biết họ đã...