Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu khai mạc WEF Đông Á
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hôm nay 6/6 đã có bài phát biểu khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á (WEF Đông Á) lần thứ 22 tổ chức tại Naypyidaw, Myanmar, khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là xây dựng nền kinh tế thị trường năng động, cạnh tranh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (giữa) tại WEF Đông Á ở Myanmar, ngày 6/6. (Ảnh AFP)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự WEF Đông Á theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Myanmar Thein Sein và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab.
Tham dự Hội nghị có trên 900 đại biểu đến từ chính giới, học giả, các doanh nghiệp hàng đầu và các tổ chức xã hội của khu vực và thế giới. Tổng thống Philppines Benigno Aquino, Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong, Phó Thủ tướng Campuchia Keat Chhon, Tổng Thư ký ESCAP, Tổng Thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) Supachai Panitchpakdi, Giám đốc điều hành Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) Helen Clark, Phó Tổng thư ký OECD, Phó Chủ tịch ADB Stephen P. Groff cũng tham dự Hội nghị lần này.
Dưới chủ đề “Sự chuyển đổi mạnh mẽ vì phát triển bền vững và hội nhập” Hội nghị WEF Đông Á 2013 tập trung thảo luận 3 nội dung chính gồm thúc đẩy sự chyển đổi toàn diện của Myanmar; thực hiện hội nhập khu vực; mở rộng quy mô các giải pháp khu vực vì khả năng ứng phó toàn cầu.
Phát biểu tai phiên khai mạc của Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định Chính sách nhất quán của Việt Nam là xây dựng một nền kinh tế thị trường năng động, cạnh tranh, nơi mà tất cả các thành phần kinh tế đều có thể phát huy được tốt nhất khả năng của mình, đồng thời luôn chủ động, tích cực đưa nền kinh tế hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Thủ tướng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của một môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế; tự do lưu thông thương mại và đầu tư thông qua liên kết kinh tế; và hợp tác tin cậy, hiệu quả giữa các quốc gia trong giải quyết các thách thức chung của khu vực và thế giới.
Đối với tiến trình hội nhập khu vực của ASEAN, Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ làm hết sức mình để cùng với Myanmar và các nước thành viên khác tăng cường hợp tác liên kết, kết nối trên các lĩnh vực để cùng có lợi, cùng phát triển và đóng góp thiết thực vào xây dựng Cộng đồng ASEAN. Nỗ lực tăng cường kết nối và liên kết kinh tế của các nước trong khu vực tiểu vùng Mê Công là một cấu phần khổng thể thiếu, trong đó có việc xây dựng các tuyến hành lanh kinh tế, điển hình là tuyến hành lang kinh tế Đông -Tây (EWEC). Thủ tướng cũng đề nghị các quốc gia tăng cường hợp tác nhằm kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc và thúc đẩy sự phát triển của hành lang và kêu gọi khu vực doanh nghiệp đầu tư vào những dự án phát triển kinh tế, xã hội tại các địa phương dọc tuyến hành lang vì lợi ích của doanh nghiệp, của cộng đồng và của cả khu vực.
Video đang HOT
Chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội kiến với Tổng thống nước chủ nhà Thein Sein tại Phủ Tổng thống. Hai nhà Lãnh đạo đã trao đổi các biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương và các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên quan tâm. Thủ tướng Chính phủ cũng dành thời gian tiếp một số Chủ tịch và Tổng giám đốc các Tập đoàn hàng đầu của khu vực và thế giới đang quan tâm và mong muốn đầu tư tại Việt Nam.
Theo Dantri
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Lời nhắc nhở kịp thời
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương ngày càng có nhiều điểm nóng dễ bùng nổ. Vì vậy, lời kêu gọi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về sự cấp thiết phải xây dựng lòng tin chiến lược là lời nhắc nhở hết sức kịp thời.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 12 ở Singapore.
Không khó để nhận thấy những điểm nóng đang trực chờ bùng nổ ở châu Á-Thái Bình Dương. Đó là vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, là những căng thẳng tại Biển Đông và Hoa Đông và quan trọng nhất là sự đối đầu ngày càng rõ rệt giữa hai siêu cường kinh tế và quân sự thế giới là Mỹ và Trung Quốc.
Điểm qua những điểm nóng này có thể dễ dàng nhận thấy phần lớn có quan hệ với Trung Quốc, một quốc gia mới nổi đang thực thi chính sách trỗi dậy gây nhiều tranh cãi và đẩy khu vực đứng trước nguy cơ cận kề miệng hố chiến tranh. Sự khác biệt rõ rệt từ chuyên bố "trỗi dậy hòa bình" đến hành động "trỗi dậy cứng rắn" của Trung Quốc đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng và khiến nước này tự đánh mất lòng tin chiến lược của các cường quốc trong khu vực như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ hay của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Trong bối cảnh môi trường an ninh đáng lo ngại như vậy, chủ đề "Xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác và thịnh vượng ở châu Á-Thái Bình Dương" của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 12 ở Singapore không chỉ là một lựa chọn hay, mà còn là lời nhắc nhở kịp thời đối với Mỹ, châu Âu và các nước thành viên ASEAN.
Trên tạp chí Eurasia Review số ra ngày 3/6, Tiến sĩ Subhash Kapila thuộc Nhóm phân tích Nam Á (SAAG) - một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Ấn Độ - cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đúng khi nhấn mạnh đến yếu tố "lòng tin chiến lược" trong thời điểm này.
"Trong bối cảnh khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á-Thái Bình Dương nói chung đang trở thành chiến trường khốc liệt và bị chia rẽ sâu sắc trong nhiều thập kỷ, Thủ tướng Việt Nam đã đúng khi truyền tải thông điệp cần phải có hòa bình và hợp tác dựa trên nhân tố hàng đầu là lòng tin chiến lược", Tiến sĩ Subhash Kapila nói.
Cũng theo Tiến sĩ Subhash Kapila, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đúng khi cho rằng triển vọng diễn biến của an ninh ở châu Á-Thái Bình Dương phụ thuộc vào việc kiềm chế những hành động hung hăng và rằng Trung Quốc cần phải ghi nhận những ý kiến này.
"Nếu sự cạnh tranh và can dự mang những toan tính riêng, thể hiện sự bất bình đẳng, đi ngược luật pháp quốc tế và thiếu tính minh bạch thì sẽ không thể củng cố được lòng tin chiến lược, dễ dẫn tới chia rẽ, nghi kỵ và nguy cơ kiềm chế lẫn nhau, ảnh hưởng tiêu cực tới hòa bình, hợp tác và phát triển", nhà phân tích chiến lược nói thêm.
Không chỉ với Trung Quốc, thông điệp về "niềm tin chiến lược" cũng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng là lời cảnh báo kịp thời gửi tới ASEAN trước những rạn nứt đang xuất hiện trong khối. "Nếu lời nhắc nhở đó không được lưu ý, khả năng chia rẽ trong ASEAN là điều khó tránh khỏi", Tiến sĩ Subhash Kapila chia sẻ thêm.
Cùng chia sẻ những quan điểm trên, các học giả Đức cũng cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lưu ý một điểm rất quan trọng là phải xây dựng lòng tin chiến lược ở châu Á - Thái Bình Dương vào đúng thời điểm lòng tin ở khu vực này đã bị phá vỡ do tham vọng cường quốc của một số nước.
Thủ tướng đã đúng khi nhấn mạnh rằng chỉ xây dựng được lòng tin khi lấy luật pháp quốc tế làm cơ sở giải quyết xung đột", Tiến sĩ Gerhard Will, chuyên gia Đông Nam Á của Quỹ Khoa học và Chính trị (SWP), Viện chính trị và an ninh quốc tế Đức chia sẻ.
Cũng theo ông, ASEAN tiếp tục phải khẳng định vai trò trung tâm chứ không nên phó mặc cho Mỹ và Trung Quốc. ASEAN phải đoàn kết và đưa ra cấu trúc để có thể gắn kết các cường quốc vào cơ cấu của mình.
Cựu phóng viên Đức thường trú tại Hà Nội Hellmut Kapfenberger cũng nhấn mạnh tới yếu tố xây dựng và củng cố lòng tìn chiến lược ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trong bài viết "Hội nghị thượng đỉnh an ninh ở Sinhgapore: Việt Nam kêu gọi các cường quốc" đăng trên tờ Thế giới trẻ, ông Hellmut Kapfenberger đặc biệt lưu tâm đến việc các nước trong khu vực, nhất là Việt Nam, đang trông đợi Mỹ và Trung Quốc có những chiến lược và hành động phù hợp với luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia để góp phần mang lại hòa bình, hợp tác và thịnh vượng cho khu vực.
Giới học giả Mỹ cũng thực sự ấn tượng trước ý tưởng về thúc đẩy xây dựng lòng tin chiến lược của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
"Tôi tán thành quan điểm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi đặc biệt nhấn mạnh đến lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác và thịnh vượng ở châu Á-Thái Bình Dương. Lòng tin luôn là yếu tố căn bản cho mọi mối quan hệ dù đó là quan hệ giữa cá nhân hay giữa các quốc gia với nhau", ông Andrew Billo, Trợ lý Giám đốc Chương trình Chính sách thuộc Tổ chức Nghiên cứu châu Á (Mỹ) nói.
Cũng theo ông, hiện ngày càng có nhiều cơ hội khuyến khích lòng tin, xây dựng lòng tin và xây dựng hợp tác giữa các nước, bất kể lớn nhỏ hay khoảng cách địa lý. Tuy nhiên, tôn trọng luật pháp quốc tế là điều tối quan trọng để duy trì đối thoại và định hướng các bên thực thi những thỏa thuận đã đạt được.
Nhiều tờ báo khác trên thế giới cũng đã trích dẫn những phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà họ cho là đáng ghi nhận.
Tờ AsiaOne trích thuật ngữ mới mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra là "lòng tin chiến lược". Hãng tin Reuters trích lại nhiều câu nói của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi đề cập đến vai trò của ASEAN, trong đó nhấn mạnh yếu tố cần một ASEAN đoàn kết, vững mạnh chứ không phải một ASEAN với các quốc gia thành viên phải lựa chọn đứng về bên này hay bên kia vì lợi ích riêng của mình trong mối quan hệ với các nước lớn.
Tạp chí chính trị Thế giới đa cực của Nga đăng bài nhận định của Tổng biên tập Boris Vinogradov cho rằng việc Thủ tướng Việt Nam khai mạc Diễn đàn An ninh Shangri-La theo lời mời của Thủ tướng Sinhgapore Lý Hiển Long thể hiện sự coi trọng đặc biệt dành cho Việt Nam, quốc gia đang ngày càng giữ vai trò quan trọng và to lớn với chính trị khu vực và thế giới. Các báo Ấn Độ cũng có chung quan điểm này.
Có thể thấy, dư luận đánh giá rất cao bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì vừa có nội dung tốt, vừa bao quát được chủ đề mở rộng chứ không chỉ gói gọn trong phạm vi các nước ASEAN, hoặc chỉ nói về bối cảnh của Trung Quốc-Việt Nam. Do đó, bài phát biểu đã đáp ứng được mong đợi của các nước.
Theo Dantri
Ba thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Shangrila 2013 đã khép lại nhưng dư âm vẫn còn tiếp diễn. Có lẽ, kể từ sau Chiến tranh ở Việt Nam, chưa bao giờ khu vực châu Á Thái Bình Dương lại cần những điều mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu vào lúc này với tư cách là người đại diện quan điểm cho Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng...