Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đừng để “chặt chém” trở thành “thương hiệu” ở các địa phương
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng tài nguyên du lịch khu vực miền Trung – Tây Nguyên như viên ngọc thô chưa được mài giũa hoặc chưa tìm được người thợ mài giũa xứng đáng.
Phát biểu tại Hội nghị Phát triển du lịch miền Trung – Tây Nguyên diễn ra tại tỉnh Thừa Thiên – Huế sáng 16-12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định khu vực miền Trung – Tây Nguyên có tiềm năng du lịch vô cùng lớn, là nơi hội tụ, đại diện các tài nguyên vốn có của Việt Nam. “Không có hệ đếm hay mỹ từ nào có thể diễn đạt hết về tiềm năng, tài nguyên đặc sắc, phong phú của du lịch miền Trung – Tây Nguyên” – Thủ tướng nói.
Thủ tướng cho rằng du lịch cần phát triển theo cụm ngành đồng bộ chứ không nên chỉ khai thác tài nguyên đơn thuần. Thủ tướng ví tài nguyên khu vực miền Trung – Tây Nguyên như viên ngọc thô chưa được mài giũa hoặc chưa tìm được người thợ xứng đáng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị
Thủ tướng cũng cho rằng nhiều tài nguyên du lịch đôi khi cũng mang đến sự bất lợi. Đó là việc chúng ta chưa tìm được bản sắc trong lựa chọn thương hiệu để ưu tiên đầu tư trong khi nguồn lực có giới hạn. Tài nguyên nhiều đôi khi còn là cái bẫy trong việc chắt chiu khai thác, sử dụng có hiệu quả…
Dẫn ra các con số thống kê, Thủ tướng cho rằng những kết quả đạt được của ngành du lịch trong thời gian qua là rất đáng mừng. Qua đó, Thủ tướng biểu dương, động viên ngành du lịch và các địa phương.
Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ ra những mặt chưa được trong việc khai thác du lịch, như tài nguyên thiên nhiên bị mất cân đối, tài nguyên du lịch bị phân tán. Xung đột lợi ích, tầm nhìn ngắn hạn khiến các khu du lịch bị tàn phá, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế.
Tình trạng “chặt chém” du khách, taxi “dù”, lừa đảo, chèn ép du khách, mất an ninh trật tự dù chỉ là cá biệt nhưng đã làm xấu đi hình ảnh đất nước Việt Nam xinh đẹp trong lòng du khách. Thủ tướng yêu cầu các ngành chức năng xử nghiêm những vấn nạn trên và chỉ đạo: “Đừng để “chặt chém” trở thành “thương hiệu” ở các địa phương”.
Video đang HOT
Thủ tướng gặp gỡ các đại biểu bên lề hội nghị
Thủ tướng đặt ra 5 câu hỏi yêu cầu ngành du lịch tìm ra câu trả lời. Đó là làm thế nào khách đến đông hơn? Làm thế nào khách đến ở lại lâu thay vì đi sớm hơn? Làm thế nào để khách tiêu tiền nhiều hơn thay vì không có gì để tiêu? Làm thế nào để khách kể lại câu chuyện đi du lịch với người thân, bạn bè một cách đầy hứng khởi thay vì kể câu chuyện nào đó xấu ở Việt Nam? Làm thế nào để du khách quay trở lại sớm nhất chứ không phải một đi không trở lại?
“Nhìn cách tổng thể, những năm qua ngành du lịch trả lời được một số câu hỏi nhưng các câu trả lời vẫn chưa thực sự xuất sắc so với những công việc mà ngành du lịch miền Trung – Tây Nguyên phải làm” – Thủ tướng đánh giá.
Thủ tướng chỉ đạo ngành du lịch cần tập trung đào tạo nhân lực, chú trọng kỹ năng thực tế, ngọai ngữ; cần đa dạng hóa, không ngừng đổi mới các sản phẩm du lịch; chú trọng phát triển du lịch cộng đồng; tiếp tục ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch; tăng cường liên kết du lịch; cần chú trọng sản phẩm du lịch phải độc đáo, khác biệt, đổi mới liên tục…
Q.Tám – Tr.Thường
Theo Nguoilaodong
Thủ tướng: Miền Trung cần thay đổi mạnh mẽ về tư duy phát triển
Thủ tướng yêu cầu các tỉnh miền Trung phải có tư duy đổi mới, tự lực vươn lên.
Chiều 15/2, trong khuôn chuyến tham dự Hội nghị "Phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên" (diễn ra vào sáng 16/2), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị giao ban Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nhằm đánh giá một số hoạt động của Hội đồng vùng đã triển khai từ đầu nhiệm kỳ và đưa ra các giải pháp để phát triển vùng thời gian tới.
Cùng dự có lãnh đạo một số bộ, ngành; lãnh đạo các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, các chuyên gia của nhóm tư vấn phát triển vùng duyên hải miền Trung. Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế hiện là Chủ tịch Hội đồng Vùng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị.
Trước khi tham dự hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham quan một số gian hàng tham gia Triển lãm xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch vùng duyên hải miền Trung.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được thành lập cách đây 22 năm, gồm 4 tỉnh, thành phố là Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và năm 2004 đã bổ sung thêm tỉnh Bình Định. Vùng có diện tích tự nhiên chiếm gần 8,5% diện tích cả nước, dân số 6,5 triệu người, chiếm trên 7% dân số cả nước.
Đây là vùng nằm ở trung độ của đất nước, là cầu nối quan trọng giao lưu kinh tế, văn hóa với quốc tế, đồng thời là điểm trung chuyển hàng hóa với các tỉnh Tây Nguyên, là cửa ngõ ra biển thuận lợi nhất đối với các địa phương vùng Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và Đông Bắc Campuchia thông qua hành lang kinh tế Đông-Tây.
Năm 2018 tăng trưởng kinh tế vùng đạt 7,7%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư nâng cấp và phát triển... Vùng đã hình thành 7 chuỗi đô thị lớn là Huế, Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Vạn Tường, Quảng Ngãi và Quy Nhơn, các trung tâm du lịch và dịch vụ, thương mại. Ngoài ra vùng có 4 khu kinh tế đang phát triển trải dài trên hơn 609 km bờ biển là Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, Khu kinh tế mở Chu Lai; Khu Kinh tế Dung Quất và Khu kinh tế Nhơn Hội.
Các tỉnh miền Trung đề nghị Thủ tướng, các Bộ, ngành trong xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng cần có quy hoạch xây dựng thành phố biển, ưu tiên quy hoạch tuyến đường ven biển để có cơ sở bố trí quỹ đất. Cùng với đó là ưu tiên nguồn lực đầu tư đồng bộ hạ tầng du lịch, trong đó tập trung các dự án mang tính kết nối như nâng cấp tuyến đường sắt Bắc-Nam; xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao qua Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung...
Các tỉnh miền Trung cũng đề nghị Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế ưu đãi nhất theo quy định hiện hành để thu hút đầu tư, bảo đảm đến năm 2025 sẽ hoàn chỉnh ít nhất 2 khu du lịch biển, đảo có sức cạnh tranh quốc tế là khu Chân Mây - Lăng Cô (kết nối vùng du lịch Nam miền Trung với vùng du lịch Bắc miền Trung), khu Cù lào Chàm (gắn với phố cổ Hội An).
Toàn cảnh hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, các chuyên gia cho rằng, các tỉnh miền Trung cần phải tăng trưởng mạnh mẽ hơn, nếu không đạt mức gấp rưỡi cả nước thì sẽ bị tụt hậu. Trong khi đó, lãnh đạo một số Bộ, ngành cho rằng, tính liên kết vùng của các tỉnh chưa chặt chẽ. Bên cạnh đó, thiếu cơ chế điều phối cấp vùng, khiến các tỉnh vẫn chủ động phát triển riêng rẽ. Để có nguồn lực phát triển, các tỉnh miền Trung cũng cần có giải pháp xã hội hóa mạnh mẽ hơn để thu hút nguồn lực.
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, các tỉnh miền Trung cần có sự thay đổi mạnh mẽ về tư duy trong phát triển, nhất là phát triển du lịch. Các tỉnh miền Trung phải có tư duy đổi mới, tự lực vươn lên, nhất là xã hội hóa để thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, thay vì dựa vào tư duy cũ là xin-cho.
"Phải tự phấn đấu vươn lên trên đôi chân của mình để phát triển giàu mạnh với thế và lực mới, với tiềm năng to lớn là con người, di sản văn hóa, bờ biển đẹp, cơ sở vật chất to lớn mà Đảng, Nhà nước đầu tư" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng đánh giá, thời gian qua, vùng miền Trung có sự phát triển đáng ghi nhận. Tuy vậy, Thủ tướng cho rằng, trong lĩnh vực du lịch, miền Trung phải đóng góp vào việc hiện thực hóa khát vọng phát triển du lịch của cả nước với mục tiêu thu hút 50 triệu lượt khách quốc tế mỗi năm thay vì 15-16 triệu lượt khách như hiện nay.
Cùng với đó là phải phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo với giá trị gia tăng cao; phát triển nông nghiệp đặc sản phục vụ du lịch.
Thủ tướng thăm một số gian hàng trưng bày trong khuôn khổ hoạt động của sự kiện.
Nhấn mạnh việc bảo vệ môi trường, trồng rừng, nhất là đầu nguồn, rất quan trọng ở khu vực này, Thủ tướng nêu vấn đề, tại sao sông Thu Bồn, sông Trà đục ngầu, mùa đông khô cạn trong khi sông Hương luôn có màu xanh và yêu cầu tỉnh miền Trung cần suy nghĩ vấn đề này.
Nhắc lại phương châm của Chính phủ năm 2019, trong đó cần có sự bứt phá, Thủ tướng yêu cầu các tỉnh miền Trung phải có sự bứt phá trong thực hiện các nhiệm vụ. Cùng với đó là đẩy mạnh liên kết vùng mà trước hết là liên kết về du lịch, trong đó có việc mở tour du lịch 5 tỉnh trong vùng thay vì mạnh ai nấy làm.
Nhắc đến thành công của nhiều địa phương trong mô hình hợp tác công-tư để triển khai tuyến đường ven biển, mới đây nhất là Thái Bình, Thủ tướng yêu cầu các tỉnh miền Trung cần đẩy mạnh xã hội hóa để làm đường ven biển, phát triển đô thị ven biển; xã hội hóa mạnh mẽ việc phát triển các sân bay trong khu vực.
Tại hội nghị, Thủ tướng đã chỉ đạo giải quyết các kiến nghị của Hội đồng Vùng theo hướng tạo cơ chế thuận lợi để miền Trung phát triển./.
Theo Vũ Dũng/VOV
Làm hết sức để hai tiếng Việt Nam vang lên trong sự kiện thượng đỉnh Mỹ-Triều Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại Hà Nội chứng tỏ môi trường đầu tư Việt Nam là tốt, an ninh an toàn ở Việt Nam là tuyệt vời. Sáng 12-2, tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, đánh cồng khai trương hoạt động giao dịch...