Thủ tướng: Nhật Bản là đối tác chiến lược quan trọng hàng đầu của Việt Nam
Quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt – Nhật đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, Nhật Bản là đối tác chiến lược quan trọng hàng đầu của Việt Nam.
Theo tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 23/11, trong chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp cựu Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, cựu Tổng Thư ký Đảng Dân chủ Tự do (LDP), Chủ tịch Liên minh Nghị sỹ Hữu nghị Nhật – Việt Nikai Toshihiro và các thành viên Liên minh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc (Ảnh: BNG).
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Nhật Bản là đối tác chiến lược quan trọng hàng đầu của Việt Nam; bày tỏ vui mừng nhận thấy quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt – Nhật đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực với sự tin cậy chính trị cao; trân trọng cảm ơn ngài Suga Yoshihide và Ngài Nikai Toshihiro đã tích cực thúc đẩy Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp vaccine cho Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại Việt Nam thời gian vừa qua.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao những đóng góp tích cực, hiệu quả của cựu Thủ tướng Suga và Chủ tịch Nikai cũng như các thành viên Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật – Việt vào việc thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước không ngừng phát triển mạnh mẽ và hiệu quả trên các lĩnh vực, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và giao lưu nhân dân; cảm ơn những tình cảm hữu nghị, chân thành đối với đất nước và nhân dân Việt Nam.
Video đang HOT
Thủ tướng Chính phủ đề nghị cựu Thủ tướng Suga, Chủ tịch Nikai và Liên minh Nghị sỹ Hữu nghị tiếp tục có những đóng góp vào việc tăng cường hợp tác giữa Quốc hội, giao lưu nghị sỹ, các nhà lãnh đạo trẻ hai nước, đồng thời phát huy vai trò cầu nối của các tổ chức Nghị sỹ hữu nghị của hai nước.
Cựu Thủ tướng Suga Yoshihide và Chủ tịch Liên minh Nghị sỹ Hữu nghị Nhật – Việt Nikai Toshihiro ôn lại những kỉ niệm và ấn tượng sâu sắc về đất nước và con người Việt Nam.
Quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt – Nhật đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ (Ảnh: BNG).
Nhất trí cao với các phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Nikai khẳng định Liên minh Nghị sỹ Hữu nghị sẽ tiếp tục đóng góp tích cực, hiệu quả cho việc củng cố và tăng cường quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, thúc đẩy các hoạt động góp phần thắt chặt tình hữu nghị, sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước, trong đó có thế hệ trẻ, góp phần mở ra những cơ hội mới cho hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa hai bên.
Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu đã dự lễ xuất hành đưa quýt Unshu của Nhật Bản sang thị trường Việt Nam.
Thời gian qua, lãnh đạo Chính phủ và các cơ quan chức năng của hai nước đã có các hoạt động tích cực để thúc đẩy việc xuất nhập khẩu sang thị trường của nhau các loại hoa quả đặc sản như quýt Unshu, vải và nhãn của Việt Nam.
Phía Nhật Bản đang xem xét tích cực đẩy nhanh quá trình cấp phép nhập khẩu nhãn của Việt Nam trong niên vụ 2022.
Lãnh đạo "Bộ Tứ" sẽ phản đối hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Theo Kyodo, trong cuộc gặp thượng đỉnh các nước "Bộ Tứ" gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ, lãnh đạo từ 4 quốc gia này có thể sẽ phản đối các động thái của Trung Quốc tại Biển Đông và biển Hoa Đông.
Các nhà lãnh đạo nhóm Bộ Tứ gồm: (Từ trái sang phải) Thủ tướng Australia Scott Morrison, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (Ảnh: Reuters).
Hãng tin Kyodo News của Nhật Bản dẫn nguồn thạo tin hôm 22/9 cho hay, lãnh đạo 4 nước "Bộ Tứ" được cho là sẽ phản đối các nỗ lực của Trung Quốc nhằm làm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và biển Hoa Đông khi họ gặp thượng đỉnh ở Washington, Mỹ vào tuần này.
Theo các nguồn tin, một bản nháp tuyên bố chung của các lãnh đạo dường như đã sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ hơn mức bình thường trước đó liên quan tới tình hình Biển Đông và biển Hoa Đông. Tuyên bố này được cho là sẽ "phản đối những thách thức gây ảnh hưởng tới trật tự dựa trên quy tắc" ở các khu vực trên.
Cuộc họp dự kiến diễn ra vào ngày 24/9, sẽ là sự kiện họp thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Australia Scott Morrison, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide.
Mỹ cho biết, sự kiện sẽ mang tới một cơ hội để củng cố quan hệ, thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở.
Tại hội nghị thượng đỉnh "Bộ Tứ" hồi tháng 3, các nhà lãnh đạo đã đồng ý tìm cách để đối phó với việc Trung Quốc gia tăng hoạt động xây dựng quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương.
Năm ngoái, Trung Quốc từng nghi ngờ rằng Mỹ muốn xây dựng "NATO Ấn Độ - Thái Bình Dương" với nòng cốt là nhóm "Bộ Tứ", cũng như cáo buộc Washington muốn tạo ra "tâm lý Chiến tranh Lạnh" và "khuấy động sự đối đầu giữa các nhóm và khối khác nhau" cũng như "kích thích cạnh tranh địa chính trị".
Sự kiện diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, với hàng loạt mâu thuẫn xoay quanh nhiều vấn đề từ Hong Kong, Đài Loan, Biển Đông, Tân Cương cho tới chiến tranh thương mại, vấn đề sở hữu trí tuệ...
Thủ tướng Nhật Bản nhiều khả năng cùng lúc cải tổ nội các và ban lãnh đạo LDP Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đang xem xét khả năng cải tổ nội các cùng lúc với cải tổ ban lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền. Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide phát biểu tại thủ đô Tokyo, ngày 25/8/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN Hãng tin Jiji Press dẫn các nguồn tin giấu tên...