Thủ tướng Nhật Bản cúi đầu xin lỗi nghị sĩ đảng đối lập
Trong phiên họp quốc hội hôm 1/6, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã cúi đầu xin lỗi một nữ nghị sĩ đảng đối lập vì lớn tiếng và ngắt lời bà khi đang chất vấn ông về vấn đề quốc phòng.
Thủ tướng Shinzo Abe cúi đầu xin lỗi một nữ nghị sĩ đảng đối lập vì đã ngắt lời bà này. (Ảnh: AP)
Hôm qua 1/6, trước mặt các nghị sĩ ở Hạ viện trong phiên chất vấn chính phủ về vấn đề quốc phòng, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã cúi đầu nhận lỗi về việc lớn tiếng và ngắt lời nữ nghị sĩ đảng Dân chủ Kiyomi Tsujimoto khi bà đặt câu hỏi về chính sách an ninh hồi tuần trước.
“Một lần nữa tôi xin chân thành nhận lỗi, và từ giờ tôi sẽ không để chuyện này xảy ra nữa”, ông Abe phát biểu.
Hôm 28/5, ông Abe đã cắt ngang khi bà Tsujimoto đặt vấn đề về khả năng Nhật Bản và người Nhật bị tấn công khủng bố, chất vấn liệu chính phủ có giải pháp nào cho vấn đề này.
Nữ nghị sĩ đang nói trong khoảng thời gian 3 phút cho phép thì bị Thủ tướng ngắt lời và quát: “Nhanh lên, hãy đặt câu hỏi đi!”.
Video đang HOT
Sau đó, bà Tsujimoto đã viết trên blog cá nhân rằng thái độ nóng giận của ông Abe không chỉ xúc phạm bà mà còn thể hiện sự thiếu hiểu biết về các nguyên tắc cơ bản của dân chủ.
Ông Abe hôm 1/6 đã lên tiếng xin lỗi và biện hộ rằng câu hỏi của bà quá dài dòng khiến ông không có thời gian trả lời.
Tuy nhiên, đảng đối lập và đảng cầm quyền chỉ trích rằng lời xin lỗi của ông Abe “không chân thành”. Họ đã yêu cầu ông nhắc lại, Thủ tướng đã làm theo yêu cầu này.
Theo AP, đây không phải lần đầu tiên ông Abe nổi giận trong các cuộc họp của quốc hội. Hôm 27/5 vừa rồi, ông Abe cũng đã ngắt lời các nghị sĩ đảng đối lập cho rằng các câu trả lời của ông quá dài dòng và rườm rà. “Làm ơn hãy ngừng cản trở cuộc thảo luận đi. Các vị chưa học điều đó ở trường hay sao?”, ông cáu gắt nói.
Nghi Phương
Theo Dantri/ AP
Lý Quang Diệu biết Trung Quốc muốn thao túng Biển Đông từ năm 1974
Cố thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã đoán biết trước mưu đồ độc chiếm Biển Đông và thao túng các quốc gia Đông Nam Á của Trung Quốc từ năm 1974, tài liệu của cơ quan lưu chiểu quốc gia Anh vừa công bố cho biết.
Ông Lý Quang Diệu (phải) trong cuộc gặp cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân tại Bắc Kinh năm 1983 (Ảnh: Xinhua)
Ông Lý Quang Diệu, qua đời hồi tháng 3 vừa qua ở tuổi 91, từng phát biểu với các bộ trưởng và thành viên quốc hội Anh trong chuyến thăm năm 1974 rằng, Trung Quốc cần khoảng 10 năm nữa để đạt được năng lực đáp trả tấn công hạt nhân.
Dù vậy, một khi đạt được khả năng này, ông Lý dự đoán Trung Quốc sẽ bắt đầu tìm cách ảnh hưởng tới thế giới, đặc biệt là các nước láng giềng, để biến họ trở thành những nước như mong muốn của Bắc Kinh.
Dù Trung Quốc không thực hiện tư tưởng bành trướng, họ sẽ tìm cách thao túng các quốc gia láng giềng và do đó các quốc gia Đông Nam Á phải luôn tính tới các lợi ích của Trung Quốc khi ứng phó với nước này, ông Lý phát biểu tại thời điểm đó.
Đến khi các nước phương Tây bắt đầu công nhận nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa và cắt đứt quan hệ với Đài Loan, ông Lý thừa nhận Singapore không thể tránh việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, nhưng ông tin rằng ông có thể kiểm soát được bản chất mối quan hệ.
Trung Quốc muốn xây dựng quan hệ với Singapore bởi nó sẽ giúp Bắc Kinh xâm nhập vào trái tim của Đông Nam Á, với một nhóm khoảng 30 người trong cộng đồng ngoại giao, Lý Quang Diệu nhận định.
Vào thời điểm đó, ông Lý ước tính chỉ 15-16 người dân Singapore ủng hộ chính phủ Bắc Kinh, khoảng 20% ủng hộ Đài Loan trong khi 55-60% không chắc.
Ông cũng khẳng định Singapore không vội vã thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc bởi nước mình cần cho các nước Đông Nam Á khác biết Singapore sẽ không trở thành một "ngựa thành Troy" giúp Trung Quốc xâm nhập khu vực.
Ông Lý còn nói với thủ tướng Anh khi đó là Harold Wilson rằng, ông tin Bắc Kinh sẽ tập trung nỗ lực gây ảnh hưởng với Malaysia thay vì Singapore.
Simon Shen Xu Hui, phó giáo sư khoa xã hội học tại đại học Trung Hoa Hong Kong, và Wai-Kwok Benson Wong, phó giáo sư khoa chính trị và quốc tế học của Đại học Baptist Hồng Kông nhận định trên tờ Ming Pao rằng, các quốc gia Đông Nam Á vẫn không tin tưởng Trung Quốc, và sẽ không bao giờ bị Bắc Kinh thao túng.
Ông Shen tin rằng, dù một số quốc gia Đông Nam Á có vẻ nhún nhường trước Trung Quốc, nhưng vẫn lo ngại về động cơ của Bắc Kinh. Đông Nam Á sẽ còn chịu ảnh hưởng lớn từ Trung Quốc về mặt kinh tế, nhưng sẽ không cúi đầu trước Trung Quốc về mặt chính trị, chuyên gia này nhận định.
Thanh Tùng
Theo Dantri/Want China Times
Bầu cử tổng thống Ba Lan: Ứng viên đảng đối lập chiến thắng Ông Andrzej Duda thuộc đảng Luật pháp và Công lý đã giành chiến thắng trước đương kim Tổng thống Bronislaw Komorowski trong cuộc bầu cử tổng thống Ba Lan, theo kết quả do Ủy ban bầu cử quốc gia Ba Lan công bố. Tân Tổng thống Ba Lan, Andrzej Duda - Ảnh: Reuters Với 51,55% số phiếu bầu, ông Andrzej Duda, ứng viên...