Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự diễn đàn Đồng bằng sông Cửu Long 2016
Ngày 27-6, tại TP. Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự và phát biểu tại Diễn đàn Đồng bằng sông Cửu Long 2016 ( Mekong Delta Forum 2016).
Diễn đàn có chủ đề “Vì Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thịnh vượng và thích ứng với khí hậu” do Ngân hàng Thế giới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng một số cơ quan phối hợp tổ chức nhằm thảo luận các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong vùng.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, ĐBSCL không chỉ là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam mà phải là nền nông nghiệp thông minh, bền vững, có giá trị gia tăng cao của Đông Nam Á và rộng hơn là của châu Á trong tương lai. Thủ tướng cũng nhìn nhận, “sự sụt giảm sản lượng nông nghiệp ở vùng này sẽ không chỉ là vấn đề của Việt Nam mà sẽ tác động rõ nét đến giá lương thực, làm suy yếu an ninh lương thực của toàn cầu” do ĐBSCL chiếm 90% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước, 1/5 lượng gạo thương mại toàn cầu.
Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương ĐBSCL cần tích hợp mục tiêu nông thôn mới với ứng phó biến đổi khí hậu. Tại diễn đàn, Thủ tướng nhấn mạnh: Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với Ngân hàng Thế giới, các chính phủ, các tổ chức quốc tế để cùng nhau giải quyết các vấn đề đặt ra ở ĐBSCL.
Các báo cáo, nghiên cứu được đưa ra tại diễn đàn đều cho rằng, trong dài hạn, các cộng đồng dân cư duyên hải ĐBSCL được dự báo sẽ là đối tượng hứng chịu những tác động của biến đổi khí hậu, trong đó có hiện tượng nước biển dâng và những cơn bão nhiệt đới có xu hướng ngày càng mạnh. Sản lượng lúa gạo ở ĐBSCL được dự báo sẽ giảm từ 6-12% vì ngập lụt và xâm nhập mặn.
Theo_An ninh thủ đô
Phân bón giả vẫn tràn lan ở đồng bằng sông Cửu Long
Trên thị trường ước tính có 500 cơ sở sản xuất phân bón nhỏ lẻ, không đủ điều kiện để được cấp phép sản xuất. 90% trong số đó là sản xuất thủ công.
Tại hội nghị "Tuyên truyền và chia sẻ kinh nghiệm phòng chống các vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh phân bón" do Bộ Công Thương phối hợp với tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí tổ chức tại TP Cần Thơ mới đây, nhiều đại biểu cho rằng việc kiểm tra phân bón đã gặp nhiều khó khăn nhưng xử lý vi phạm lại càng khó khăn hơn.
Theo Bộ Công thương, trên thị trường ước tính còn 500 cơ sở sản xuất phân bón nhỏ lẻ, không đủ điều kiện để được cấp phép sản xuất. 90% trong số đó là sản xuất thủ công. Năm 2015, lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện và xử lý trên 3.000 vụ vi phạm trong lĩnh vực phân bón, trong đó, tiêu hủy hơn 1.000 tấn kém chất lượng. Hầu hết các mẫu phân bón kém chất lượng là do các DN nhỏ và vừa lén lút làm rồi tuồn bán ra thị trường vùng sâu vùng xa.
Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Bộ Luật Hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/7 tới với nhiều đổi mới, trong đó có quy định xử lý tất cả hành vi sản xuất hàng gian, hàng giả. Đây sẽ là cơ sở để xử lý phân bón giả, phân bón kém chất lượng trên thị trường.
Theo_VTV
Tân Hiệp Phát khởi công cây cầu thứ 12, đã có hàng trăm ngàn người dân hưởng lợi Tập đoàn Number 1 - Tân Hiệp Phát vừa khởi công cây cầu thứ 12 tại huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Như vậy sau hơn nửa năm triển khai, chương trình đã khởi công được 12 cây cầu thép dây văng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đưa con số người dân được hưởng lợi trực tiếp lên hàng trăm...