Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Hành động nhanh và quyết liệt để dập dịch
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, cần bảo đảm phát hiện nhanh hơn, hành động nhanh và quyết liệt hơn để dập dịch triệt để trong thời gian nhanh nhất.
Kiểm tra thân nhiệt cho người vào địa bàn tỉnh Bắc Ninh tại chốt kiểm soát dịch bệnh xã Lâm Thao, huyện Lương Tài. (Ảnh: TTXVN)
Trong kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp tối 29/1 của Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương phải bám sát tình hình, chuẩn bị nhanh các kịch bản, tình huống và giải pháp để chủ động để ứng phó hiệu quả, thành công với “làn sóng mới” lây nhiễm COVID-19.
Để đối phó với biến thể mới của virus gây bệnh COVID-19 có tốc độ lây lan nhanh, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục huy động cả hệ thống chính trị, thực hiện nghiêm các phương châm, chiến lược, biện pháp phòng chống dịch, trong đó:
- Tăng cường đề cao cảnh giác, tuyệt đối không chủ quan lơ là; tiếp tục quán triệt sâu sắc phương châm “chống dịch như chống giặc”; thực hiện nghiêm chiến lược “lấy phòng dịch làm ưu tiên, khóa chặt nguy cơ lây bệnh từ bên ngoài, khoanh vùng dập dịch triệt để ở bên trong, chữa trị hiệu quả”.
- Bám sát tình hình, chuẩn bị nhanh các kịch bản, tình huống, giải pháp để chủ động ứng phó hiệu quả, thành công với “làn sóng mới” lây nhiễm COVID-19, bảo đảm phát hiện nhanh hơn, hành động nhanh và quyết liệt hơn để dập dịch triệt để trong thời gian nhanh nhất.
- Trước mắt tập trung dập thành công 2 ổ dịch tại tỉnh Hải Dương và tỉnh Quảng Ninh và ngăn chặn việc lây lan ở Hà Nội, Hải Phòng và các địa phương khác trước Tết Nguyên đán, lấy đó là một thành tích quan trọng chào mừng thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Đối với các địa phương có người mắc COVID-19, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất với Bộ Y tế và quyết định phạm vi khoanh vùng thực hiện giãn cách xã hội đối với các khu vực có nguy cơ cao, bảo đảm yêu cầu phòng ngừa dịch bệnh, ưu tiên bảo vệ sức khỏe nhân dân và thực hiện “mục tiêu kép”, hạn chế ở mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động kinh tế – xã hội và đời sống của nhân dân, nhất là trong dịp Tết nguyên đán. Đồng thời khẩn trương chỉ đạo thực hiện việc truy vết thần tốc, khoanh vùng dập dịch triệt để, tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm trên diện rộng và thực hiện nghiêm việc cách ly tập trung trong thời gian 21 ngày.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, lãnh đạo tỉnh cần đặc biệt quan tâm bảo đảm an sinh xã hội, cung ứng hàng hóa, lương thực, sinh phẩm y tế, bảo đảm cho nhân dân được đón Tết Nguyên đán an toàn, đầy đủ, vui tươi; phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong công tác phối hợp với các cơ quan chức năng, doanh nghiệp Nhà nước và hợp tác xã, tập đoàn kinh tế tư nhân, bảo đảm việc cung ứng hàng hóa, tiêu thụ nông sản, sản phẩm hàng hóa (kể cả giải cứu nông sản cho bà con nông dân trong vùng cách ly).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo nâng cao mức cảnh báo, cảnh giác phòng chống dịch; hạn chế tối đa các hoạt động có tập trung đông người, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán, trong đó cho dừng một số hoạt động tập trung đông người không cần thiết, đi cùng với vận hạn chế số người tham gia đám cưới, lễ tang.
Video đang HOT
Các địa phương phải thực hiện nghiêm yêu cầu 5K trong phòng, chống dịch (đeo khẩu trang, khử khuẩn, không tập trung đông người, giữ khoảng cách khi tiếp xúc, khai báo y tế); đồng thời xử phạt nghiêm các trường hợp không đeo khẩu trang theo đúng quy định; tổ chức xét nghiệm ngay các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, viêm đường hô hấp trong cộng đồng, nhất là tại các bệnh viện, đặc biệt là tại các bệnh viện Trung ương.
Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương bảo đảm mua sắm vật tư, thiết bị phòng dịch cần thiết, kịp thời. Còn ngành y tế bám sát tình hình, chủ động chuẩn bị đầy đủ nhân lực, phương tiện, trang thiết bị, vật tư… cho phòng, chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 05 của Thủ tướng được ban hành cách đây 2 ngày, đồng thời hỗ trợ các địa phương có dịch tăng tốc truy vết, xây dựng kế hoạch, phương án xét nghiệm, tổ chức và điều phối xét nghiệm trên diện rộng, hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm và điều trị những bệnh nhân nặng vượt quá khả năng xử lý của địa phương. Bộ Y tế kích hoạt hệ thống bệnh viện dã chiến và đào tạo tập huấn lại cho các nhân viên y tế, bảo đảm năng lực của hệ thống y tế sẵn sàng cho mọi tình huống dịch bệnh.
Bộ Y tế được giao sớm trình Thủ tướng phương án sản xuất, mua vaccine phòng COVID-19 theo phương châm kết hợp kinh phí ngân sách Nhà nước và xã hội hóa; khẩn trương thực hiện việc mua sắm vật tư, sinh phẩm bằng ngân sách Nhà nước bảo đảm đúng quy định, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng; tiếp tục duy trì đường dây nóng để tiếp nhận thông tin, tư vấn, hỗ trợ thông tin về phòng, chống dịch bệnh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chuẩn bị và tổ chức thực hiện tốt việc cách ly; không để xảy ra lây nhiễm trong các cơ sở cách ly tập trung; ưu tiên dành các cơ sở của quân đội làm nơi cách ly tập trung. Quân khu 3 và Bộ Quốc phòng giải quyết địa điểm cách ly cho tỉnh Hải Dương.
Bộ Quốc phòng và Bộ Công an tăng cường chỉ đạo công tác kiểm soát đường biên giới, đường bộ, đường thủy; quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập cảnh, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả các hoạt động nhập cảnh trái phép gây nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
UBND các tỉnh, thành phố được Thủ tướng giao rà soát tất cả trường hợp nhập cảnh trái phép trên địa bàn; huy động các lực lượng và đoàn thể đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng để kịp thời phát hiện những trường hợp nhập cảnh trái phép, coi người nhập cảnh trái phép như người nghi nhiễm bệnh để áp dụng biện pháp cách ly y tế theo quy định.
Về việc mua sắm vật tư, sinh phẩm phục vụ phòng chống dịch trong trường hợp khẩn cấp, Thủ tướng đồng ý cho vận dụng Điều 26 Luật Đấu thầu; giao Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo cấp ủy cùng cấp và quyết định, bảo đảm kịp thời, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng.
Bộ Công Thương, lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo việc sản xuất, bảo đảm vật tư, thiết bị, sinh phẩm cần thiết, trong đó có khẩu trang cho phòng chống dịch.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan báo chí cùng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục thông tin để nhân dân đề cao cảnh giác, thực hiện yêu cầu 5K của Bộ Y tế; đồng thời khuyến khích thực hiện khai báo y tế tự nguyện, cài đặt các ứng dụng truy vết, nhất là Bluezone, và thông báo cho chính quyền về các trường hợp nhập cảnh trái phép, nghi mắc bệnh hoặc đi về từ vùng có dịch; đẩy mạnh thanh toán điện tử và làm việc trực tuyến.
Thủ tướng giao Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 chỉ đạo các cơ quan truyền thông, thông tấn, báo chí tiếp tục việc thông tin, truyền thông về công tác phòng, chống dịch bệnh để người dân chủ động tiếp tục thực hiện đầy đủ những biện pháp phòng chống dịch, nhưng không để xuất hiện tâm lý hoang mang trước diễn biến mới của dịch bệnh.
Hơn 10.000 cán bộ, chiến sĩ biên phòng rải ở biên giới để ngăn Covid-19 và tội phạm
Bộ đội Biên phòng duy trì trên 1.600 tổ chốt, trên 10.000 cán bộ, chiến sĩ tham gia trong công tác quản lý các tuyến đường biên giới, đường mòn lối mở biên giới.
Càng gần Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) liên tục phát hiện, bắt giữ nhiều vụ nhập cảnh trái phép, buôn lậu và gian lận thương mại qua các đường mòn, lối mở dọc tuyến biên giới, dẫn tới nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 ở trong nước rất lớn.
Ngày 28 và 29 tháng 1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tổ chức cuộc họp khẩn về tình hình COVID -19 khi 2 ổ dịch ở Hải Dương và Quảng Ninh. Phóng viên VOV có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Lê Văn Phúc- Phó Tư lệnh Bộ đội biên phòng về công tác quản lý, bảo vệ biên giới, đặc biệt là phòng, chống dịch COVID- 19, tội phạm qua biên giới, để người dân yên tâm đón Tết Tân Sửu 2021.
PV: Thưa ông, BĐBP là lực lượng nòng cốt ngăn chặn dịch Covid-19 xâm nhập từ biên giới, góp phần rất quan trọng để Việt Nam trở thành một trong số ít quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 rất hiệu quả. Ông có thể cho biết một số nét chính trong công tác phòng chống dịch Covid-19 của BĐBP như thế nào và nhất là trong dịp Tết Tân Sửu?
Phó Tư lệnh Lê Văn Phúc: Quán triệt triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng với tinh thần "chống dịch như chống giặc" năm 2020, Đảng ủy Bộ đội biên phòng đã triển khai đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng trong thực hiện nhiệm vụ kép vừa quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia vùng biển, vừa phòng chống dịch COVID 19.
Hiện nay chúng tôi tổ chức duy trì lực lượng kiểm soát chặt chẽ các cửa khẩu, đường mòn, lối mở biên giới, thực hiện nghiêm các Hiệp định và Quy chế quản lý biên giới cửa khẩu với các nước láng giềng, vừa thực hiện công tác phòng, chống dịch được Đảng, Chính phủ đánh giá rất cao. Về tổ chức lực lượng, chúng tôi tổ chức duy trì trên 1.600 tổ chốt, trên 10.000 cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng và các lực lượng khác tham gia trong công tác quản lý các tuyến đường biên giới, đường mòn lối mở biên giới.
Chúng tôi đã tăng cường 1.700 lượt cán bộ, chiến sĩ từ lực lượng Học viện Biên phòng và các đơn vị tuyến biển lên các tuyến biên giới. Đặc biệt trong dịp Tết này thì chúng tôi đã tăng cường từ tháng 11 năm ngoái đến nay gần 1.000 cán bộ, trong đó 460 cán bộ chiến sĩ từ Học viện Biên phòng, là sinh viên năm thứ 2, năm thứ 3 tăng cường các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Tây Ninh, Long An, An Giang và các lực lượng ở tỉnh có tuyến biên giới lên các tỉnh biên giới phía Tây Nam.
Từ năm 2020 đến nay, chúng tôi đã phát hiện trên 37.000 lượt người Việt Nam xuất cảnh trái phép, đưa đi cách ly theo quy định. Riêng từ tháng 12 tới nay, chúng tôi đã bắt trên 9.500 người xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới. Riêng tháng 1 năm nay bắt 6.121 người xuất cảnh trái phép và phân luồng 17.561 người tại các cửa khẩu.
Nhập cảnh trái phép qua biên giới Việt-Lào (tỉnh Điện Biên).
Qua công tác kiểm soát nhập cảnh, chúng tôi đã kiên quyết xử lý các trường hợp xuất nhập cảnh trái phép. Năm 2020, chúng tôi điều tra và xử lý trên 78 vụ, với 165 đối tượng là những người tổ chức đường dây đưa người xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới. Ngoài ra, chúng tôi cũng chỉ đạo biên phòng các tỉnh cử cán bộ , chiến sĩ tham gia ở các khu cách ly tập trung do quân đội quản lý, chuẩn bị sẵn sàng trên 470 điểm để tham gia cách ly dự phòng các tình huống xảy ra khi bùng nổ dịch trên tuyến biên giới. Với những giải pháp như vậy, tôi cho rằng bộ đội biên phòng đã góp phần tích cực cùng với toàn quân, toàn dân và cả hệ thống chính trị kiểm soát, ngăn chặn, đẩy lùi đại dịch COVID 19, tạo điều kiện thành công của Việt Nam trong ngăn chặn dịch COVID 19 được bạn bè quốc tế đánh giá rất cao.
PV: Thưa ông, bên cạnh công tác phòng chống dịch thì công tác ngăn chặn các loại tội phạm qua biên giới, nhất là tội phạm nguy hiểm cũng rất quan trọng. Lực lượng BĐBP đã triển khai hoạt động này như thế nào?
Phó Tư lệnh Lê Văn Phúc: Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 138 và 389 Chính phủ và Ban 389 Bộ Quốc phòng, đặc biệt là triển khai các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm trong dịp Tết Nguyên đán cùng với công tác phòng, chống dịch nhằm thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu kép đặt ra thì Bộ đội Biên phòng đã triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ trong đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên các khu vực biên giới và vùng biển.
Năm 2020, Bộ Tư lệnh đã chỉ đạo các lực lượng phòng, chống ma túy Bộ đội biên phòng xác lập đấu tranh trên 98 chuyên án, trong đó có 71 chuyên án về ma túy và 10 chuyên án xuất nhập cảnh trái phép, 9 chuyên án về buôn lậu và 3 chuyên án mua bán người và 5 chuyên án các loại tội phạm khác. Qua đấu tranh thì chúng tôi đã bắt và xử lý trên 11.927 vụ, với 40.920 đối tượng và đã khởi tố 608 vụ, 838 đối tượng liên quan tới buôn bán, vận chuyển trái phép ma túy và tịch thu trên 3,1 tấn ma túy các loại. Riêng về tội phạm ma túy, theo thống kê của chúng tôi thì diễn biến tình hình tội phạm ma túy năm 2020 khá phức tạp, chúng tôi đã bắt trên 832 vụ, 1381 đối tượng. Số ma túy chúng tôi thu được lần đầu tiên rất cao với 3,1 tấn ma túy các loại, tăng đột biến so với mọi năm. Về lĩnh vực buôn lậu, gian lận thương mại thì chúng tôi đã bắt trên 1800 vụ và 978 đối tượng, mua bán người trên 34 vụ, 20 đối tượng và chúng tôi đã giải cứu thành công 50 nạn nhân là phụ nữ bị mua bán qua các nước.
Đặc biệt trong lĩnh vực xuất cảnh trái phép để ngăn chặn dịch lây lan qua biên giới thì chúng tôi đã phát hiện và bắt trên 5.000 vụ với trên 31.000 người xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới và đã khởi tố 78 vụ, trên 165 đối tượng. Riêng đợt triển khai đợt cao điểm đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm trong dịp Tết Nguyên đán và bảo vệ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, từ tháng 11 năm ngoái đến nay thì chúng tôi đã bắt trên 2.700 vụ, 11.000 đối tượng, đấu tranh thành công 25 chuyên án các loại, trong đó riêng ma túy thì chúng tôi đấu tranh và bắt 16 vụ chuyên án.
Với những giải pháp rất căn cơ như vậy đã góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới vùng biển, đặc biệt góp phần thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tạo điều kiện cho nhân dân vui đón Tết Nguyên đán Tân Sửu một cách yên bình.
PV: Thưa ông, vừa qua, Thủ tướng đã đến chúc Tết cho BĐBP và giao nhiệm vụ BĐBP cần phát hiện và ngăn chặn triệt để tình trạng nhập cảnh trái phép qua biên giới để vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phòng chống tội phạm qua biên giới. Đề nghị ông cho biết tình hình cụ thể?
Phó Tư lệnh Lê Văn Phúc: Như chúng ta biết diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới và khu vực khá phức tạp, nhất là từ đầu năm tới nay thì các nước đã triển khai nhiều biện pháp để siết chặt biên giới và cửa khẩu. Nhu cầu của người dân về ăn Tết và tránh dịch rất lớn. Thứ hai, nhân dân hai bên biên giới thì có quan hệ thân tộc dòng họ rất lâu đời. Về các đặc điểm địa hình biên giới Việt Nam là biên giới mở, các tuyến biên giới Việt Nam- Lào, Việt Nam- Trung Quốc khí hậu thời tiết khá phức tạp. Đối với biên giới Việt Nam - Campuchia thì nhiều kênh rạch, do vậy rất khó cho công tác kiểm soát người qua lại biên giới, tạo những sơ hở cho đối tượng có nhu cầu xuất nhập cảnh trái phép.
Đặc biệt lợi dụng sự bùng nổ thông tin, các đối tượng hình thành đường dây đưa đón người thông qua các mạng xã hội. Do vậy, khó cho cơ quan chức năng, trong đó kiểm soát đối tượng xuất nhập cảnh trái phép. Vì vậy, tình hình xuất nhập cảnh trái phép thời gian qua các tuyến biên giới khá phức tạp, nhất là diễn biến từ trong dịp Tết, trung bình hằng ngày từ tháng 11 tới nay, chúng tôi bắt từ trên 300 người xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới để đưa được cách ly. Chỉ riêng1, chúng tôi đã bắt trên 6.000 người xuất nhập cảnh trái phép và phân luồng trên 17.000. Qua đó cho thấy tính phức tạp đòi hỏi cả hệ thống chính trị các cấp, các ngành và người dân chung tay ngăn chặn, hạn chế xuất nhập cảnh trái phép, đẩy lùi dịch COVID lây lan qua cộng đồng.
PV: Vừa qua, Thường trực Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 01 về tăng cường phòng chống dịch Covid-19. Vậy Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP quán triệt, triển khai thực hiện các chỉ đạo này ra sao, thưa ông?
Phó Tư lệnh Lê Văn Phúc: Hiện nay chúng tôi đã tăng thêm 74 tổ chốt với trên 243 người so với tháng 10 năm 2020. Chúng tôi đã tăng gần 1.000 cán bộ chiến sĩ trên các tuyến trọng điểm, trong đó có 460 cán bộ, chiến sĩ học viên của Học viện Biên phòng tăng cường có 5 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, An Giang, Long An, Tây Ninh. Tăng cường trên 720 lực lượng là tuyến sau trên tuyến biển, tuyến biên giới, duy trì nghiêm các tổ chốt tuần tra, kiểm soát chặt chẽ các đường mòn lối mở qua biên giới, phối hợp chặt chẽ chính quyền, các lực lượng trên các tuyến biên giới.
Tăng cường lực lượng tham gia bảo vệ biên giới, ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép và tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia phòng, chống dịch, tố giác tội phạm, nhất là các đường dây tổ chức xuất nhập cảnh trái phép mà nguy cơ lây lan rất cao dịch bệnh trong cộng đồng. Ngoài ra, chúng tôi cũng chỉ đạo lực lượng bộ đội biên phòng trên các tuyến tăng cường lực lượng nắm tình hình dịch bệnh phía bên kia biên giới và phối hợp với lực lượng bên kia biên giới thực hiện nghiêm các điều ước quốc tế đã được ký kết đối với lực lượng bộ đội biên phòng, nâng cao năng lực khả năng cũng như tạo điều kiện cho cán bộ chiến sỹ trên các điểm chốt an tâm thực hiện nhiệm vụ trong dịp tết này.
Pv : Vâng, xin cảm ơn ông!
Bí thư Hải Dương: 'Vùng phong tỏa Chí Linh được giữ vững' Tình hình ở TP Chí Linh (tỉnh Hải Dương) với hơn 220.000 dân bị phong tỏa hiện "cơ bản ổn định, không có xáo trộn lớn, an ninh trật tự được giữ vững". Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương Phạm Xuân Thăng báo cáo với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc như trên, trong cuộc họp về phòng, chống Covid-19 chiều 29/1. Theo ông...