Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Nghiên cứu gói cứu trợ quốc gia về an sinh xã hội
Ngày 24-3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp sơ kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 (nghị quyết).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP
Theo báo cáo của Bộ LĐTB-XH, có 24/26 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu nghị quyết đề ra, trong đó 8 chỉ tiêu về đích trước 2 năm, 16 chỉ tiêu đạt vào năm 2020. Đến nay, cả nước xác nhận được 9,2 triệu người có công, trong đó, trên 1,3 triệu người đang hưởng chế độ ưu đãi hàng tháng; 99,5% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư địa phương. Bình quân hàng năm đã giải quyết việc làm trong nước cho 1,5-1,6 triệu người và đưa trên 100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tỷ lệ thất nghiệp luôn duy trì ở mức thấp, khoảng 2%-2,2%, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị dưới 3,5%; khoảng 32% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH); gần 3% dân số được hưởng trợ cấp tiền mặt hàng tháng, trong đó có 1,65 triệu người cao tuổi…
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, chúng ta có nhiều điểm sáng trong chính sách người có công, an sinh xã hội. Tuy nhiên, còn 2 chỉ tiêu cần phấn đấu hơn nữa để đạt được là tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia. Thủ tướng cho rằng, cần tiếp tục thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, bởi trong bối cảnh mới, chúng ta đối diện nhiều thách thức như già hóa dân số, cuộc cách mạng 4.0, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu. Đặc biệt là trong tình hình dịch Covid-19 lây lan hiện nay, càng thấy thách thức lớn đối với lĩnh vực xã hội. “Không thể nói chỉ phát triển kinh tế mà không phát triển xã hội, phải phát triển song hành, hài hòa giữa kinh tế và xã hội”, Thủ tướng nêu rõ.
Video đang HOT
Trước mắt, Thủ tướng yêu cầu phát huy mọi nguồn lực chống dịch Covid-19 hiệu quả; hỗ trợ các doanh nghiệp, người lao động thất nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội; nghiên cứu một gói cứu trợ quốc gia về an sinh xã hội, có tính thiết thực với người lao động, bởi đây là giai đoạn có nhiều khó khăn, nếu không làm tốt an sinh xã hội bằng chính sách tài khóa và chính sách khác thì vấp phải sai lầm…
* Chiều 24-3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp ông Kunio Umeda, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, chào từ biệt kết thúc nhiệm kỳ. Đại sứ Nhật Bản Kunio Umeda bày tỏ ấn tượng rất sâu sắc, tình cảm tốt đẹp với đất nước, con người Việt Nam trong quá trình công tác. Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản được tăng cường cả về hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh, quốc phòng, giao lưu nhân dân. Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo luôn đánh giá cao, coi trọng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước.
Thủ tướng bày tỏ vui mừng vì quan hệ Việt Nam và Nhật Bản phát triển tốt đẹp thời gian qua, Nhật Bản luôn là đối tác hàng đầu của Việt Nam trong đầu tư, thương mại, ODA. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Thủ tướng Abe Shinzo đã nhiều lần ủng hộ mạnh mẽ quan điểm của ASEAN và Việt Nam trong vấn đề biển Đông. Trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động tiêu cực, Thủ tướng mong muốn Chính phủ và các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm, tiếp tục thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước. Chính phủ Việt Nam đã có nhiều biện pháp quyết liệt ngay từ đầu để chống dịch. Do đó, dù có dân số lớn trên thế giới, nhưng Việt Nam có tỷ lệ mắc Covid-19 thấp. Nhà đầu tư Nhật Bản và các nước có thể yên tâm làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
PHAN THẢO
Cựu thanh niên xung phong đạp xe tới ủng hộ tiền chống dịch Covid-19
Cụ bà 78 tuổi, ở Thanh Hóa đã đạp xe tới xã xin được ủng hộ 1 triệu đồng cho công tác phòng chống dịch Covid-19.
Chiều 24/3, ông Đỗ Gia Xuân, Bí thư Đảng ủy xã Trung Thành, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết, ông vừa nhận 1 bức thư kèm theo 1 triệu đồng của một công dân cao tuổi của địa phương xin ủng hộ phòng chống đại dịch Covid-19.
Cụ bà có nghĩa cử cao đẹp là bà Lê Thị Niệm (SN 1942, trú tại thôn 3 Côn Sơn, xã Trung Thành).
Cụ bà có nghĩa cử cao đẹp là bà Lê Thị Niệm.
Trong bức thư gửi kèm số tiền 1 triệu đồng, cụ bà Lê Thị Niệm viết: Kính thưa ban lãnh đạo các cấp, tôi Lê Thị Niệm, sinh năm 1942, tại xã Trung Thành, có nghe lời kêu gọi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Chống dịch như chống giặc".
"Trong Chiến tranh, gia đình tôi đã hi sinh chồng, con, chị, trong hòa bình năm 1983, 1984, khi nhà nước khó khăn về kinh tế, gia đình tôi cũng bán thóc mua công trái. Ngày nay dịch lại đến, tôi tuy đã già rồi không làm được gì, nay con cháu biếu quà, tôi lại cống hiến cho nhà nước số tiền là 1.000.000 đồng (một triệu đồng). Tuy chưa nhiều nhưng tấm lòng của tôi, mong được ban lãnh đạo các cấp nhận cho tôi".
Cũng theo cụ Niệm, giờ tuổi đã cao không làm được gì, thế nhưng cụ muốn góp chút tiền nhỏ nhoi này mong nó sẽ có ích cho công tác phòng chống dịch Covid-19 của cả nước như hiện nay.
Số tiền cùng bức thư của bà Lê Thị Niệm.
Theo ông Đỗ Gia Xuân, Bí thư Đảng ủy xã Trung Thành cho biết, cụ Lê Thị Niệm là gia đình cách mạng, cụ là cựu thanh niên xung phong, có chồng liệt sĩ, con là tử sĩ và đang thờ cả chị gái tử sĩ và em chồng liệt sĩ. Mặc dù tuổi đã cao nhưng ngày ngày cụ vẫn làm vườn, trồng rau, nuôi gà, ở trong ngôi nhà nhỏ trên địa bàn xã để hương khói cho chồng con và người thân"./.
Sỹ Đức
Thủ tướng: 10-15 ngày tới quyết định việc chống dịch thành công hay thất bại Nhấn mạnh, trong 10- 15 ngày tới sẽ quyết định thất bại hay thành công trong chống dịch COVID-19, Thủ tướng yêu cầu đóng cửa các dịch vụ không cần thiết để hạn chế tối đa việc tụ tập đông người, đề nghị các cơ sở thờ tự không tụ tập đông người. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc 10- 15 ngày tới sẽ...