Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi ủng hộ WHO
Thủ tướng Abe Shinzo kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ WHO, đồng thời khẳng định vấn đề của tổ chức này nên giải quyết sau khi đẩy lùi đại dịch.
“Hợp tác của WHO là rất cần thiết trong việc chống lại COVID-19. Nhật Bản sẽ không tính tới chuyện cắt hay ngừng các khoản đóng góp của mình. Bây giờ là thời điểm ủng hộ WHO”, ông Abe cho biết.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nhật Bản nhấn mạnh, các vấn đề liên quan tới WHO cần được xem xét khi đại dịch qua đi.
Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo. (Ảnh: Reuters)
Bình luận của ông Abe được đưa ra vài ngày sau khi Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ cắt tài trợ cho WHO, với cáo buộc tổ chức này không thể làm tròn nghĩa vụ trong đại dịch.
Quyết định của Mỹ vấp phải sự phản đối từ nhiều chuyên gia y tế thế giới, Liên hợp Quốc, Nga, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Liên minh châu Phi và tỷ phú Bill Gates, nhà ủng hộ lớn cho WHO thông qua quỹ từ thiện của mình.
Trong khi Trung Quốc chỉ trích quyết định của Mỹ sẽ làm suy yếu năng lực của WHO và tác động tiêu cực tới sự hợp tác quốc tế. Trong khi Nga kêu gọi Mỹ ngừng công kích WHO và có hướng đi trách nhiệm hơn.
Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về an ninh và chính sách đối ngoại Josep Borrell gọi quyết định của ông Trump là “rất đáng tiếc”, khẳng định không có lí do giải thích nào trong thời điểm cần tới nỗ lực của WHO trong cuộc chiến chống COVID-19.
Thủ tướng Đức Angela Merkel ủng hộ lập trường cho rằng, đại dịch chỉ có thể giải quyết được bằng phản ứng quốc tế mạnh mẽ và mang tính phối hợp toàn cầu.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau nhấn mạnh việc hợp tác trong đại dịch là hết sức quan trọng và WHO là một phần quan trọng trong sự hợp tác, phối hợp đó.
Quyết định của Tổng thống Trump cũng hứng không ít chỉ trích từ trong nước. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi gọi cú xuống tay của ông Trump là hành động vô nghĩa và bất hợp pháp, đồng thời cho biết các thành viên Đảng Dân chủ sẽ thách thức quyết định này.
Sau quyết định của Tổng thống Trump, nhiều quốc gia thông báo sẽ gia tăng đóng góp để WHO có thể vận hành trong bối cảnh dịch COVID-19 không có dấu hiệu giảm nhiệt.
Video: My cat tai tro, Tong giam đoc WHO noi gi?
Nội các Phần Lan hôm 15/4 tuyên bố nâng mức tài trợ cho WHO lên 6 triệu USD. Australia cũng thông báo sẽ tiếp tục tài trợ cho WHO, nhưng nhấn mạnh sẽ tiếp tục hối thúc WHO cải cách.
Vợ chồng tỷ phú Bill Gates quyết định tài trợ thêm cho WHO 150 triệu USD thông qua quỹ Bill & Melina Gates, nhằm hỗ trợ tổ chức này thực hiện biện pháp đảm bảo sức khỏe cộng đồng, điều trị bệnh nhân COVID-19, cũng như nghiên cứu phát triển vaccine.
SONG HY
Chiêu đòn mới của Donald Trump
Dịch bệnh viêm phổi cấp Covid-19 do virus corona gây ra không chỉ tiếp tục lây lan ra thế giới và hoành hành trên thế giới mà còn cho mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc thêm trắc trở.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Trung Quốc gây ra dịch bệnh, dùng cuộc chiến tranh truyền thông với Trung Quốc để chứng minh Trung Quốc đã bưng bít sự thật về nguồn gốc dịch bệnh và cách thức Trung Quốc ứng phó dịch bệnh.
Chiêu đòn mới đây nhất được ông Trump tung ra là nhằm vào Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Ông Trump không chỉ cáo buộc WHO thiên vị Trung Quốc, tiếp tay cho Trung Quốc bưng bít sự thật về dịch bệnh cũng như không làm đúng và hiệu quả trách nhiệm trong cảnh báo thế giới về nguy cơ dịch bệnh và dẫn dắt thế giới ứng phó dịch bệnh mà còn tuyên bố ngừng đóng góp tài chính cho ngân quỹ hoạt động thường xuyên của WHO. Trong biện giải cho quyết định mới này, ông Trump đề cập đến thực trạng hiện tại là trong khi Mỹ đóng góp 15% ngân quỹ hoạt động thường niên của WHO thì Trung Quốc chỉ đóng góp có hơn 1% mà Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chỉ có sau Mỹ và đông dân hơn Mỹ gấp nhiều lần.
Không khó gì để có thể nhận ra được ngay mục tiêu tấn công chính của ông Trump khi chơi chiêu đòn này là Trung Quốc chứ không phải WHO, nhưng nhằm trước hết vào WHO để rồi tác động tới Trung Quốc thì hiệu ứng cộng hưởng sẽ đắc dụng hơn rất nhiều. Mục đích của ông Trump với việc làm rùm beng thế là hướng sự chú ý của công chúng và cử tri Mỹ vào Trung Quốc và vào WHO chứ không để ý đến cách thức ông Trump xử lý cuộc khủng hoảng hiện tại ở Mỹ.
Dịch bệnh này hiện đang trở nên càng ngày càng thêm nguy hiểm đối với cơ may của ông Trump được tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống tới đây ở nước Mỹ. Nếu xử lý ổn thoả cuộc khủng hoảng này, ông Trump cầm chắc trong tay phần thắng ở cuộc bầu cử sắp tới nói trên. Nhưng vì hiện tại mọi dấu hiệu lại cho thấy ông Trump vẫn chưa kiểm soát và xoay chuyển được tình hình trong đẩy lùi và vượt qua dịch bệnh, đồng thời cũng chưa báo hiệu là sẽ có được đối sách thích hợp trong những ngày tới.
Phe Đảng Dân chủ lại đang tiến bộ trong việc chấn chỉnh đội ngũ, đoàn kết thống nhất nội bộ và đề ra chiến lược tận lợi tối đa những yếu kém và thất bại của ông Trump trong cầm quyền. Và đại dịch chưa biết đến khi nào mới chấm dứt trong khi ngày diễn ra cuộc bầu cử tổng thống cứ tiến lại thêm gần. Cho nên ông Trump cần hình nhân thế mạng là Trung Quốc và cần dùng WHO làm hình nhân thế mạng để chĩa mũi tând công vào Trung Quốc. Việc WHO có mối quan hệ thân thiết với Trung Quốc, việc WHO thể hiện quan điểm đánh giá về dịch bệnh gần như giống hoàn toàn Trung Quốc và cả việc WHO không tin vào những thông tin cảnh báo của Đài Loan đều giúp ông Trump thuận lợi và dễ dàng sử dụng chiêu thức đổ trách nhiệm về dịch bệnh cho Trung Quốc và WHO.
Việc này trở nên càng thêm quan trọng đối với ông Trump sau khi lộ diện những thông tin và bằng chứng ở Mỹ cho thấy ông Trump đã được cộng sự cảnh báo từ rất sớm về nguy cơ dịch bệnh cũng như ai cũng thừa biết rằng WHO cảnh báo về dịch bệnh là trách nhiệm của WHO chứ còn mọi nơi trên thế giới đều tiếp cận được nhiều nguồn thông tin khác nhau về dịch bệnh thừa đủ để tự đánh giá về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh và khả năng lây lan của dịch bệnh.
Ông Trump tung đòn nhằm tới WHO vào thời điểm hiện tại để kết hợp dùng nó công kích Trung Quốc thôi chứ việc Mỹ cắt giảm hoặc ngừng đóng góp cho ngân quỹ hoạt động của WHO đã được chính quyền của ông Trump dự định từ trước. Ông Trump đâu có ưa gì LHQ và đã thực thi chính sách nhất quán xuyên suốt là giảm đóng góp tài chính của Mỹ cho ngân sách hoạt động thường niên của LHQ.
Không biết làm như thế rồi đây có giúp ông Trump tái đắc cử tổng thống ở Mỹ hay không nhưng hiện có thể chắc chắn được là thể diện và uy danh, vai trò và ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới sẽ bị tổn hại nặng nề. WHO sẽ gặp khó khăn và rất nhiều người trên thế giới bị ảnh hưởng tiêu cực khi có những chương trình của WHO không thể thực hiện được nữa. Bây giờ là lúc các thành viên của WHO phải chung sức đồng lòng giúp WHO vững mạnh và hoạt động hiệu quả thiết thực.
Đại sứ Trần Đức Mậu
Trump 'không vui' với Trung Quốc Trump nói không hài lòng khi Trung Quốc không cảnh báo với thế giới về đại dịch dù Covid-19 có thể được chặn đứng từ lâu. "Hãy để tôi nói theo cách này, tôi không vui, được chứ? Tôi không hài lòng. Tôi đã nói chuyện với họ và đại dịch này có thể được chặn đứng từ lâu. Họ biết điều đó,...