Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Gắn kết và chủ động thích ứng” đã giúp ASEAN đoàn kết vượt qua sóng gió
Sáng 9-9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM 53) tại Hà Nội.
Sự kiện diễn ra theo hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh. Cùng tham dự có Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN, đại diện nhiều tổ chức quốc tế tại Hà Nội.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ khai mạc.
Phát biểu chào mừng hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, “Gắn kết và chủ động thích ứng” cùng với tinh thần chủ động và trách nhiệm đã trở thành “thương hiệu” của ASEAN, giúp các nước tay trong tay, ngẩng cao đầu đối diện khó khăn, thách thức, đoàn kết cùng vượt sóng gió, tự tin tiến lên.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khen ngợi các cơ quan của ASEAN đã đưa hệ thống và bộ máy vào cuộc, từng bước hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh, người dân ổn định cuộc sống; đồng thời đánh giá cao Tuyên bố chung nhân dịp kỷ niệm 53 năm thành lập ASEAN, trong đó, các Bộ trưởng Ngoại giao đã khẳng định quyết tâm duy trì khu vực Đông Nam Á hòa bình, an ninh, trung lập và ổn định, củng cố đoàn kết, tự cường, tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN, thúc đẩy xây dựng lòng tin và cùng nhau hướng tới một khu vực hòa bình, ổn định, tôn trọng lẫn nhau và dựa trên luật lệ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, chỉ còn 4 tháng nữa, năm 2020 sẽ khép lại, nhưng tình hình dịch bệnh Covid-19 còn rất phức tạp, người dân và doanh nghiệp đang phải gánh chịu nhiều thiệt hại quá sức; môi trường địa chính trị, kinh tế khu vực, trong đó có cả Biển Đông, đang có nhiều biến động ảnh hưởng hòa bình, ổn định.
Trong bối cảnh đó, để tiếp nối những kết quả đã đạt được, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN quan tâm thúc đẩy ba ưu tiên chính.
Một là tiếp tục đề cao đoàn kết, giữ vững thống nhất, triển khai thành công các kế hoạch tổng thể thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.
Hai là tập trung đẩy lùi dịch Covid-19 và thúc đẩy phục hồi bền vững.
Video đang HOT
Ba là phát huy hiệu quả vai trò trung tâm của ASEAN trong thúc đẩy đối thoại, hợp tác, xây dựng lòng tin, từ đó hình thành và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, tôn trọng, bình đẳng, tin cậy lẫn nhau trong quan hệ giữa các quốc gia; giải quyết hòa bình các tranh chấp, khác biệt trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 và tinh thần các văn kiện quy chuẩn của ASEAN về ứng xử chung ở khu vực.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại lễ khai mạc.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định, tiếp thu chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các Bộ trưởng Ngoại giao sẽ tiếp tục củng cố đoàn kết, thống nhất, đồng cảm và chia sẻ, tôn trọng những lợi ích, quan tâm của nhau để các nước thành viên gắn kết bền vững trong một Cộng đồng ASEAN vững mạnh.
Các bên sẽ quyết tâm khắc phục khó khăn, triển khai hiệu quả và đúng tiến độ các mục tiêu trong Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, bảo đảm các quy định, thể thức hoạt động của Hiến chương ASEAN được thực thi đầy đủ, tiếp tục cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy ASEAN cũng như các cơ chế đối thoại và hợp tác khu vực do ASEAN chủ trì.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng cho biết, AMM 53 sẽ tập trung trao đổi các biện pháp cụ thể triển khai chỉ đạo của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36, tiếp tục giữ vững hợp tác và liên kết khu vực, vững vàng vượt qua thử thách, khó khăn, thực hiện thành công các mục tiêu đề ra và định hướng phát triển lâu dài cho ASEAN trong giai đoạn tiếp theo.
Bên cạnh đó, để chủ động trong định hướng phát triển tương lai, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN cũng sẽ trao đổi và bàn thảo về cách thức xây dựng một Tầm nhìn mới cho Cộng đồng ASEAN sau năm 2025, bảo đảm kế thừa các thành tựu đạt được và giúp ASEAN thích ứng hiệu quả với những cơ hội và thách thức ở những thập kỷ tiếp theo.
Hình ảnh một số nhà lãnh đạo tham dự hội nghị từ các điểm cầu.
Ngay sau lễ khai mạc, các đại biểu đã chính thức bước vào phiên họp của AMM 53.
Văn phòng Chính phủ phải thực hiện tốt chức năng tham mưu tổng hợp
Ngày 20-8, Văn phòng Chính phủ tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống và Đại hội thi đua yêu nước Văn phòng Chính phủ giai đoạn 2020-2025.
Các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Văn phòng Chính phủ. Ảnh: Thống Nhất - TTXVN.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương; các Ủy viên Bộ Chính trị: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Văn Nên; các Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ: Vũ Đức Đam, Trịnh Đình Dũng; nguyên lãnh đạo Chính phủ qua các thời kỳ, cùng đại diện các bộ, ngành, cơ quan đã đến dự.
Xây dựng và đưa vào vận hành thành công 3 hệ thống quan trọng
Trình bày diễn văn tại lễ kỷ niệm, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, cách đây 75 năm, ngày 28-8-1945, ngay sau khi Chính phủ lâm thời được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định lập bộ máy Văn phòng giúp việc của Chính phủ - tiền thân của Văn phòng Chính phủ ngày nay. Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động luôn thực hiện với trách nhiệm cao nhất vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình.
Nhiều năm qua, đặc biệt là 5 năm gần đây, Văn phòng Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ cùng các bộ, ngành trình Chính phủ cắt giảm 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh; cắt giảm 6.776/9.926 danh mục dòng hàng phải kiểm tra chuyên ngành và 30/120 thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, giảm phiền hà cho doanh nghiệp. Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khoảng hơn 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm.
Trong xây dựng Chính phủ điện tử, Văn phòng Chính phủ đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và đưa vào vận hành thành công 3 hệ thống quan trọng phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đó là: Trục liên thông văn bản quốc gia, đã kết nối với 100% bộ, ngành, địa phương và nhiều cơ quan, tổ chức khác, tiếp nhận trên 2,2 triệu văn bản điện tử, tiết kiệm cho ngân sách hơn 1.200 tỷ đồng/năm; Hệ thống thông tin họp và xử lý công việc của Chính phủ (E-cabinet) - hướng tới Chính phủ không giấy tờ, đã thay thế việc in ấn, phát hành hơn 200 nghìn hồ sơ, tài liệu giấy, tiết kiệm khoảng 169 tỷ đồng/năm; Cổng dịch vụ công quốc gia - kênh cung cấp 1.000 dịch vụ công, tiết kiệm chi phí xã hội trên 6.700 tỷ đồng/năm.
Cũng trong giai đoạn 2015-2020, Văn phòng Chính phủ tích cực triển khai hiệu quả 4 phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động, đồng thời, tổ chức phát động 6 phong trào thi đua hướng tới mục tiêu chung là phấn đấu thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước giao phó, tạo khí thế thi đua sôi nổi, trở thành phong trào hành động thiết thực, hiệu quả, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của cơ quan.
Thực hiện tốt đồng thời cả 3 chức năng, nhiệm vụ chủ yếu
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận và biểu dương những thành tích của Văn phòng Chính phủ đạt được trong 5 năm qua.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. Ảnh: Thống Nhất - TTXVN
Để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động thời gian tới, Thủ tướng đề nghị Văn phòng Chính phủ thực hiện tốt đồng thời cả 3 chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là tham mưu tổng hợp, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều hòa, phối hợp tổ chức các hoạt động chung của Chính phủ; giúp Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của hệ thống hành chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương hiệu lực, hiệu quả, chống cho được bệnh quan liêu xa dân; bảo đảm thông tin, phục vụ công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cung cấp thông tin cho công chúng.
Song song với đó, thường xuyên phối hợp có hiệu quả với các Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, các bộ, ngành và các địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan; lắng nghe, tiếp thu ý kiến người dân và doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu, chuẩn bị, hoàn chỉnh các đề án, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại để tham mưu, xây dựng văn bản, dự thảo luật đạt chất lượng, chống lợi ích nhóm. Ngoài ra, Văn phòng Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có tài, có tầm, đặc biệt có đức, tận tâm, tận lực phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Văn phòng Chính phủ phải là cơ quan tiên phong trong phát động, thực hiện các phong trào thi đua; là cơ quan điển hình trong cả nước về tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải nhận thức sâu sắc rằng, được công tác tại Văn phòng Chính phủ không chỉ là niềm vinh dự, tự hào to lớn, mà còn là trách nhiệm nặng nề và vẻ vang...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Thành. Ảnh: Thống Nhất - TTXVN.
Dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc tặng Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Thành.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã trao Huân chương Lao động hạng Nhì tặng Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Thu Vân, trao Huân chương Lao động hạng Ba tặng Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính Ngô Hải Phan.
Trong chương trình, Văn phòng Chính phủ đã phát động phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2020-2025 với chủ đề: "Kỷ cương, trách nhiệm, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả".
Phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị AMM 53 và các Hội nghị liên quan Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM 53) và các Hội nghị liên quan của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 phát biểu. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) Sáng 9/9, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53...