Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thích thú thăm gian hàng nông sản, OCOP
Sáng nay (ngày 27/11), tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Kinh tế T.Ư Nguyễn Văn Bình cùng lãnh đạo nhiều bộ, ngành đã cắt băng khai mạc triển lãm quốc gia về thành tựu 10 năm phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và đi thăm các gian hàng trưng bày nông, đặc sản của nhiều địa phương.
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Hội nghị trực tuyến tổng kết toàn quốc và Triển lãm quốc gia về thành tựu 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá X (Nghị quyết 26-NQ/TW) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (tam nông).
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình và đại diện các Bộ, ngành, lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cắt băng khai mạc triển lãm quốc gia về thành tựu 10 năm thực hiện Nghị quyết tam nông. Ảnh: M.H
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong tình hình mới, trên cơ sở tổng kết bài học 20 năm đổi mới, ngày 5/8/2008, Nghị quyết số 26 của Hội nghị Trung ương 7 khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đây là nghị quyết mang tính lịch sử, đầu tiên đề cập đến toàn diện cả 3 lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó khẳng định nông dân là chủ thể, xây dựng nông thôn mới là căn bản, phát triển toàn diện nông nghiệp là then chốt. Giải quyết tốt vấn đề tam nông chính là nhiệm vụ chính trị quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, không chỉ đến năm 2020 mà còn cho suốt chặng đường phát triển của đất nước.
Sau khi Nghị quyết được ban hành, Chính phủ đã có chương trình hành động gồm 3 chương trình mục tiêu quốc gia, 9 đề án quy hoạch và 36 đề án chuyên ngành. Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 26, việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, nhiều thành tựu to lớn được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Cụ thể, theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, giai đoạn 2008 – 2017, tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành đạt trung bình 2,66%/năm, giá trị sản xuất tăng 3,9%/năm.
Hiện đã có 10 nhóm mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD/năm trở lên, 5 mặt hàng: tôm, trái cây, hạt điều, cà phê và đồ gỗ đạt kim ngạch từ 3 tỷ USD/năm. Giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam hiện đứng thứ 2 ở Đông Nam Á và đứng thứ 15 thế giới, xuất khẩu tới 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Thu nhập bình quân hộ gia đình ở nông thôn từ 75,8 triệu đồng năm 2012 lên 130 triệu đồng năm 2017, góp phần quan trọng vào xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân vùng nông thôn. Hiện cả nước đã có 3.478 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân đạt 14,26 chỉ tiêu/xã; 53 đơn vị cấp huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Đặc biệt, số lượng doanh nghiệp nông nghiệp tăng từ 2.397 năm 2007 (chiếm 1,61% doanh nghiệp cả nước) lên 7.033 doanh nghiệp năm 2017 (tăng 2,93 lần) với số vốn 213.394,9 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp đã trở thành nòng cốt của chuỗi giá trị nông sản và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, phát triển thị trường.
Video đang HOT
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: M.H
Tuy nhiên, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cũng cho biết, bên cạnh những kết quả trên, khu vực tam nông của Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế lớn cần phải khắc phục, nhất là về tổ chức sản xuất, chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. “Đáng chú ý, một số mục tiêu đề ra đến năm 2020 có thể không đạt, nếu không có những giải pháp đột phá và chỉ đạo quyết liệt, kịp thời” – ông Bình cho hay.
Được biết, trước hội nghị này đã diễn ra 3 hội thảo chuyên đề, với gần 20 báo cáo chính và trên 50 bài viết đăng kỷ yếu hội thảo của các chuyên gia trong nước và quốc tế. “Mục tiêu quan trọng nhất của hội nghị này là cung cấp thêm luận cứ để hoàn thiện báo cáo tổng kết sớm trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết của Đảng” – ông Bình thông tin.
Đi thăm các gian hàng trưng bày trước khi diễn ra hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các Bộ, ngành bày tỏ sự thích thú trước các loại nông sản đặc sản được các địa phương, doanh nghiệp trưng bày rất đa dạng, đẹp mắt, với nhiều sản phẩm đặc trưng vùng miền như cam sành Tuyên Quang, hải sản Sông Cầu (Phú Yên), các sản phẩm rau, củ, quả của Viện Kinh tế nông nghiệp hữu cơ và Lavifood.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trò chuyện tại gian trưng bày của tỉnh Phú Yên.
Thủ tướng bày tỏ sự thích thú trước các sản phẩm đặc sản của tỉnh Phú Yên.
Đặc biệt, khi đến thăm gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ninh, Thủ tướng bày tỏ sự khen ngợi khi thấy sản phẩm ở đây rất đa dạng, mẫu mã bao bì đẹp mắt, rõ nguồn gốc xuất xứ và mang tính đặc trưng vùng miền. Thủ tướng đã mời các cán bộ, nhân viên tại gian hàng chụp ảnh cùng và khen ngợi: “Tỉnh Quảng Ninh làm chương trình OCOP tốt lắm, nhiều tỉnh cần học hỏi”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đại diện các Bộ, ngành chụp ảnh lưu niệm cùng các cán bộ, nhân viên tại gian hàng của tỉnh Quản Ninh. Ảnh: M.H
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đại diện các Bộ, ban ngành thăm gian hàng trưng bày các mặt hàng nông sản tiêu biểu của tỉnh Lâm Đồng.
Theo Danviet
Thủ tướng chủ trì 'hội nghị Diên Hồng' về tam nông
Sáng nay, 27/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi tắt là tam nông).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết "tam nông". Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và hơn 500 đại biểu tại đầu cầu truyền hình Hà Nội cùng 50-100 đại biểu tại các đầu cầu mỗi tỉnh, thành phố.
Hội nghị sẽ đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về tam nông, nghe tham luận về thành tựu, thực trạng từ các tỉnh có nền nông nghiệp tiêu biểu và thảo luận những bài học kinh nghiệm thực tiễn trong nước và quốc tế.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho biết, sau khi Nghị quyết được ban hành, Chính phủ đã có chương trình hành động gồm 3 chương trình mục tiêu quốc gia, 9 đề án quy hoạch và 36 đề án chuyên ngành.
Nghị quyết đã được các cấp ủy và cả hệ thống chính trị nỗ lực triển khai thự hiện nghiêm túc đạt nhiều kết quả mang tính đột phá, cải thiện rõ rệt đời sống của đa số nông dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, việc thực hiện Nghị quyết 26 về tam nông vẫn còn những tồn tại, yếu kém. Đến năm 2020, một số mục tiêu do Nghị quyết đề ra có khả năng không đạt nếu không có những giải pháp đột phá và sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời.
Đồng chí Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh, mục tiêu quan trọng nhất của Hội nghị này là cung cấp thêm luận cứ để hoàn thiện Báo cáo tổng kết sớm trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết của Đảng về vấn đề này.
Đồng chí Nguyễn Văn Bình đề nghị các đại biểu thảo luận, đánh giá, làm rõ về những nhận định, phân tích trong dự thảo Báo cáo tóm tắt tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết đã chính xác, khách quan, đầy đủ và toàn diện chưa. Cần phải bổ sung, hoàn thiện những nội dung gì. Từ kinh nghiệm và thực tiễn phát triển nông nghiệp của các nước, của địa phương và doanh nghiệp, đề xuất về các mô hình, giải pháp có tính đột phá để phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong thời gian tới.
Hội nghị hôm nay có thể coi là "Hội nghị Diên Hồng về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn mới", Đoàn Chủ tịch Hội nghị rất mong nhận được các ý kiến chia sẻ tâm huyết, xây dựng và trách nhiệm của các quý vị đại biểu để có thể tổng hợp, chắt lọc vào một Nghị quyết ý Đảng, lòng dân cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam, đồng chí Nguyễn Văn Bình nêu rõ.
Thủ tướng cắt băng khai mạc Triển lãm quốc gia giới thiệu thành tựu 10 năm thực hiện nghị quyết "tam nông". Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Trước khi bắt đầu Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cắt băng khai mạc Triển lãm quốc gia giới thiệu thành tựu phát triển nông nghiệp, nông thôn với quy mô hơn 100 gian hàng của các bộ, ngành, địa phương, viện nghiên cứu, doanh nghiệp tiêu biểu về nông nghiệp, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, tổ chức tín dụng và doanh nghiệp công nghệ hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Cổng TTĐT Chính phủ sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về Hội nghị quan trọng này.
Đức Tuân
Theo Thanhnien
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Đồng chí có 13-14 "sân sau", không phải Thủ tướng không biết" "Tôi muốn nói là có đồng chí không chỉ 1 "sân sau" mà còn 2-3, thậm chí là 12-13, 13-14 "sân sau", tôi không tiện nêu tên. Có đồng chỉ có đầy đủ "sân sau" buôn bán nguyên vật liệu. Tôi khẳng định không phải là Thủ tướng không biết đâu", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát...