Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác giảm nghèo
Sáng 11-12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo, giai đoạn 2016-2020.
Cùng dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo T.Ư Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan T.Ư; đầu cầu trực tuyến các địa phương cả nước; đại diện một số tổ chức quốc tế.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước luôn xác định giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển. Mục tiêu, nhiệm vụ này được thể hiện đậm nét trong các văn kiện của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, các chiến lược, kế hoạch, đề án, chương trình của Chính phủ.
Chính phủ đã chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 ở T.Ư và địa phương để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các Nghị quyết; Chính phủ cũng tập trung chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; nâng cao chất lượng giáo dục, tỷ lệ trẻ em đến trường; bảo đảm mọi người trong hộ nghèo đều có cơ hội tiếp cận với dịch vụ khám chữa bệnh thông qua BHYT; kết hợp giữa giảm nghèo bền vững với phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng; lồng ghép các nguồn vốn tập trung đầu tư cho vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn…
Qua 10 năm thực hiện, công tác giảm nghèo đạt được nhiều kết quả tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm liên tục qua các năm trên phạm vi cả nước, các vùng miền. Nhiều huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn đã được đầu tư cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh; hộ nghèo được hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm, tăng thu nhập, tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin. Đặc biệt, đã có sự chuyển biến về nhận thức và hành động của một bộ phận người nghèo, đã xuất hiện một số điển hình làm đơn tự nguyện xin thoát nghèo. Kết quả giảm nghèo của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Bên cạnh đó, công tác giảm nghèo cũng còn những tồn tại, cần khắc phục trong giai đoạn tới như: kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, tỷ lệ tái nghèo, phát sinh nghèo mới còn cao, còn khoảng cách giàu-nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư; công tác rà soát, tích hợp chính sách giảm nghèo còn chậm,…
Video đang HOT
Những bài học, kinh nghiệm cùng các bất cập, khó khăn, vướng mắc được thảo luận tại hội nghị này nhằm phát huy những thành quả đã đạt được, nhận diện rõ các hạn chế và nguyên nhân để khắc phục; biểu dương những tổ chức, cá nhân điển hình trong công tác giảm nghèo và định hướng công tác giảm nghèo giai đoạn 2021-2025, hướng đến năm 2030. Từ đó góp phần quan trọng để công tác giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và phong trào “thoát nghèo, làm giàu” đạt được kết quả cao hơn, vững chắc hơn trong những năm tới đây.
* Theo Ban Chỉ đạo CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 3,75%, bình quân trong 4 năm giảm 1,53%/năm, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân của cả nước từ 1-1,5%/năm.
Trong 4 năm, có 58% số hộ nghèo đã thoát nghèo. Uớc đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn khoảng 2,75%. Như vậy sau 5 năm, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm khoảng 1,43%/năm, đạt chỉ tiêu Quốc hội giao.
Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm còn 27,85%, bình quân trong 4 năm giảm 5,65%/năm, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao giảm bình quân 4%/năm; ước cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo bình quân các huyện nghèo còn khoảng 24%.
Đến nay, đã có 8/64 huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn và 14/30 huyện nghèo hưởng cơ chế theo Nghị quyết 30a thoát khỏi tình trạng khó khăn. Dự kiến đến cuối năm 2020, khoảng 32 huyện thoát khỏi huyện nghèo, đạt chỉ tiêu đề ra.
Có 95/292 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo khỏi tình trạng khó khăn, đạt tỷ lệ 32,5% (vượt 2,5%). Có 1.298/3.973 thôn đặc biệt khó khăn (chiếm tỷ lệ 32,67%), 125/2.193 xã đặc biệt khó khăn (chiếm tỷ lệ 5,69%) hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 (thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn).
Nguồn lực đã được bố trí, huy động để thực hiện và một số chính sách thúc đẩy hiệu quả công tác giảm nghèo: tổng các nguồn vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2016-2020 là 93.607,785 tỷ đồng.
Trong đó, bao gồm: vốn ngân sách T,Ư: 45,33%; vốn ngân sách địa phương: 10,75%; vốn xã hội hóa: 23,62%; vốn ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” và các hoạt động an sinh xã hội của MTTQ Việt Nam các cấp: 19,86%…
Cần phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng
Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững ở các huyện miền núi là một trong 4 nhiệm vụ trọng tâm mà tỉnh ta sẽ tập trung thực hiện trong nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX vừa qua, các huyện miền núi đã chia sẻ kinh nghiệm để thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng.
"Điểm sáng" Sơn Hà
Huyện Sơn Hà là địa phương tiêu biểu điển hình trong thực hiện công tác giảm nghèo với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, giúp cải thiện đáng kể đời sống của người dân. Không đơn giản để huyện vùng cao Sơn Hà được Thủ tướng Chính phủ công nhận là huyện thoát nghèo, mà đó là thành quả của một chặng đường dài vượt khó, quyết tâm thực hiện cho bằng được mục tiêu giảm nghèo bền vững của đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Sơn Hà.
Mô hình trồng dưa lưới của người dân huyện Sơn Hà. Ảnh: N.VIÊN
Theo chia sẻ kinh nghiệm của Huyện ủy Sơn Hà, huyện đã triển khai đồng bộ nhóm giải pháp trong công tác giảm nghèo; trong đó, giải pháp quan trọng hàng đầu là tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác giảm nghèo. Ban Thường vụ Huyện ủy Sơn Hà đã kịp thời cụ thể hóa, ban hành các văn bản chỉ đạo và tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giảm nghèo đạt hiệu quả. Trong hai nhiệm kỳ liên tiếp (2010 - 2015 và 2015 - 2020), Ban Chấp hành Đảng bộ huyện ban hành Nghị quyết chuyên đề phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, nhằm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông sản; xây dựng Đề án hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Sơn Hà, giai đoạn 2009 - 2020 để làm cơ sở triển khai thực hiện...
Nhiều bài học kinh nghiệm
Kinh nghiệm trong công tác giảm nghèo ở huyện Sơn Hà là bài học giá trị không chỉ cho địa phương miền núi này, mà cho cả các huyện vùng cao trong tỉnh, để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm đề ra tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, tạo "cú hích" phát triển đối với vùng miền núi.
Theo đó, phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự điều hành của chính quyền và huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong thực hiện chính sách giảm nghèo theo hướng bền vững. Đưa mục tiêu giảm nghèo bền vững thành tiêu chí quan trọng trong phương hướng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách giảm nghèo của địa phương. Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; giải quyết việc làm, thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế cho người dân nghèo, trợ giúp kịp thời những đối tượng gặp rủi ro.
Cùng với đó là, tăng cường kiểm tra, giám sát và đặc biệt coi trọng việc giám sát cộng đồng, đảm bảo các khoản hỗ trợ phải được thực hiện kịp thời, đúng đối tượng. Phát huy vai trò, ý chí tự vươn lên thoát nghèo của người dân, hỗ trợ có điều kiện tham gia đối ứng của người dân, hạn chế hỗ trợ hoàn toàn, để tránh sự trông chờ, ỷ lại và nâng cao trách nhiệm của người dân trong việc sử dụng các nguồn lực được hỗ trợ từ Nhà nước.
Tại huyện miền núi Ba Tơ, Đảng bộ huyện cũng đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giảm nghèo đạt được kết quả quan trọng. Tuy nhiên, Ban Thường vụ Huyện ủy Ba Tơ cũng đã thẳng thắn nhận định, công tác giảm nghèo bền vững của huyện vẫn còn những khó khăn, thách thức. Bởi vậy, trong thời gian tới huyện sẽ tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của các cấp chính quyền đối với việc thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững; tập trung chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thôn xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công cán bộ, đảng viên phụ trách từng hộ nghèo để tư vấn, giúp đỡ, thuyết phục người dân nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo...
Cần giải pháp tích cực để hạn chế thiệt hại do bão lũ Nhiều cử tri đề nghị làm rõ nguyên nhân xuất phát từ con người như: tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn; khai thác gỗ, cát, khoáng sản trái phép Sáng 21-11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Hải Phòng đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện An Lão để thông báo kết quả kỳ...