Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương
Chiều 22-3, tại Trụ sở Chính phủ, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng (TĐ-KT) Trung ương tổ chức phiên họp định kỳ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng.
Cùng dự có đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng; Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch Thứ nhất Hội đồng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương. Ảnh: TRẦN HẢI.
Video đang HOT
Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, năm 2020, chúng ta có nhiều khó khăn, thách thức nhưng hoàn thành toàn diện vượt mức các nhiệm vụ chính trị được giao. Trong thành quả chung ấy, có sự đóng góp trực tiếp của công tác TĐ-KT của các cấp, các ngành. Đặc biệt, Đại hội Thi đua yêu nước (TĐYN) các cấp và Đại hội TĐYN toàn quốc được tổ chức thành công, tạo khí thế thi đua sôi nổi trước thềm Đại hội Đảng các cấp. Hoạt động của Hội đồng và cơ quan Thường trực Hội đồng đạt được nhiều kết quả, bám sát phương hướng, nhiệm vụ đề ra; tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm. Công tác quản lý nhà nước về TĐ-KT được tăng cường, việc tham mưu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về TĐ-KT được tập trung thực hiện. Trong năm 2020, Hội đồng tổ chức bốn phiên họp; tổ chức sơ kết năm năm thực hiện Chỉ thị 34-CT/TW của Bộ Chính trị; triển khai xây dựng dự án Luật TĐ-KT và các quy định pháp luật liên quan….
Trong thời gian tới, Thủ tướng đề nghị tổ chức phát động phong trào thi đua (PTTĐ) thiết thực, hiệu quả, bám sát nội dung định hướng, chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và 5 nội dung thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động tại Đại hội TĐYN toàn quốc lần thứ X. Trong đó, tổng kết phong trào “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhân rộng các PTTĐ thiết thực, hiệu quả, các mô hình, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt. Việc này cần làm thường xuyên hơn để “lấy cái tốt át cái xấu”. Nâng cao chất lượng, đổi mới hoạt động của Hội đồng TĐ-KT các cấp, phát huy vai trò, trách nhiệm của các thành viên Hội đồng.
Thực hiện công tác khen thưởng bảo đảm đúng quy định, kịp thời, công khai, minh bạch; đặc biệt cần chống tiêu cực trong thủ tục khen thưởng, cần nhanh chóng, thuận lợi, công khai, minh bạch, nêu gương; TĐ-KT phải hướng vào cơ sở. Tiếp tục củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác TĐ-KT các cấp theo hướng ôn đinh, thống nhất từ T.Ư đến địa phương, tinh gọn, hiệu quả, theo tinh thần Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị. Sắp tới, cùng với việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Hội đồng TĐ-KT T.Ư cũng sẽ có sự kiện toàn. Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, đơn vị chức năng, bộ phận thường trực Hội đồng cần rà soát các nội dung, yêu cầu, nhiệm vụ trong thời gian tới, xây dựng kế hoạch công tác một các kỹ càng và tham mưu tốt để bảo đảm tính kế thừa, liên tục và thông suốt trong công tác quan trọng này. Thủ tướng nhấn mạnh, đến giờ này, có thể khẳng định rằng, tất cả các thành viên Hội đồng chúng ta đã hoàn thành tốt mọi công việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, định kỳ, nề nếp, kỷ cương, kỷ luật, đúng pháp luật và góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội.
Hơn 1.000 thủ tục hành chính đã được cắt giảm, đơn giản hóa
Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến tổng kết Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 và xây dựng Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030 đã được Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức chiều 18/3.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị. Ảnh: THỐNG NHẤT
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ chủ trì Hội nghị.
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ cho biết, kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, cải cách hành chính luôn là một nội dung quan trọng trong đường lối đổi mới của Đảng ta, trong chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Chính phủ đã ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 kèm theo Nghi quyêt 30c/NQ-CP với hệ thống các giải pháp và bước đi phù hợp, nhằm xây dựng nền hành chính nhà nước Việt Nam dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cải cách hành chính được xác định là một trong ba giải pháp quan trọng để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020.
Mười năm qua, cải cách hành chính đã được triển khai đồng bộ trên tất cả 6 nội dung: cải cách thể chế, thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính. Qua đó, thúc đẩy quá trình đổi mới kinh tế; dân chủ hóa đời sống xã hội; hội nhập kinh tế quốc tế; củng cố và duy trì ổn định chính trị; phòng chống tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Theo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, cải cách thủ tục hành chính được xác định là một khâu đột phá và đã được triển khai mạnh mẽ ở tất cả các cấp hành chính theo hướng đơn giản hóa, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm lợi ích chính đáng và quyền làm chủ của nhân dân. Từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV đến tháng 11/2020, đã cắt giảm, đơn giản hóa hơn 1.000 thủ tục hành chính, 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh; 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành. Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khoảng hơn 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm. Các bộ, ngành đã có phương án xử lý 1.501 mặt hàng có chồng chéo về thẩm quyền. Việc triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông đạt được kết quả tích cực, việc giải quyết thủ tục hành chính nhanh chóng, thuận tiện, giảm thiểu tình trạng chậm muộn, nhũng nhiễu, tỷ lệ giải quyết đúng hạn đạt 97,37%.
Trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, việc xây dựng và ban hành các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức các bộ, ngành Trung ương về cơ bản khắc phục được những tồn tại, hạn chế của các giai đoạn trước, bổ khuyết những thiếu sót thể chế về tổ chức và bộ máy, bảo đảm bao quát đầy đủ chức năng quản lý nhà nước của Chính phủ. Việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp công lập ở các bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương các cấp đã được thực hiện có kết quả.
Công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công cũng đạt được nhiều kết quả nổi bật. Đặc biệt, công tác hiện đại hóa nền hành chính, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số là điểm sáng thúc đẩy thay đổi lề lối, phương thức làm việc của các cơ quan nhà nước. Cơ chế, thể chế, chính sách về khung pháp lý về xây dựng Chính phủ điện tử dần được hoàn thiện. Các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia tạo lập nền tảng Chính phủ điện tử được xây dựng, vận hành, tạo sự thay đổi rõ rệt về phương thức làm việc trong các cơ quan nhà nước cũng như giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp, giúp tiết kiệm hàng chục ngàn tỷ đồng.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng, mặc dù đạt được những kết quả tích cực trong cải cách hành chính giai đoạn vừa qua, song, một số mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính còn chưa đạt so với mong muốn, kết quả đạt được trên một số lĩnh vực còn chưa đồng bộ. Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng đề nghị các đại biểu thảo luận, phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại trong thực hiện Chương trình tổng thể giai đoan 2011-2020, thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm, yếu kém, nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm. Từ đó, đóng góp, đề xuất, xây dựng dự thảo Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 với những mục tiêu, nội dung mang tính cải cách nổi bật, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2021-2030 và những mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII với khát vọng mãnh liệt về một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng vào năm 2045.
Thường trực Chính phủ họp ứng phó dịch Covid-19 Sáng 17-3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp trực tuyến giữa Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chông dich Covid-19 và 63 tinh, thành phô vê viẹc đánh giá kêt qua công tác phòng, chông dich thơi gian qua, bàn các giai pháp lơn đê phòng, chông dich hiẹu qua...