Thủ tướng Nhật ‘chạy đua’ với thời gian cứu hai con tin
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết chính phủ đang tận dụng thời gian để giải cứu hai công dân nước này đang bị Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) bắt giữ.
“Đây là cuộc chạy đua gay go với thời gian, nhưng chính phủ Nhật sẽ làm hết sức. Tôi đề nghị chính phủ dùng tất cả các kênh và con đường ngoại giao có thể để đảm bảo hai con tin được thả”, AFP dẫn lời ông Abe nói hôm nay.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cam kết giải thoát hai công tin khỏi tay IS. ẢnhWashingtontimes.
Ông Abe cho hay ông đã đề nghị sự giúp đỡ từ Tổng thống Palestine Mahmud Abbas, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi, nhà vua Jordan Abdullah và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Thủ tướng Nhật cũng khẳng định nước này sẽ không bao giờ đầu hàng khủng bố, sẽ làm hết sức trong cuộc chiến chống lại sự hèn nhát trước khủng bố và chung tay với cộng đồng quốc tế.
Tokyo cho biết thời hạn chót để giải cứu hai công dân Nhật Bản khỏi tay IS là vào 14h50 chiều 23/1 theo giờ địa phương.
Video đang HOT
Hai con tin người Nhật đang bị IS bắt giữ. Ảnh: AFP
Tờ Mainichi Shimbun của Nhật Bản hôm nay dẫn lời Goto, một trong hai con tin, nói với người quen tại Thổ Nhĩ Kỳ là anh bị một người dẫn đường lừa gạt khi tới Syria và bị rơi vào tay IS. Vài ngày trước, gia đình Goto tại Tokyo nhận được một bức thư từ một người tự xưng là thành viên của IS yêu cầu trả 17 triệu USD tiền chuộc.
Kênh NHK cho hay họ liên lạc với một người nhận là “phụ trách quan hệ công chúng” của IS, cho biết các phiến quân không cần tiền. “IS tiêu xài hơn 200 triệu USD trong một ngày. Đây không phải cuộc chiến kinh tế mà cuộc chiến tinh thần”, người này nói, đồng thời cho rằng “Chính phủ Nhật sẽ trả tiền chuộc”.
Các phiến quân IS hôm qua tung ra một video đe dọa hạ sát hai con tin người Nhật là Haruna Yukawa và Kenji Goto Jogo nếu chính phủ Nhật không trả khoản tiền chuộc 200 triệu USD, tương đương khoản Tokyo hỗ trợ các nước đang chống lại IS.
Khánh Lynh
Theo VNE
Pháp chạy đua mở rộng thềm lục địa
Pháp đang xem việc mở rộng chủ quyền biển là biện pháp quan trọng để phát triển kinh tế trong những thập niên tới.
Tổng thống Pháp Franois Hollande thăm lãnh thổ hải ngoại Saint-Pierre-et-Miquelon ở bắc Đại Tây Dương ngay trước lễ Giáng sinh - Ảnh: AFP
Ngay trước lễ Giáng sinh, Tổng thống Pháp Franois Hollande đã có chuyến thăm Saint-Pierre-et-Miquelon, lãnh thổ hải ngoại của Pháp ở bắc Đại Tây Dương và hiện có tranh chấp chủ quyền với Canada. Điều này cho thấy Paris đang ngày càng quan tâm đến những vùng lãnh thổ xa xôi. Nhờ các lãnh thổ hải ngoại "rải rác" ở nhiều châu lục mà Pháp hiện có diện tích vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) lên đến hơn 11 triệu km2, đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ, theo tờ La Tribune. Tuy nhiên, Paris cho rằng nước này vẫn chưa tận dụng hết thế mạnh địa chính trị của lãnh thổ hải ngoại.
Trong báo cáo mới nhất, Hội đồng Kinh tế, Xã hội và Môi trường Pháp (CESE) ước tính nước này có thể khẳng định chủ quyền thêm khoảng 2 triệu km2 lòng biển nhờ vào việc xác định lại ranh giới thềm lục địa dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982 (UNCLOS). Theo UNCLOS, các nước được chứng minh chủ quyền vượt khỏi ranh giới 200 hải lý của EEZ và lên đến tối đa 350 hải lý tính từ đường biển cơ sở nhờ vào thềm lục địa tự nhiên.
AFP dẫn lời báo cáo viên Gérard Grignon nhận định: "Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay, có quốc gia ven biển nào không nắm lấy cơ hội khẳng định quyền khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên trong lòng đại dương? Pháp sẽ bị xem là quá chểnh mảng và thiếu tầm nhìn xa nếu không mở rộng chủ quyền đối với những vùng đáy biển nhiều khả năng chứa đầy dầu khí ở các lãnh thổ hải ngoại như Guyane, Saint-Pierre et Miquelon hay Nouvelle-Calédonie". Ông Grigon là Chủ tịch Phái đoàn Hải ngoại của CESE và trong giai đoạn 1986 - 2007 là hạ nghị sĩ vùng Saint-Pierre-et-Miquelon.
Không chỉ vậy, theo báo cáo của CESE, trong 2 triệu km2 lòng biển nói trên có những vùng như khu vực xung quanh Polynesia thuộc Pháp ở nam Thái Bình Dương được phát hiện chứa đất hiếm. Nếu khai thác được, Pháp có thể tự chủ về những nguyên liệu có vai trò vô cùng quan trọng trong các ngành công nghiệp mũi nhọn hiện nay, từ hóa chất, sản xuất xe hơi, máy bay đến dược phẩm... Hiện Trung Quốc gần như ở thế độc quyền khi sản xuất tới 80% lượng đất hiếm trên thế giới. Còn tại vùng đáy biển quanh Wallis-et-Futuna, lãnh thổ hải ngoại khác của Pháp ở tây nam Thái Bình Dương, các nhà khoa học xác định rất giàu các kim loại như sắt, mangan, cobalt... Đây sẽ là điều kiện quan trọng để Paris thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế một cách bền vững trong những thập niên tới, đặc biệt là ở những vùng lãnh thổ hải ngoại vốn có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn đáng kể so với chính quốc.
Ngòi nổ tranh chấp
Từ năm 2003, Pháp bắt đầu thực hiện chương trình "Mở rộng chính đáng thềm lục địa" (Extraplac) với mục tiêu thu thập chứng cứ khoa học của từng vùng lãnh thổ để đệ trình lên Liên Hiệp Quốc. Theo tờ Le Monde, tính từ năm 2009, nước này đã nộp hồ sơ về mở rộng thềm lục địa ở 14 khu vực địa lý khác nhau. Hiện có 5 hồ sơ đã được chấp thuận, liên quan đến vùng chủ quyền có tổng diện tích 600.000 km2 ở vịnh Gascogne (đông nam châu Âu, thuộc Đại Tây Dương), Guyane (đông bắc Nam Mỹ, ven Đại Tây Dương), quần đảo Antilles (vùng biển Caribe), quần đảo Kerguelen (nam Ấn Độ Dương) và New Caledonia (tây nam Thái Bình Dương). Bốn hồ sơ khác hiện đang trong quá trình xem xét liên quan đến các lãnh thổ hải ngoại La Réunion (Ấn Độ Dương, gần Madagascar), Saint-Paul-et-Amsterdam (nam Ấn Độ Dương), Wallis-et-Futuna (tây nam Thái Bình Dương) và quần đảo Crozet (nam Ấn Độ Dương). Những hồ sơ còn lại, Liên Hiệp Quốc từ chối xem xét do liên quan đến tranh chấp chủ quyền.
Tổng thống Pháp Franois Hollande tại Saint-Pierre-et-Miquelon ngày 23.12 - Ảnh: AFP
Trong số đó, nóng bỏng nhất là hồ sơ của Saint-Pierre-et-Miquelon, lãnh thổ hải ngoại của Pháp ở bắc Đại Tây Dương và phía nam Canada. Đây là vấn đề khiến 2 nước này căng thẳng từ hơn 2 thập niên qua. Theo tờ Les Echos, hồi tháng 10.2013 Paris cảnh báo sẽ kiện vụ việc lên Liên Hiệp Quốc còn Ottawa khẳng định chủ quyền thềm lục địa là "lợi ích quốc gia". Tổng thống Pháp Hollande từng nhiều lần tuyên bố Paris sẽ bảo vệ quyền lợi liên quan đến việc mở rộng thềm lục địa ngoài khơi Saint-Pierre-et-Miquelon. Một trong những nguyên nhân chính khiến Pháp và Canada ngày càng tỏ ra cứng rắn là do quần đảo này có tiềm năng lớn về dầu mỏ. Tập đoàn Statoil của Na Uy gần đây thông báo thăm dò được một mỏ dầu "có trữ lượng đáng kể" ở vùng biển giữa Saint-Pierre-et-Miquelon và đảo Terre-Neuve của Canada. Bên cạnh đó, khẳng định được chủ quyền ở Saint-Pierre-et-Miquelon đồng nghĩa với việc Pháp có thể tham gia chia sẻ quyền lợi ở Bắc Cực, "điểm nóng" mới nổi của địa chính trị thế giới.
Hiện một số hồ sơ khác của Pháp cũng đang bị "treo" hoặc thậm chí phải rút lại do vấp phải sự phản đối từ Mexico, Vanuatu, Madagascar... Ngoài ra, Paris còn một trở ngại quan trọng trong chương trình Extraplac là những vùng muốn mở rộng thềm lục địa nằm ở quá nhiều khu vực khác nhau. Lực lượng bảo vệ chủ quyền chính là hải quân lại đang trong giai đoạn kinh tế khó khăn do Pháp chủ trương cắt giảm ngân sách của Bộ quốc phòng để đối phó khủng hoảng nợ công. La Tribune dẫn lời Đô đốc Bernard Rogel nhận đình: "Paris chỉ điều 6 tàu chiến và khoảng 20 tàu tuần tra để kiểm soát toàn bộ các vùng EEZ rộng lớn là không đủ. Chúng ta không chỉ khai thác mà còn phải tăng cường bảo vệ nguồn tài nguyên đầy tiềm năng này".
Chương trình Mở rộng chính đáng thềm lục địa (Extraplac) được Ủy ban liên bộ về biển đề xuất với chính phủ Pháp vào tháng 4.1998 và đến tháng 4.2002 chính thức được Phủ thủ tướng phê chuẩn. Nhiệm vụ của chương trình này là nghiên cứu và thu thập mọi dữ liệu khoa học nhằm mở rộng chủ quyền thềm lục địa ở tất cả các vùng lãnh thổ của Pháp. Mỗi năm Paris chi 2,5 triệu euro cho hoạt động của Extraplac, do Viện nghiên cứu khai thác biển của Pháp (Ifremer) và Đơn vị Thủy văn và Hải dương học (SHOM) trực thuộc Hải quân Pháp cùng chịu trách nhiệm điều phối.
Nguyễn Ngọc Lan Chi
Theo Thanhnien
NATO ráo riết chạy đua quân sự với Nga Lo ngại trước khả năng quân sự ngày một lớn của Nga, các quốc gia châu Âu trong khối NATO đồng loạt tăng chi tiêu quốc phòng và theo dõi sát sao các động thái của Nga, với mong muốn tìm được những bí mật, sơ hở của quân đội nước này. Máy bay quân sự Typhoon của Anh đánh chặn máy bay...