Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thành công của các bạn chính là thành công của chúng tôi
Diễn đàn Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Diễn đàn Euromoney đồng tổ chức đang diễn ra ngày hôm nay. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự và phát biểu tại Diễn đàn.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Diễn đàn Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 2015
Diễn đàn có có sự tham dự của hàng loạt các tổ chức kinh tế, tài chính lớn trong nước và quốc tế, với nhiều chủ đề nóng hổi liên quan đến tình hình kinh tế của Việt Nam.
Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đưa ra nhiều nội dung quan trọng liên quan đến định hướng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn đến 2020 tới đây.
Theo đó, 9 tháng đầu năm, GDP Việt Nam tăng 6,5%, tổng vốn FDI giải ngân lên tới gần 10 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2014,
Về môi trường kinh tế, Thủ tướng cho biết, Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là nâng cao tính thực thi, nâng cao chất lượng nhân sự và phát triển kết cấu hạ tầng. Năm 2016 hứa hẹn là năm sẽ diễn ra sự thay đổi rất mạnh về hoàn thiện các chính sách kinh tế nhằm đưa môi trường kinh doanh của Việt Nam tối thiểu ngang bằng với Nhóm ASEAN4.
Về hợp tác đầu tư công – tư PPP, Thủ tướng cho biết, sắp tới sẽ công bố danh mục các dự án kêu gọi PPP trong các lĩnh vực hạ tầng giao thông, năng lượng, cấp nước, hạ tầng đô thị lớn…
Về cổ phần hóa doan nghiệp nhà nước, qua hơn 20 năm thực hiện quá trình tái cơ cấu cổ phần hóa, số lượng DNNN đã giảm 90%, các DN hoạt động bình đẳng, và hầu hết đều phát triển về quy mô và kinh doanh có hiệu quả sau cổ phần hóa. 9 tháng đầu năm, Việt Nam đã cổ phần hóa 350 DN, tiếp tục đẩy nhanh, mạnh quá trình này và sau đó sẽ niêm yết, đẩy mạnh quá trình niêm yết sau cổ phần hóa.
Về thị trường tài chính, theo Thủ tướng, Việt Nam đã và đang thay đổi các chính sách, sản phẩm… để phù hợp với thông lệ quốc tế, nhất là quy định liên quan đến sở hữu NĐT nước ngoài, tạo điều kiện cho NĐT nước ngoài tham gia.
“Diễn đàn hôm nay diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều cơ hội và thách thức đan xen. Nhằm phát huy tốt nhất sự phát triển của nền kinh tế, Việt Nam khuyến khích các NĐT đến kinh doanh và đầu tư lâu dài tại VN. Thành công của các bạn chính là thành công của chúng tôi”, Thủ tướng khẳng định.
Video đang HOT
Việt Nam đủ sức chống chọi thách thức từ bên ngoài
Trong phần phát biểu Khai mạc Diễn đàn hôm nay, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã khẳng định Việt Nam hoan nghênh và sẽ lắng nghe các ý kiến đóng góp của các nhà đầu tư để ngày một đổi mới thể chế kinh tế, chính sách… đưa Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn kinh tế quốc tế.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cũng trực tiếp tham gia phần thảo luận theo chủ đề: “Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam”.
Các diễn giả khác bao gồm ông Jonathan Choi, Chủ tịch Tập đoàn Sunwah và Tập đoàn VinaCapital; ông Lê Phước Vũ, Chỉ tịch Tập đoàn Hoa Sen; ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Kiêm Tổng giám đốc SSI; ông Peter R Ryder – Indochina Capital Corporation, Eric Sidgwick.
Chủ đề này “nóng” ngay từ đầu khi tranh luận sôi động về quan điểm thu hút đầu tư nước ngoài và bảo hộ DN trong nước.
Theo các diễn giả, Việt Nam cần thận trọng để đối mặt, vì hội nhập không chỉ có thuận lợi.
Bộ trưởng Vinh cho biết, Việt Nam đủ sức để chống chọi với những yếu tố thách thức từ bên ngoài, thậm chí có thể biến thách thức thành cơ hội. Năm 2015, GDP Việt Nam có thể tăng tối thiểu 6,53%.
Cũng theo Bộ trưởng, năm 2016, Việt Nam có thể sẽ ban hành chính sách hỗ trợ DN vừa và nhỏ.
Một thông tin liên quan đến Cocacola, theo ông Vinh, Cocacola đã có lãi từ tháng 7 và cam kết sẽ có lãi từ nay trở đi.
Trong khi đó, ông Lê Phước Vũ cho rằng, các DN Việt Nam cần được có cơ chế để bảo vệ, đảm bảo cạnh tranh được với các DN nước ngoài trên chính thị trường nội địa.
Còn ông Trần Duy Hưng cho rằng, đây là cơ hội tốt để DN nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, vì Việt Nam đã hội tụ đủ các yếu tố mà 10 năm trước NĐT mơ ước.
Về quan điểm bảo hộ DN trong nước hay không, Bộ trưởng Vinh cho rằng: “Nếu chúng ta đóng cửa, Việt Nam sẽ mãi lạc hậu. Chúng ta phải mở cửa để tăng khả năng cạnh tranh và sẽ có những DN lớn mạnh từ đây. Tất nhiên, Việt Nam phải chuẩn bị, vì mở cửa là mở rộng thị trường, áp lực cạnh tranh sẽ tăng lên”.
Bùi Sưởng
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Người Việt sẵn sàng chi dưới 3 triệu đồng đánh bạc
Nhóm nghiên cứu của Viện Hàn lâm khoa học xã hội đánh giá GDP, đầu tư nước ngoài, ngành du lịch sẽ được hưởng lợi khi hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh trò chơi có thưởng.
Thông tin trên được tiến sĩ Nguyễn Đình Chúc, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững vùng thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam cho biết tại hội thảo "Công bố báo cáo kết quả nghiên cứu ngành vui chơi có thưởng" tổ chức sáng 30/9.
Nghiên cứu được Viện thực hiện từ tháng 4/2015 với 300 người từng tham gia các hình thức vui chơi có thưởng, sinh sống tại Hà Nội và TP HCM. Kết quả chỉ ra rằng đa phần người Việt chọn hình thức chơi lô tô, xổ số và chơi bài ăn tiền để tìm vận may. Trong đó 93% số người tham gia chơi sẵn sàng chi dưới 3 triệu đồng. Với người có thu nhập từ 5 đến 10 triệu hoặc 10-20 triệu đồng, họ sẵn sàng chi 1-3 triệu.
Phần lớn người tham gia khảo sát cho biết việc tham gia hình thức vui chơi có thưởng là hoạt động giải trí, có thể cải thiện thu nhập, làm giảm sức ép trong cuộc sống, thể hiện bản thân hoặc mở rộng quan hệ xã hội... Bên cạnh đó, ảnh hưởng tiêu cực khi tham gia "trò chơi đỏ đen" đến quan hệ gia đình được nhiều người ghi nhận, như làm suy giảm kinh tế, tác động đến tâm lý các thành viên trong gia đình, gây cãi vã, xung đột.
Nếu đầu tư nước ngoài vào sòng bài tăng thêm khoảng 3 tỷ USD so với hiện tại thì GDP tăng khoảng 0,58%.
Đối với nền kinh tế, ngành công nghiệp vui chơi có thưởng và sòng bài hợp pháp khiến tăng thu ngân sách, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập của lao động địa phương, thu hút vốn đầu tư và du lịch, giảm chảy máu ngoại tệ ra nước ngoài.
Theo phân tích của nhóm nghiên cứu, nếu đầu tư nước ngoài vào sòng bài tăng thêm khoảng 3 tỷ USD so với hiện tại thì GDP tăng khoảng 0,58%. "Kết quả nghiên cứu cho thấy hợp pháp hóa ngành công nghiệp vui chơi có thưởng sẽ là tư duy để quản lý hiệu quả ngành này, hơn là việc cấm đoán", ông Chúc nói. Trước mắt, ông đề xuất nên tạo một khung pháp lý hoàn thiện cho hoạt động kinh doanh sòng bài, thí điểm cho công dân Việt Nam tham gia, bên cạnh việc chỉ cho người nước ngoài vào casino chơi như lâu nay.
Kinh nghiệm của các nước cũng cho thấy cần thành lập cơ quan chuyên trách quản lý lĩnh vực vui chơi có thưởng và sòng bài, trực thuộc Chính phủ với sự tham gia của đại diện các bộ Tài chính, Công an, Tư pháp.
Báo cáo cũng khuyến nghị, để thí điểm và triển khai kinh doanh sòng bài cho phép công dân Việt Nam tham dự, cần xây dựng một số quy định nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động này, như áp dụng chính sách thu phí vào cửa và chỉ cho người Việt là khách du lịch vào chơi. Các hình thức thu phí có thể linh hoạt, thu theo lần vào chơi hoặc khuyến khích đăng ký thành viên trả phí theo năm và được phép ra vào tại các sòng bài trên lãnh thổ Việt Nam không phụ thuộc vào chủ đầu tư.
Về điều kiện đối với người Việt Nam tham gia trò chơi có thưởng, theo nhóm nghiên cứu phải có giấy tờ tùy thân, từ 21 tuổi trở lên, chi tiêu tại sòng bài trong khả năng tài chính. Người thân của người chơi, chủ nợ có thể yêu cầu tòa án đưa ra lệnh cấm người vào chơi tại các sòng bài.
Ông Adam Sitkoff, Giám đốc Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam, cho biết ở nhiều nước, vấn đề vui chơi có thưởng vẫn thường gây ra nhiều tranh cãi, song không thể phủ nhận những đóng góp của kinh doanh casino cho ngành du lịch, ngân sách. Do đó, mỗi quốc gia cần đưa ra quy định để kinh doanh sòng bài, vừa giúp phát triển kinh tế, lại hạn chế những tác động tiêu cực có thể xảy ra.
"Cách tốt nhất để kiểm soát là hợp pháp nó và quản lý chặt chẽ để đảm bảo đây là hình thức giải trí chứ không gây ra những vấn đề xã hội", ông Sitkoff đánh giá. Việc cho phép các công dân Việt Nam chơi bài hợp pháp sẽ tác động lớn đến dòng vốn đầu tư khi hiện nay nhiều nhà đầu tư Mỹ cũng quan tâm đến hoạt động vui chơi có thưởng tại Việt Nam.
PGS.TS Mai Quỳnh Nam từ Viện Nghiên cứu con người cũng đồng tình với quan điểm nên thí điểm cho người Việt vào chơi, dù "thí điểm không dễ dàng gì, bởi gắn với quan niệm trong nhận thức của người Việt bấy lâu nay về hai chữ cờ bạc". Còn PGS.TS Nguyễn Trọng Xuân (Viện Kinh tế Việt Nam) cho hay, ở Việt Nam có nhu cầu với trò chơi có thưởng, nhưng do chưa có khung pháp lý quy định, nhiều người vẫn phải chọn con đường bất hợp pháp để tham dự.
Chuyên gia Hà Tôn Vinh cho rằng đây là lần đầu tiên Việt Nam có nghiên cứu một cách hệ thống, khoa học cho ngành công nghiệp trò chơi có thưởng, nhưng do còn thiếu kinh nghiệm, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm của quốc tế để xây dựng khung pháp lý cho ngành này.
Kinh nghiệm của hai nước Singapore và Trung Quốc (Macao) cho thấy, mặc dù có các hình thức quản lý và thời điểm hợp pháp hóa sòng bài khác nhau, nhưng tác động kinh tế rất lớn. Năm 2014, doanh thu ngành sòng bài của Macao đạt gần 60 tỷ USD, đóng góp 80% cho ngân sách; còn tại Singapore, doanh thu ước tính 6,5 tỷ USD vào năm ngoái.
Ở Việt Nam, ngành vui chơi có thưởng nói chung và sòng bài nói riêng được quản lý chặt chẽ. Trên cả nước hiện có 64 công ty xổ số kiến thiết, 8 sòng bài, 2 địa điểm cá cược thể thao, 43 điểm vui chơi có thưởng. Song, sòng bài và điểm trò chơi có thưởng điện tử chỉ cho phép người nước ngoài tham gia chơi.
Báo cáo của Bộ Tài chính cho hay, riêng hoạt động kinh doanh xổ số, năm 2014 đạt doanh thu 64.000 tỷ đồng, nộp ngân sách 20.000 tỷ đồng. Đối với kinh doanh sòng bài, doanh thu năm 2014 đạt 1.379 tỷ đồng, đóng góp 336 tỷ cho ngân sách. Hoạt động trò chơi điện tử có thưởng năm 2014 đạt 6.272 tỷ đồng, nộp ngân sách 1.382 tỷ đồng.
Tuy nhiên, vẫn còn phần chìm của tảng băng là hoạt động vui chơi có thưởng bất hợp pháp chưa thống kê được. Khảo sát của nhóm nghiên cứu cho thấy trung bình mỗi ngày có khoảng 200 lượt người xuất cảnh sang Campuchia để chơi bài, doanh thu ngành sòng bài của nước này khoảng 250 triệu USD mỗi năm và đa số là người Việt, chưa tính đến việc đánh bạc trái phép trong nước.
Phương Linh
Theo VNE
Sẽ có nhiều DN rời Trung Quốc sang Việt Nam đầu tư Đó là một trong những thông tin được Công ty Savills Việt Nam công bố trong cuộc khảo sát về tiềm năng thu hút các DN đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp Việt Nam. Những số liệu được Savills đưa ra cho thấy sức hút của các doanh nghiệp nước ngoài vào các khu công nghiệp Việt Nam. Hiện đang...