Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Gỡ vướng mắc để TP.HCM phát triển xứng tầm
Làm việc với TP.HCM sau một năm triển khai thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: “Tất cả các bộ ngành T.Ư và địa phương có mặt tập trung thảo luận, góp ý cùng TP.HCM tháo gỡ các vướng mắc để TP phát triển không chỉ ngang tầm Đông Nam Á và còn sánh ngang khu vực châu Á”.
Sáng 12.11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với UBND TP.HCM về một năm triển khai Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.
Đến dự còn có Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng, Trưởng Ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình và các Bộ, ngành; phía TP.HCM có Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong và các Sở, ngành TP.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu định hướng tại buổi làm việc. Ảnh: H.V
Theo Thủ tướng, những bước tiến của TP.HCM trong năm 2018 và các năm qua rất mạnh mẽ, góp công lớn cùng cả nước đưa nền kinh tế ngày một phát triển. Tuy nhiên, quá trình phát triển của TP cũng còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ.
“Vì vậy, trong buổi làm việc hôm nay chúng ta cần tập trung thảo luận, góp ý cùng TP.HCM tháo gỡ vướng mắc tồn tại để TP phát triển hơn nữa, phải hướng tới một tinh thần cùng bàn bạc, mạnh mẽ hơn, đưa TP.HCM phát triển hơn”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo.
Hoan ngênh báo cáo đánh giá, kiến nghị về những vướng mắc của TP sâu sát và trách nhiệm, Thủ tướng cho rằng một năm qua TP phát triển nhiều mặt, đạt được nhiều thành tích dù gặp nhiều khó khăn như: Khiếu kiện đông người, kéo dài, tình hình kích động biểu tình… nhưng kết quả đạt được rất ấn tượng. Trong đó, chỉ tiêu tăng tưởng đạt 8,3%, thu ngân sách hoàn thành chỉ tiêu dù được giao rất cao, ổn định trật tự an toàn xã hội…
Đặc biệt, trong một năm triển khai cơ chế đặc thù, Thủ tướng đánh giá cao TP.HCM đã có những sáng tạo trong các giải pháp để thực hiện cơ chế này.
“Tôi thấy một số biện pháp ban đầu được TP.HCM đẩy nhanh, các nhóm giải phát phát triển rất ấn tượng và gắn với thực tiễn. TP.HCM đã đạt được những kết quả ban đầu khả quan, nhưng cũng nhìn thấy được những vướng mắc cần tháo gỡ. Để tháo gỡ vướng mắc, các đồng chí đã tập hợp 35 kiến nghị gửi T.Ư. Hôm nay có đầy đủ các Bộ ngành, chúng ta sẽ tập trung tháo gỡ những vướng mắc này… để TP phát triển thuận lợi, nhanh nhưng bền vững”, Thủ tướng đề nghị.
Dự án Metro, một trong những vướng mắc vừa được T.Ư tháo gỡ để đẩy nhanh tiến độ vào tháng Giêng tới.
Video đang HOT
Báo cáo tại buổi làm việc, Bí thư TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, sau một năm triển khai cơ chế, chính sách đặc thù TP đã có những kết quả ban đầu.
Cụ thể, TP đã xây dựng đề án cơ chế, chính sách thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà khoa học về công tác ở các sở ban ngành, các khu công nghệ cao (Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐND ngày 16.3.2018, Nghị quyết số 20/2018/NQ-HĐND ngày 7.12.2018).
Danh mục 31 dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10ha trở lên phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trồng lúa (Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 12.7.2018 với 28 dự án, Nghị quyết số 33/NQ-HĐND ngày 7.12.2018 với 03 dự án).
Đề án tăng mức hoặc tỷ lệ thu phí, lệ phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí, lệ phí trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí: (1) ban hành mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường để đỗ xe ô tô trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Nghị quyết số 01/2018/NQ – HĐND ngày 16.3.2018), (2) Điều chỉnh mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐND ngày 16.3.2018).
Đề án thực hiện và sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương; chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức khu vực quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập (Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐND ngày 16.3.2018).
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân báo cáo kết quả một năm triển khai cơ chế đặc thù. Ảnh: H.V
Ban Thường vụ Thành ủy xây dựng và triển khai thực hiện Quy định số 1374-QĐ/TU ngày 1.12.2017 của Ban Thường vụ Thành ủy về quy trình giải quyết thông tin phản ánh liên quan các tập thể, cá nhân suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Tổ công tác 1374 của Ban Thường vụ Thành ủy đã thành lập một số đoàn công tác, làm việc với các tổ chức Đảng, đảng viên có liên quan để đôn đốc, nhắc nhở việc giải quyết thông tin phản ánh; việc chỉ đạo xử lý các phản ánh của cử tri, phán ảnh của cơ quan báo chí và các đơn, thư khiếu nại, phản ánh, tố cáo của cán bộ, đảng viên, người dân đã có sự chuyển biến tích cực, nhanh và kịp thời hơn nhất là những vụ việc kéo dài hoặc có dư luận phản ánh nhiều, góp phần làm giảm tình trạng đơn, thư khiếu nại, tố cáo gửi đến các cơ quan đầu mối tiếp nhận thông tin cấp thành phố so với trước khi có Quy định 1374.
Qua chỉ đạo giải quyết nội dung thông tin phản ánh, trong năm 2018 có 21/66 cấp ủy đã xử lý 1.475 thông tin, thi hành kỷ luật 97 đảng viên có sai phạm từ mức khiển trách đến khai trừ (khiển trách: 56 đảng viên, cảnh cáo: 33 đảng viên; cách chứ: 7 đảng viên; khai trừ: 1 đảng viên); thi hành kỷ luật về chính quyền đối với 142 cán bộ; công chức từ mức khiển trách đến buộc thôi việc (khiển trách: 63 trường hợp; kéo dài thời gian nâng bậc lương: 10 trường hợp; cảnh cáo: 40 trường hợp; cách chức: 7 trường hợp; giáng cấp hoặc chuyển vị trí công tác: 9 trường hợp; buộc thôi việc: 13 trường hợp).
Hiện nay đội ngũ cán bộ đương nhiệm và quy hoạch các chức danh theo quy định của thành phố khá đông, chỉ tiêu đào tạo được phân bổ cho thành phố chưa đáp ứng yêu cầu về trang bị trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt thành phố.
Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM kiến nghị với Ban Bí thư cho phép thành phố được thực hiện thí điểm chủ động đào tạo lý luận chính trị trình độ cao cấp tại Học viện cán bộ TP. Đồng thời, xem xét chấp thuận mở rộng đối tượng đào tạo cao cấp lý luận chính trị đến cán bộ đương nhiệm bí thư, phó bí thư, chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn; phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo đài, nhà xuất bản; cán bộ thuộc khối nội chính (thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố, kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân thành phố, đội trưởng, đội phó thuộc Công an thành phố và các chức danh tương đương trở lên,…)
Theo Danviet
Thủ tướng: Tiếp dân cũng phải ghi âm, ghi hình
Tiếp dân cũng phải ghi âm, ghi hình, hỏi cung cũng vậy, quy định như thế để đảm bảo quyền con người - Thủ tướng nhấn mạnh.
Phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác ngành tư pháp chiều nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, trong thành tích chung của đất nước có sự đóng góp của ngành tư pháp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Còn tình trạng 'bắc nước chờ gạo'
Thủ tướng nhận định, ngành tư pháp với khối lượng công việc khá lớn nhưng thực tế chính sách, chế độ cho người làm tư pháp còn hạn chế. Đặc biệt, rất ít cán bộ pháp chế, tư pháp được cất nhắc lên các vị trí cao.
"Nhất là ở địa phương ít ông tư pháp nào lên phó chủ tịch, vì ông tư pháp hay nói, hay cản, nhiều người không thích", Thủ tướng chia sẻ.
Điểm lại những kết quả của ngành trong năm qua, Thủ tướng đánh giá cao công tác tham mưu xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật; làm tốt công tác gác cửa trong thẩm định văn bản và gác gôn trong các tranh chấp quốc tế.
Đáng chú ý, trong công tác thi hành án dân sự cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ, thụ lý thi hành án đạt và vượt chỉ tiêu. Ngành đã thi hành án xong 600.000 việc với số tiền thi hành án thu về 35.000 tỷ đồng.
"Tôi rất mừng khi nghe Bộ trưởng nói đồng chí Tổng cục trưởng Thi hành án mới vững vàng, ngay ngắn. Tôi nói ý này là để nhắc các cục trưởng thi hành án địa phương có vững vàng, ngay ngắn không. Tôi theo dõi nhiều năm thì năm nào cũng có mấy ông ở tù vì đây là lĩnh vực dễ lạm dụng quyền lực, dễ áp dụng pháp luật sai", Thủ tướng lưu ý.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng lưu ý một số tồn tại, hạn chế của ngành như công tác xây dựng thể chế, pháp luật còn nhiều bất cập, có văn bản mới ban hành phải sửa đổi bổ sung, còn tình trạng xin rút, xin lùi.
"Đây là một khuyết điểm trong hệ thông cần rút kinh nghiệm không chỉ Bộ Tư pháp. Trước QH hay nói đây là tình trạng 'bắc nước chờ gạo', nước sôi sùng sục mà gạo chưa tới", Thủ tướng nhắc nhở.
Ảnh: T.Hằng
Nhắc đến hàng loạt sai phạm trong quản lý nhà nước như vụ AVG, Thủ Thiêm, vụ đất đai ở Đà Nẵng, Khánh Hoà... Thủ tướng đặt vấn đề: "Cán bộ tư pháp suy nghĩ gì với trách nhiệm là người gác gôn cho lãnh đạo đã tham mưu hết trách nhiệm chưa, hay góp ý mà không được nghe?". Ông nhấn mạnh đến sự mạnh dạn tham mưu của người làm tư pháp trong việc can gián để sai phạm ít xảy ra...
Ngoài ra, Thủ tướng cũng lưu ý một số tồn tại trong việc đưa luật vào cuộc sống, đào tạo đội ngũ luật sư, giám định tư pháp... và đề nghị ngành tư pháp khắc phục tình trạng "ngứa trên đầu gãi dưới chân".
Sai phải rút ngay
Nói về nhiệm vụ năm 2019, Thủ tướng yêu cầu ngành Tư pháp chỉ rõ nội dung bứt phá là gì để đạt kết quả hơn năm vừa qua.
Đồng thời, thực hiện tốt nhất nhiệm vụ xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế, xứng đáng là nhạc trưởng, gác cửa thẩm định tính hợp pháp, hợp lý, khả thi của các quy định và là người gác gôn trong các tranh chấp quốc tế.
Cùng với đó là cải cách tư pháp, xây dựng luật đồng bộ giữa kinh tế với cải cách tư pháp và các lĩnh vực khác.
"Tiếp dân cũng phải ghi âm ghi hình, hỏi cung cũng phải ghi âm ghi hình, quy định như vậy để đảm bảo quyền con người. Đó là những cải cách rất quan trọng trong hệ thống", Thủ tướng nhấn mạnh.
Ngoài ra, người đứng đầu Chính phủ còn lưu ý xem xét xử lý các văn bản trái luật đưa ra khỏi hệ thống. Các dự án luật nhạy cảm, liên quan đến người dân phải tuyên truyền, giải thích rõ, sai là phải rút ngay.
Theo Thủ tướng, muốn thực hiện những việc này, ngành tư pháp phải coi trọng công tác xây dựng Đảng, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực phẩm chất của đội ngũ cán bộ.
Thu Hằng
Theo VNN
Thủ tướng: Không đổ lỗi cho thể chế vì mọi chính sách đều do cán bộ làm ra Gợi ý những vấn đề đặt ra với năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh việc phải tìm giải pháp mạnh mẽ khơi thông, huy động mọi nguồn lực cho phát triển. Thủ tướng cho rằng, không thể đổ lỗi cho thể chế hạn chế vì mọi chính sách đều do cán bộ nhà nước làm ra... Thủ tướng Nguyễn Xuân...