Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thủ đô Tokyo của Nhật Bản
Theo đặc phái viên TTXVN, vào khoảng 17 giờ 30 chiều 7/10 theo giờ địa phương, tức khoảng 15 giờ 30 chiều cùng ngày theo giờ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến sân bay quốc tế Haneda, thủ đô Tokyo, Nhật Bản để tham dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong-Nhật Bản lần thứ 10 và thăm Nhật Bản.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân tại sân bay quốc tế Haneda, Tokyo. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Đón Thủ tướng, phu nhân và đoàn tại sân bay, về phía Nhật Bản có Thứ trưởng Nghị sỹ Quốc hội Norikazu Suzuki, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Umeda; về phía Việt Nam có Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường và phu nhân cùng cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt tại Nhật Bản.
Dự kiến trong chương trình chuyến đi, ngày mai (8/10), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chủ trì lễ đón trọng thể Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tiếp đó, hai Thủ tướng dẫn đầu đoàn cấp cao hai nước tiến hành hội đàm; chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác.
Video đang HOT
Lễ đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân tại sân bay quốc tế Haneda, Tokyo. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng cũng sẽ tiếp Chủ tịch Liên minh Nghị sỹ Hữu nghị Nhật-Việt Nikai Toshihiro; thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Phiên họp cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 10; cùng lãnh đạo các nước yết kiến Nhật Hoàng; tham dự Diễn đàn đầu tư Mekong-Nhật Bản và gặp gỡ lãnh đạo Quốc hội Nhật Bản.
Trong chuyến đi, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự kiến có nhiều cuộc tiếp xúc, làm việc với các hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư hàng đầu Nhật Bản, như làm việc với Liên đoàn Kinh tế Nhật Bản Keidanren; tọa đàm với các doanh nghiệp bất động sản của Nhật Bản; dự Diễn đàn xúc tiến đầu tư Việt Nam; tiếp lãnh đạo một số tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản…
Theo vietnamplus
Nhật Bản mất gần 2 tỷ USD mỗi năm vì... phấn hoa
Mỗi năm, nền kinh tế thiệt hại hàng tỷ USD vì có quá nhiều cây cho phấn hoa.
Nạn phấn hoa gây dị ứng và sốt cỏ khô đã khiến doanh số bán khẩu trang y tế tăng vọt. Ảnh: Reuters.
Theo Viện Nghiên cứu Dai-Ichi Life, trong năm 2018 Nhật Bản sẽ mất khoảng 200 tỷ yên (tương đương 1,8 tỷ USD) vì các bệnh dị ứng liên quan tới phấn hoa anh đào. Ông Toshihiro Nagahama - trưởng ban kinh tế của Viện cho biết, thiệt hại lớn này đến từ việc nhiều người không muốn ra đường vì sợ phấn hoa, dẫn tới việc giảm tiêu dùng. Đồng thời, người lao động cũng hay nghỉ ốm vì bị dị ứng hơn và nếu có làm việc, hiệu quả cũng thấp hơn bình thường.
Trong khi đó, năm 2018 được dự đoán là một trong những năm có tỷ lệ bệnh sốt cao nhất trở lại đây khi mà lượng phấn hoa tại một số vùng của xứ sở hoa anh đào đã tăng gấp đôi so với năm ngoái. Theo số liệu chính thức, thủ đô Tokyo là nơi chịu ảnh hưởng khá nặng khi một nửa dân số thành phố bị sốt cỏ khô - nhiều hơn so với mức 1/3 dân số của năm 2008.
Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn khi mà nhiều cây tuyết tùng và trắc bách diệp được trồng làm cảnh trong thành phố đã trưởng thành hoàn toàn và đang trong thời kỳ tạo phấn hóa nhiều nhất trong vòng đời.
Mỗi năm, Tokyo đã phải chi tới 7 triệu USD để chặt bỏ những cây gây di ứng và thay thế bằng các loại cây ít phấn hoa hơn với tốc độ khoảng 60 héc-ta mỗi năm từ năm 2006. Tuy nhiên, tốc độ chặt bỏ lại bị hạn chế vì e ngại việc này sẽ gây lỡ đất và lũ lụt ở những ngọn đồi xung quanh thành phố. Trong khi đó, theo các nhà chức trách, Tokyo đang có khoảng 30.000 héc-ta cây tạo phấn hoa!
"Thực sự không đủ nhanh", ông Mamory Ishigaki - người chịu trách nhiệm về rừng cây của Tokyo - tiết lộ chi phí để trồng lại toàn bộ cây sẽ lên tới vài tỷ USD. "Tokyo rất muốn tăng tốc độ trồng lại cây, tuy nhiên việc này sẽ mất khoảng 1-2 thế kỷ để hoàn thành"
Tuy nhiên, không phải ai cũng chịu thiệt hại từ vấn đề này. Do nhu cầu khẩu trang y tế và thuốc men tăng cao, các công ty dược phẩm và cửa hàng bán thuốc đang "hốt bạc". Cụ thể, doanh số thuốc sốt cỏ khô vào tháng Ba vừa rồi đạt 20 tỷ yên (tương đương 184 triệu USD) - cao hơn 50% so với cùng kỳ năm trước và là mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây.
Theo Danviet
Không có tiền, khách vẫn được ăn thả ga tại nhà hàng này Một nhà hàng ở Tokyo, Nhật Bản cho phép thực khách trả tiền ăn bằng ca làm việc dài 50 phút. Một suất ăn tại nhà hàng làm việc để trả tiền. Ảnh: Facebook. Nằm ở khu Chiyoda, thủ đô Tokyo, nhà hàng Mirai Shokudo phục vụ tối đa 12 thực khách vào một thời điểm với nhân viên chính thức duy nhất...