Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gợi ý nông dân Ninh Thuận làm du lịch sinh thái nông nghiệp với cây măng tây xanh
Trả lời câu hỏi của nông dân Hùng Ky ( Ninh Thuận) về tiềm năng du lịch sinh thái ở miền Trung – Tây Nguyên tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân tổ chức ngày 28/9 tại Đắk Lắk, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gợi ý, Ninh Thuận có thể làm giàu, làm du lịch từ chính sản phẩm măng tây xanh.
Cụ thể, tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân lần thứ 3, nông dân Hùng Ky, thôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, chuyên trồng măng tây xanh đặt câu hỏi: “Khu vực Miền Trung- Tây Nguyên có tiềm năng rất lớn về du lịch, trong đó có du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp.
Xin hỏi Thủ tướng, dù hiện đang gặp khó khăn do dịch Covid-19, song Chính phủ sẽ có những chương trình, hành động gì để thúc đẩy và phát triển bền vững ngành du lịch ở 2 khu vực này?”.
Nông dân Hùng Ky (Ninh Thuận) đặt câu hỏi tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân lần thứ 3.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, đã từng đến thăm vùng trồng măng tây xanh ở địa phương ông Hùng Ky và rất ấn tượng với mô hình. Thủ tướng cho rằng, tiềm năng phát triển cây măng tây xanh rất lớn.
“Tôi cũng đã đến khu vực trồng măng tây xanh của bác Ky, rất nhiều tiềm năng, tôi hy vọng tới đây các bác nông dân có thể phát triển mạnh mô hình gắn với phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp” – Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng cho rằng, khu vực Miền Trung- Tây Nguyên có tiềm năng rất lớn về du lịch, trong đó có du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp. Bởi các tỉnh Miền Trung- Tây Nguyên có rất nhiều nét đặc sắc của riêng mình như Ninh Thuận có bờ biển rất đẹp…
“Để phát huy được du lịch, các địa phương phải có chủ trương phát triển du lịch thành kinh tế mũi nhọn. Trong dịch Covid-19 vừa qua, du lịch của Việt Nam mất đi trên 60 tỷ doanh thu nhưng tôi tin rằng, khi đại dịch đi qua thì du lịch của chúng ta sẽ rất phát triển” – người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Ông Hùng Ky thu hoạch măng tây xanh. Ảnh: DV.
Trong khi đó, nông dân Phan Đình Xuân, thôn 8, xã Ea Ô, huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk, có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới, phát triển hợp tác xã hải sản và chế biến cá cơm đặt câu hỏi: “So với các khu vực khác, việc phát triển vấn đề y tế và giáo dục ở Tây Nguyên còn rất hạn chế. Điển hình như bệnh bạch hầu tưởng chừng đã được thanh toán rồi, thì mới đây lại bùng phát thành dịch ở Đắk Nông do việc tiêm chủng không được thực hiện đầy đủ. Xin hỏi Thủ tướng, Chính phủ hiện đang có những chính sách gì để phát triển vấn đề y tế, giáo dục ở Tây Nguyên?”.
Video đang HOT
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho biết, phải khẳng định, chính sách phát triển vùng Tây Nguyên được Thủ tướng rất quan tâm. Trong 10 năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với 5 tỉnh Tây Nguyên, đầu tư về cơ sở vật chất, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng giáo viên tại các địa bàn khu vực.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương xóa phòng tạm, phòng nhờ đồng thời tổ chức 2 buổi học chuyên ngành đối với học sinh trên địa bàn khu vực Tây Nguyên. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn tiếp tục tham mưu Chính phủ tăng cường hơn nữa các giải pháp phát triển giao dục tại Tây Nguyên.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ trả lời câu hỏi của nông dân về giáo dục Tây Nguyên.
Thứ nhất, tuyên truyền rộng rãi vai trò của vùng Tây Nguyên, vai trò của nâng cao giao dịch tại Tây Nguyên.
Thứ hai, rà soát chính sách với các vùng dân tộc. Hiện nay, chúng ta đã có các chính sách Nghị định 116/2016/NĐ-CP hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn và Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo-Bộ Tài chính hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc. Hai chính sách này rất thuận lợi cho sự phát triển giao dục tại vùng dân tộc.
Thứ ba, quy hoạch, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Hiện nay, chỉ còn hơn 400 điểm trường. Vừa dồn điểm trường nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng trong giáo dục.
Tăng cường đội ngũ giáo viên. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 102/NQ-CP 2020 về giải pháp biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế. Theo đó, cho phép ký hợp đồng chuyên môn thay thế các giáo viên nghỉ thai sản…đã tháo gỡ được khó khăn cho các giáo viên. Tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng theo hướng chuẩn quốc gia, theo tiêu chuẩn nông thôn mới.
Bổ sung thêm ý kiến của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Giáo dục và đào tạo là chìa khóa nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Thông điệp tôi muốn gửi bà con nông dân, chúng ta phải tạo mọi điều kiện cho con cháu có điều kiện học hành đến nơi đến chốn.
Đảng và Nhà nước tiếp tục quan tâm hơn nữa vấn đề giáo dục, y tế nói chung. Quan tâm đến đào tạo, dạy nghề cho con em để con em có thu nhập. Để Tây Nguyên không là vùng trũng về giáo dục, tôi thấy có nhiều người con Tây Nguyên thành công về giáo dục, y tế.
Về bệnh bạch hầu, theo Thủ tướng, chúng ta phải tiêm chủng ít nhất 2 mũi thì bạch hầu không có điều kiện phát triển. Vì vậy, tất cả trẻ em sinh ra phải tiêm chủng sẽ là tốt nhất. Trong tình hình hiện tại, tôi tin rằng, với quyết tâm của ngành y tế sẽ ngăn chặn kịp thời Bạch hầu.
Về việc người dân rời khỏi địa phương: Cuộc di dân tự do là quy luật phụ thuộc vào việc làm, thu nhập, đời sống vật chất văn hóa địa phương. Do đó, chúng ta phải giải quyết các vấn đề về thu nhập tốt hơn, người dân có việc làm….
“Và tôi mong là chính quyền địa phương sẽ có những phương án hiệu quả để giải quyết việc làm, thu nhập cho người dân. Lúc đó, người dân không đi nơi khác chứ không phải do không có đất. Hiện tại, các tỉnh phía Bắc quản lý tốt hơn không có tình trạng di dân tự do. Mặt khác tôi khuyến cáo, với những người di cư, chúng ta vẫn phải tạo điều kiện cho họ có kế sinh nhai” – Thủ tướng nói.
Trung tướng Lương Tam Quang- Thứ trưởng Bộ Công an: Cần sự phối hợp của người dân để triệt phá tín dụng đen
Trả lời câu hỏi của nông dân về việc đấu tranh, triệt phá nạn tín dụng đen ở nông thôn tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với Nông dân diễn ra chiều nay 28/9, Trung tướng Lương Tam Quang- Thứ trưởng Bộ Công an cho biết: Rất cần có sự phối hợp, tố giác tội phạm của người dân để triệt phá tổ chức tội phạm này.
Tại Hội nghị đối thoại,nông dân Phi Anh Đệ đến từ thôn Nguyên An, xã Sơn Nguyên, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, chuyên trồng mía đường thâm canh; sản xuất các loại máy móc phục vụ trồng mía đường đặt câu hỏi:
Nông dân Phi Anh Đệ đặt câu hỏi với Thủ tướng.
Những năm gần đây, nhiều chủ đại lý nhận ký hàng trăm tấn cà phê, hồ tiêu của người dân rồi tẩu tán tài sản và tuyên bố vỡ nợ, khiến nhiều nông dân trắng tay và gây mất an ninh trật tự ở nông thôn. Tình trạng này rất đáng báo động.
Bên cạnh đó, tình trạng các băng nhóm núp bóng dưới danh nghĩa "công ty tài chính" về các vùng nông thôn để dụ dỗ người dân vay nặng lãi cũng rất phức tạp.
Người dân rất mong muốn Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ngành Công an điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần ngăn chặn tình trạng trên.
Trung tướng Lương Tam Quang - Thứ trưởng Bộ Công an.
Được sự chỉ định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trung tướng Lương Tam Quang - Thứ trưởng Bộ Công an trả lời câu hỏi của nông dân về tín dụng đen.
Theo đó, tướng Lương Tam Quang cho biết: "Thời gian quan lực lượng công an liên tục mở các đợt cao điểm triệt phá băng nhóm tội phạm như cướp giật, tín dụng đen, triệt xoá các tụ điểm tệ nạn ma tuý, cờ bạc, hay các nhóm tội phạm kinh tế..., nhằm bảo vệ an ninh trật tự, xây dựng cuộc sống an toàn tại nông thôn.
Hàng chục ngàn vụ vi phạm đã được lực lượng công an tiến hành trấn áp, xử lí, trong đó có gần 4.000 vụ phạm tội kinh tế, hơn 1.000 vụ vi phạm về ô nhiễm môi trường, ngoài ra có nhiều vụ phá rừng... Ngoài giải pháp đảm bảo an ninh cây trồng, vật nuôi thuỷ sản, chế phẩm sinh học, phân bón..., chúng tôi cũng đã phối hợp với Bộ NNPTNT làm sao nâng cao giá trị sản xuất nông sản của người nông dân.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cà phê Tây Nguyên là thương hiệu quý hơn vàng, phải giữ gìn
"Để triệt phá những tổ chức núp bóng công ty tài chính, mà bản chất là tín dụng đen, chúng tôi đã cùng NHNN có giải pháp làm sao nguồn vốn NHNN tiếp cận được bà con nông dân, các doanh nghiệp nông nghiệp dễ dàng hơn"- tướng Lương Tam Quang cho biết thêm.
Đặc biệt, theo tướng Lương Tam Quang, Bộ Công an thực hiện Luật Công an nhân dân, triển khai bố trí công an chính quy đảm nhiệm chức danh công an xã. Lực lượng này đã triển khai bài bản các mặt công tác, nhờ đó có những chuyển biến rõ rệt ở vùng nông thôn, được bà con đồng tình ủng hộ.
Tiếp tục triển khai cao điểm tấn công đối tượng tội phạm này không chỉ ở các vùng nông thôn mà cả ở các nơi khác đối với băng nhóm lợi dụng công ty tài chính để hoạt động phi pháp. Về cơ bản, hiện nay các công ty núp bóng này đã được triệt phá ở rất nhiều địa phương.
Sau phát biểu của Thứ trưởng Bộ Công an, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh sự vào cuộc tích cực, trách nhiệm của lực lượng Công an và tiếp tục yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhấn mạnh hơn việc xử lí các đối tượng tín dụng đen.
"Bộ Công an cũng đã xây dựng Thông tư phối hợp với các bộ ngành xử lí tất cả tin báo tố giác tội phạm. Quan điểm là những tin báo đó phải được xác định điều tra, xử lí triệt để. Chúng tôi cũng rất cần sự phối hợp của người dân trong việc phát hiện, tố giác những tổ chức, hành vi tín dụng đen. Chúng tôi cũng đã đăng kí với Quốc hội sẽ xử lí trên 90% tin tố giác tội phạm, xác minh, điều tra xử lí triệt để"- Thứ trưởng Lương Tam Quang khẳng định.
Ông Đào Minh Tú- Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Bổ sung câu hỏi này, ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định thêm về việc xử lý tín dụng đen. Ông Tú cho biết: "Bộ Công an thời gian qua đã quyết liệt, xử lý loại trừ tội phạm tín dụng đen. Xin nói rõ thêm là các công ty tài chính không hoạt động tín dụng đen, mà là các tổ chức tín dụng núp bóng công ty tài chính để hoạt động phạm pháp. Còn lại, nói chung các công ty tài chính hoạt động đúng quy định, giúp bà con tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả".
Theo ông Tú, trong 3-4 năm trước, tại địa bàn Tây Nguyên, hay Thanh Hoá các đối tượng này hoạt động rất mạnh, năm 2018 chúng tôi đã khảo sát và phối hợp với Bộ Công an tổ chức hội nghị rộng rãi tuyên truyền tới bà con thế nào là tín dụng đen, khi cần vốn tiếp cận ở đâu? Dưới góc độ ngân hàng, thời gian qua các đối tượng tín dụng đen đã giảm rõ rệt.
Vay vốn nuôi bò, trồng nho, nhà nông hết khó Nhiều năm qua, việc triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng NNPTNT (Agribank) đã góp phần giúp cho hàng nghìn hộ nông dân Ninh Thuận có vốn đầu tư phát triển sản xuất và vươn lên làm giàu nhanh chóng. Vay vốn nuôi bò, thu lãi 300 triệu/năm Vừa cho đàn bò ăn...