Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu kiểm tra các bộ, địa phương “nợ” nhiều việc
Người phát ngôn Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết như vậy, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, diễn ra chiều nay (31/8).
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2016, Chính phủ thảo luận dự thảo Nghị định về Quy chế làm việc của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021. Đây là văn bản quan trọng quy định tổng thể công việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Dự thảo Nghị định sửa 38/41 điều, thêm 9 điều so với quy định hiện hành.
Văn bản này rất quan tâm đến cải cách hành chính, cũng như quy trình giải quyết các nhiệm vụ, nhất là về thẩm quyền giải quyết.
“Có ý kiến cho rằng chúng ta họp nhiều, như vậy thì phải xác định xem có đúng thẩm quyền không, trách nhiệm của các bộ trưởng, các thành viên Chính phủ đã rõ chưa, để từ đó đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ đúng thẩm quyền, không đùn đẩy, không đẩy việc lên Chính phủ…”, ông Dũng nói.
Người phát ngôn Chính phủ cho biết, khi Quy chế làm việc của Chính phủ nhiệm kỳ mới được ban hành, sẽ khắc phục sự giao thoa về nhiệm vụ của các bộ, ngành, khắc phục các “khoảng trống” trách nhiệm.
Video đang HOT
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Văn phòng Chính phủ khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định để sớm ban hành. Sau khi văn bản này được ban hành, các bộ trưởng, chủ tịch UBND cấp tỉnh phải nhanh chóng ban hành quy chế làm việc của bộ, địa phương.
Quy chế làm việc của Chính phủ có điểm mới là tạo sự chủ động cho các thành viên Chính phủ.
Liên quan đến triển khai quan điểm nhất quán của Chính phủ nhiệm kỳ mới là nói đi đôi với làm, Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ thảo luận xem bộ máy hành chính các cấp đã hướng về người dân và doanh nghiệp chưa. Thủ tướng muốn bộ máy chính quyền các cấp, từ xã, huyện, tỉnh phải chuyển động, chứ không chỉ Chính phủ chuyển động…
“Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu sắp tới Tổ công tác của Thủ tướng kiểm tra các bộ, ngành, địa phương còn nợ đọng nhiều việc. Công tác này phải làm thường xuyên theo hướng đánh giá khách quan, công tâm, trong đó tập trung làm rõ nguyên nhân chủ quan để hàng tháng báo cáo Chính phủ tại các phiên họp thường kỳ, để có hướng giải quyết…”, ông Dũng nói.
Hữu Hòe
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Thông tư 20 về nhập ôtô: DN chờ chỉ đạo của Thủ tướng
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay Thủ tướng sẽ có ý kiến chỉ đạo về Thông tư 20 sau nhiều tranh cãi liên quan đến điều kiện kinh doanh nhập ôtô.
Thông tin tại buổi họp báo thường kỳ ngày 2/8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nêu quan điểm của Chính phủ về Thông tư 20 đang gây tranh cãi.
Ông Mai Tiến Dũng cho hay, trong quá trình rà soát các điều kiện đầu tư, kinh doanh để thực hiện Luật Đầu tư, quy định về nhập khẩu ôtô tại Thông tư 20 đã được Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ.
Các doanh nghiệp kinh doanh ôtô tại Việt Nam đang chờ chỉ thị của Thủ tướng liên quan đến việc gia hạn hay gỡ bỏ Thông tư 20. Ảnh: Lê Hiếu.
Đây là vấn đề được các cơ quan liên quan, doanh nghiệp (DN) đầu tư, sản xuất ôtô trong nước và DN kinh doanh nhập khẩu ôtô từ 9 chỗ ngồi trở xuống rất quan tâm, có nhiều ý kiến khác nhau đối với việc duy trì hay bãi bỏ quy định này tại Thông tư 20.
"Do còn nhiều ý kiến khác nhau đối với vấn đề này, Thủ tướng đã giao Bộ Công Thương đánh giá và đề xuất giải pháp xử lý phù hợp. Hiện Bộ Công Thương đang tổng hợp để báo cáo Thủ tướng", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết.
Cũng theo ông Dũng, trên cơ sở báo cáo tổng hợp và đề xuất của Bộ Công Thương, các bộ, cơ quan, hiệp hội, DN liên quan, Thủ tướng sẽ xem xét, có ý kiến chỉ đạo trên quan điểm bảo đảm cơ sở pháp lý, đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và thực tế hoạt động kinh doanh nhập khẩu ôtô tại Việt Nam.
Trước đó, trong văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng, các DN nhập khẩu ôtô nhỏ vừa cho biết, việc duy trì điều kiện của Thông tư 20 hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và không chính đáng, vì kinh doanh ôtô nhập khẩu là ngành nghề không thuộc danh mục kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư 2014.
Bên cạnh đó, các điều kiện tại Thông tư 20 được các DN này đánh giá không khuyến khích cạnh tranh bình đẳng và vi phạm Luật Cạnh tranh 2004, không hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trái với Nghị quyết 35 của Chính phủ cùng nhiều chính sách khác đang hỗ trợ khu vực kinh tế này.
Các DN nhập khẩu ôtô nhỏ và vừa cũng nhấn mạnh tác động của Thông tư 20 đối với xe con Trung Quốc tràn vào Việt Nam, vì chỉ cần 1 giấy ủy quyền chính hãng là đã nhập được xe, trong khi các hãng xe Trung Quốc sẵn sàng cấp giấy ủy quyền cho các DN Việt Nam rất đơn giản, miễn sao bán được hàng cho họ mà không có bất kỳ một ràng buộc khắt khe nào.
Theo các DN nhập khẩu ôtô nhỏ và vừa tại Việt Nam, việc loại bỏ Thông tư 20 sẽ làm môi trường kinh doanh lành mạnh, không phân biệt DN lớn hay vừa và nhỏ, cùng cạnh tranh dưới sự quản lý của Nhà nước.
Theo_Zing News
"Thanh tra dự án Núi Pháo là hoạt động bình thường" Người phát ngôn Chính phủ lần đầu nói về lý do thanh tra toàn diện dự án khoáng sản Núi Pháo (Thái Nguyên) tại họp báo Chính phủ chiều nay 2/8. Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, dự án khoáng sản Núi Pháo được Bộ Tài nguyên Môi trường (TN&MT) phê duyệt báo cáo đánh giá tác...