Thủ tướng Nhật Bản cam kết chuẩn bị cho kịch bản tồi tệ nhất của dịch COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 6/12, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cam kết “chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất” khi đối phó với biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2, trong khi vẫn đẩy nhanh nỗ lực nhằm đưa nền kinh tế nước này trở lại quỹ đạo tăng trưởng.
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio phát biểu trong cuộc họp báo tại thủ đô Tokyo. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu tại Quốc hội, Thủ tướng Kishida cảnh báo về các rủi ro mới, trong đó có việc biến thể Omicron đã xuất hiện ở hàng loạt các nước trên thế giới, bất chấp tình hình dịch COVID-19 ở Nhật Bản đã cải thiện đáng kể. Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ duy trì quan điểm thận trọng và khôn khéo”. Thủ tướng Kishida cho biết kể từ mùa Hè năm nay, Nhật Bản đã bổ sung thêm 10.000 giường bệnh dành riêng cho các bệnh nhân COVID-19, đồng thời hy vọng sẽ cấp phép sử dụng cho loại thuốc điều trị COVID-19 dạng uống vào cuối tháng này.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Kishida cũng nhắc lại rằng Chính phủ Nhật Bản sẽ rút ngắn khoảng cách giữa mũi tiêm thứ 2 và mũi tiêm tăng cường từ mức 8 tháng hiện nay xuống còn ít nhất 6 tháng nhằm tăng cường khả năng miễn dịch cho cộng đồng. Mặt khác, chính phủ sẽ bắt đầu phát hành chứng nhận điện tử cho những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine từ ngày 20/12.
Từ ngày 1/12, Nhật Bản đã bắt đầu tiêm mũi thứ ba của vaccine do hãng dược phẩm Pfizer-BioNTech phát triển cho các nhân viên y tế tuyến đầu, những người này đã tiêm mũi thứ hai ít nhất 8 tháng trước.
Hiện tại, vaccine Pfizer là vaccine duy nhất được chấp thuận là vaccine tiêm nhắc lại tại Nhật Bản. Tuy nhiên, chính phủ cho biết vaccine tăng cường có thể là một nhãn hiệu khác với hai mũi tiêm trước đó và vaccine của hãng Moderna cũng có thể được sử dụng để tiêm nhắc lại và tiêm kết hợp nếu được chấp thuận.
Thủ tướng đề nghị Việt - Nhật hợp tác ứng phó các tình huống y tế khẩn cấp
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao việc Nhật Bản hỗ trợ vaccine cho các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, khẳng định sẽ nỗ lực thúc đẩy thành lập và đưa vào vận hành hiệu quả Trung tâm AC-PHEED.
Video đang HOT
Sáng 27/10 diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật Bản lần thứ 24. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự Hội nghị cùng lãnh đạo các nước ASEAN, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng Thư ký ASEAN.
Tại Hội nghị, các nước ASEAN và Nhật Bản đã hoan nghênh những tiến triển trong hợp tác hai bên thời gian qua. Các nước nhất trí, mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch, nhưng vẫn đạt nhiều kết quả quan trọng và thực chất.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị sáng 27/10 (Ảnh: Quốc Chính).
Các nước ASEAN cảm ơn và đánh giá cao Nhật Bản tiếp tục dành nhiều hỗ trợ cho ASEAN ứng phó dịch bệnh Covid-19. Với kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều đạt 204 tỷ USD, tổng đầu tư Nhật Bản vào ASEAN đạt 8,5 tỷ USD trong năm 2020, ASEAN và Nhật tiếp tục là thị trường sản xuất và đầu tư quan trọng của nhau.
Nhật Bản khẳng định coi trọng quan hệ đối tác ASEAN - Nhật Bản, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực, khẳng định ủng hộ ASEAN xây dựng Cộng đồng, cam kết tăng cường hợp tác với ASEAN trên tinh thần Tuyên bố chung về hợp tác ASEAN - Nhật Bản và Quan điểm chung của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP) năm 2020.
Thủ tướng Nhật Bản cho biết, Nhật Bản đã cung cấp hơn 16 triệu liều vaccine và viện trợ hơn 32 tỷ Yên cho ASEAN, tích cực hỗ trợ ASEAN triển khai Khung phục hồi tổng thể với khoản cho vay trị giá 192 tỷ Yên với lãi suất thấp nhất, khẳng định hỗ trợ Trung tâm ASEAN ứng phó các tình huống y tế công cộng khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi (AC-PHEED) hoạt động bền vững.
Thủ tướng Nhật Bản mời các lãnh đạo ASEAN tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ tại Nhật Bản vào năm 2023 và thông báo đề xuất kế hoạch triển khai các hoạt động kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Nhật Bản. Nhật Bản khẳng định cam kết hỗ trợ ASEAN trong thu hẹp khoảng cách phát triển, phát triển tiểu vùng nhằm hạn chế các tác động do Covid-19, đầu tư nguồn lực nhiều hơn giúp ASEAN ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển xanh và bền vững...
Trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế, Hội nghị nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại, hợp tác, xây dựng lòng tin, tôn trọng luật pháp quốc tế, đồng thời nhất trí cần phối hợp bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực, trong đó có an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông, nhất là trong bối cảnh khó khăn, thách thức hiện nay.
Lãnh đạo các nước dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật Bản lần thứ 24 (Ảnh: Quốc Chính).
Trao đổi về tình hình trong khu vực, Thủ tướng Nhật Bản khẳng định ủng hộ lập trường của ASEAN về Biển Đông, hoan nghênh vai trò của ASEAN trong thúc đẩy hợp tác, đối thoại, xây dựng lòng tin ở khu vực, thực hiện đầy đủ Tuyên bố Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC), xây dựng một Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982. Nhật Bản cũng khẳng định ủng hộ vai trò của ASEAN thúc đẩy đối thoại, hòa giải, hỗ trợ Myanmar tìm giải pháp ổn định tình hình.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn sự ủng hộ và hợp tác của các nước đã dành cho Việt Nam trong nhiệm kỳ điều phối quan hệ ASEAN - Nhật Bản 2018-2021, khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực, đưa quan hệ hai bên đi vào chiều sâu, hiệu quả và thực chất.
Hoan nghênh tiến triển tích cực trong quan hệ hai bên trong bối cảnh khó khăn hiện nay, Thủ tướng đề nghị hai bên cần tiếp tục đẩy mạnh các ưu tiên, hợp tác phối hợp kiểm soát tốt đại dịch Covid-19, phục hồi hiệu quả và bền vững. Thủ tướng đề nghị hai bên cần hợp tác nâng cao năng lực ứng phó các tình huống y tế khẩn cấp trong tương lai.
Nhân dịp này, Thủ tướng đánh giá cao Nhật Bản đã hỗ trợ vaccine cho các nước, trong đó có Việt Nam, và khẳng định sẽ nỗ lực thúc đẩy thành lập và đưa vào vận hành hiệu quả Trung tâm AC-PHEED.
Thủ tướng nhấn mạnh hai bên cần phối hợp chặt chẽ trong phục hồi và ổn định các chuỗi cung ứng bị đứt gãy do Covid-19, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tối đa để các doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh ở khu vực và Việt Nam.
Quang cảnh hội nghị trực tuyến tại đầu cầu Hà Nội (Ảnh: Quốc Chính).
Thủ tướng cũng đề nghị Nhật Bản hỗ trợ ASEAN tiếp tục trợ giúp ASEAN thu hẹp khoảng cách phát triển, thúc đẩy phát triển đồng đều, bao trùm, bền vững ở các vùng, miền còn kém phát triển, trong đó có tiểu vùng Mê Công thông qua khuôn khổ hợp tác Mê Công - Nhật Bản.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đề nghị Nhật Bản tích cực hỗ trợ các nước ASEAN và Việt Nam phát triển hạ tầng chiến lược, phát triển xanh, hợp tác chuyển đổi số, kinh tế số và hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch.
Thủ tướng nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của thúc đẩy hợp tác, xây dựng lòng tin, ứng phó các thách thức nảy sinh nhằm duy trì môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực, trong đó có Biển Đông và bán đảo Triều Tiên.
Thủ tướng hoan nghênh sự ủng hộ tích cực của Nhật Bản giành cho ASEAN trong đóng góp gìn giữ ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông thông qua đối thoại, tăng cường lòng tin, thúc đẩy cam kết và hành xử trách nhiệm của các bên, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, đề cao luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, khuôn khổ điều chỉnh các hành vi, hoạt động trên biển và đại dương.
Thủ tướng: Nhật Bản là đối tác chiến lược quan trọng hàng đầu của Việt Nam Quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt - Nhật đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, Nhật Bản là đối tác chiến lược quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Theo tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 23/11, trong chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính...