Thủ tướng Nhật “âm mưu” gì khi đòi gặp Tổng thống Hàn?
Tại sao ông Abe lại muốn gặp Tổng thống Park, dù bà liên tục khước từ…
“Ông Abe có thể sử dụng yêu cầu gặp mặt bà Park như là một cách khuếch trương thanh thế để các nước khác nghĩ rằng, Seoul sẽ “đứng mũi chịu sào” khi có cuộc xung đột nào với Tokyo xảy ra”, nguồn tin giấu tên trên cho biết.
Cũng theo nguồn tin này, có thể, Thủ tướng Nhật thực sự muốn nói chuyện với Tổng thống Park Geun-hye. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp này, ông Shinzo Abe đều được hưởng lợi. Nếu Tổng thống Hàn đồng ý gặp, ông Abe sẽ có thể xuất hiện trong một cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nước. Còn trong trường hợp bà Park chối từ lời đề nghị, các quốc gia khác tin rằng, ông đang cố gắng giải quyết những bế tắc tồn tại trong mối quan hệ song phương.
Ông Abe và bà Park trong cuộc gặp gỡ bên lề Diễn đàn Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương tổ chức ở Bali hồi tháng 10/2013.
Ông Abe, người vừa trở lại trong vai trò Thủ tướng Nhật hồi cuối năm ngoái, tiếp tục kêu gọi Chính phủ Park Geun-hye đồng ý tổ chức một cuộc gặp gỡ cấp cao giữa hai nước. Hồi đầu tháng 11, ông Abe cũng bày tỏ mong muốn có cuộc gặp với bà trong năm nay.
Tuy nhiên, bà Park không hề có phản hồi tích cực trước mong muốn của nhà lãnh đạo Nhật. Trong cuộc phỏng vấn trên BBC hồi đầu tháng 11, bà cho biết lý do không thể gặp mặt ông Abe. “Một cuộc gặp thượng đỉnh với ông Abe sẽ là vô nghĩa, trừ khi Tokyo xin lỗi về các việc làm sai trái trong quá khứ”, bà Park nói.
Video đang HOT
“Chúng tôi luôn nhìn nhận Nhật Bản là một đối tác quan trọng và tôi cũng hi vọng mối quan hệ giữa hai nước sẽ được cải thiện hơn nữa. Song, thực tế, những vấn đề khúc mắc giữa hai nước đã cản trở mong muốn đó”.
Đơn cử, bà Park mong muốn Nhật Bản chính thức xin lỗi về việc sử dụng các nô lệ tình dục (chủ yếu là phụ nữ Hàn Quốc) trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Còn ông Abe lại không thừa nhận lỗi lầm trên bởi các cáo buộc này không hề có căn cứ.
“Mục đích của cuộc gặp thượng đỉnh của đôi bên sẽ là gì nếu Nhật Bản tiếp tục khăng khăng chối bỏ trách nhiệm về những việc làm sai trái trong quá khứ? Tôi nghĩ, tốt hơn là không có cuộc gặp gỡ nào cả”, nữ Tổng thống Hàn Quốc trả lời trong cuộc phỏng vấn.
Ngoài ra, ông Abe cũng lên tiếng không thừa nhận các việc làm sai trái khác của Nhật trong quá khứ như tuyên bố chủ quyền về quần đảo Dokdo của Hàn Quốc hay các hành động chọc giận quốc gia này.
Khi được hỏi về việc hai nhà lãnh đạo có thể gặp gỡ trong năm nay được không khi mà ông Abe thay đổi lập trường và chính thức xin lỗi về các sai phạm trong quá khứ, nguồn tin trên tiết lộ, “đó không phải là một dấu hiệu khả quan”.
“Nếu Seoul và Tokyo đạt được một thỏa thuận càng sớm, có thể một cuộc gặp thượng đỉnh sẽ diễn ra trong năm nay để xem xét về mối quan hệ láng giềng của hai nước”, nguồn tin trên cho biết.
Theo Kiến thức
Trọng tâm cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung
Cuộc gặp Tập Cận Bình- Obama trọng tâm là định vị quan hệ kiểu mới giữa hai cường quốc.
Chủ tịch Trung Quốc đã lên đường thăm châu Mỹ. Sau khi kết thúc chuyến thăm tới ba nước Nam Mỹ, gồm Trinidas và Tobago, Costarica và Mexico, ngày 7-8/6 ông Tập Cận Bình sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại trang viên Leonore Annenberg thuộc bang California. Đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa các lãnh đạo tối cao hai nước sau khi chính quyền hai nước hoàn thành việc chuyển giao giữa khóa cũ và khóa mới, đây cũng là cuộc gặp gỡ đầu tiên tại trang viên này giữa nguyên thủ hai nước kể từ năm 1949.
Theo Giáo sư Kim Xán Vinh, Viện phó Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, quan hệ Trung-Mỹ hiện tồn tại rất nhiều vấn đề cần phải xử lý. Về quan hệ song phương, Trung Quốc có thể sẽ đề cập tới vấn đề Đài Loan, vấn đề tỉ giá đồng nhân dân tệ và chủ trương chính sách thương mại của Trung Quốc; còn phía Mỹ có thể sẽ nêu ra vấn đề an ninh mạng, quyền sở hữu trí tuệ, hiện đại hóa quân sự, nhân quyền... ở tầm khu vực, Trung - Mỹ cũng có hàng loạt vấn đề cần phải thảo luận như phối hợp lập trường trong vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên, dò tìm giới hạn của nhau trong vấn đề biển Hoa Đông, Iran, vấn đề Syria và tình hình Nam Á sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan. Cuộc gặp gỡ giữa Tập Cận Bình và Obama lần này chủ yếu là nhằm chỉ rõ phương hướng xử lý các vấn đề này.
Cuộc gặp Tập Cận Bình - Obama năm 2012 khi ông Tập thăm Washington trên cương vị Phó Chủ tịch Trung Quốc
Giới phân tích nhận định, Mỹ - Trung hiện vẫn tồn tại một số va chạm, nhưng về tổng thể, mối quan hệ hai nước là không tồi. Hai nước đã xây dựng được quan hệ đối tác hợp tác cùng có lợi. Hiện nay, Bắc Kinh và Washington đang thảo luận việc xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới, tìm kiếm đáp án mới cho vấn đề cũ. Việc Trung Quốc muốn trỗi dậy mà không nước nào cản nổi và việc Mỹ là cường quốc mạnh nhất thế giới là hai hiện thực khách quan. Trung - Mỹ có thể xây dựng mối quan hệ cùng thắng cùng có lợi hay không rất quan trọng với thế giới.
Trong cuộc gặp sắp tới, lãnh đạo hai nước có thể thảo luận về vấn đề thương mại và các điểm nóng quốc tế nhưng đây không phải là trọng điểm của cuộc gặp gỡ mà trọng điểm là việc thiết kế phương hướng phát triển của hai nước lớn: Mỹ và Trung Quốc. Thế giới bên ngoài khẳng định rằng họ kỳ vọng vào thành quả của cuộc gặp gỡ, nhưng kỳ vọng đó không phải là việc mua bán vài cái máy bay, mà là việc Trung Quốc và Mỹ tiến hành thảo luận về phương hướng và lộ trình lớn cho quan hệ song phương. Giáo sư Kim Xán Vinh cũng cho rằng cuộc gặp gỡ giữa Tập Cận Bình và Obama trước tiên phải giải quyết vấn đề định vị quan hệ hai nước. Việc này vô cùng quan trọng bởi vì không định vị tốt, quan hệ hai nước sẽ không thể phát triển t ốt đẹp.
Theo giới quan sát ở Washington, cuộc đàm phán này là cơ hội để ông Obama ghi điểm thành công về chính sách ngoại giao trong bối cảnh danh tiếng của ông đang bị ảnh hưởng từ việc Mỹ thiếu hành động trong vấn đề Syria. Ông cũng có thể tránh xa được những tranh cãi nội bộ đã khiến cho nhiệm kỳ hai của ông có sự khởi đầu đầy khó khăn.
Ông Tập Cận Bình rất muốn được coi là đứng ngang bằng với nhà lãnh đạo Mỹ và muốn giới cầm quyền cũng như dân chúng Trung Quốc thấy ông có thể thúc đẩy lợi ích của họ trên trường quốc tế khi Bắc Kinh tìm kiếm cái mà họ gọi là mối quan hệ "cường quốc lớn" mới với Mỹ.
Các quan chức Mỹ không đánh giá cao triển vọng có được những đột phá lớn hay các thỏa thuận cụ thể trong cuộc gặp thượng đỉnh tại California. Ông Tập Cận Bình sẽ có một cuộc gặp gỡ trực tiếp với Tổng thống Mỹ, một cuộc gặp mà ít nhà lãnh đạo nước ngoài nào có được. Ông tỏ ra là người ít cứng nhắc hơn các bậc tiền nhiệm và việc ông sẵn sàng từ bỏ nghi lễ của một cuộc thăm viếng Nhà Trắng có thể là tín hiệu về một cách tiếp cận mới mẻ.
Mặc dù được công bố là cuộc gặp không chính thức, song các cuộc gặp thượng đỉnh như thế này được tổ chức rất kỹ. Cả hai phía vẫn đang thảo luận về việc hai nhà lãnh đạo có tổ chức họp báo chung hay không, một sự kiện theo đúng thủ tục khi Tổng thống Mỹ tiếp đón một lãnh đạo nước ngoài.
Một quan chức Mỹ tham gia lập trình cuộc họp cho biết cuộc gặp gỡ tại khu nghỉ dưỡng đa phần là làm việc và ít nghỉ ngơi. Ông này nói: "Đây không phải là chuyến nghỉ dưỡng. Chúng tôi không mời Chủ tịch Tập Cận Bình tới nghỉ cuối tuần bình thường ở Palm Springs. Thực sự là như thế".
Theo vietbao
Vì sao máy bay ném bom Nga "khiêu khích" Nhật? Sự kiện máy bay ném bom và máy bay quân sự Nga tuần này hai lần tiếp cận một cách nguy hiểm không phận Nhật Bản được coi là một hành động khiêu khích đầy bất thường trong bối cảnh quan hệ hai nước đang chứng kiến những dấu hiệu cải thiện rõ rệt. Ảnh minh họa Một loạt chiến đấu cơ của...