Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gây ấn tượng tại IFRI
Khởi đầu chuyến thăm hữu nghị CH Pháp, chiều 24/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có bài phát biểu và đối thoại trực tiếp với các học giả Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI).
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có chủ đề Đối tác chiến lược Việt Pháp: Xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình hợp tác và thịnh vượng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp đối thoại với các học giả.
Viện Quan hệ Quốc tế Pháp – cơ quan nghiên cứu độc lập hàng đầu của Pháp chuyên tổ chức các cuộc nghiên cứu, tranh luận các vấn đề quốc tế. Mục đích để thúc đẩy đối thoại xây dựng giữa các nhà, các trường phái nghiên cứu, phân tích và hoạch định chính sách, chuyên sâu theo định hướng độc lập các vấn đề quốc tế về nhiều lĩnh vực.
Gần trăm chuyên gia cao cấp làm việc cho IFRI (có 35 nhà nghiên cứu Pháp). Các chuyên gia IFRI kết nối thường xuyên với những Trung tâm nghiên cứu nổi tiếng thế giới. Danh tiếng của Viện nổi trội bởi các cuộc tranh luận trong bối cảnh phi đảng phái.
Kể từ năm 1979, IFRI tổ chức hơn 1.150 hội nghị, 95 hội thảo quốc tế, 380 cuộc họp, hội thảo liên quan đến những nhân vật nổi bật của Pháp và thế giới.
Phóng viên ghi lại những hình ảnh tại Diễn đàn của Thủ tướng IFRI:
Video đang HOT
Ngài Viện trưởng Thierry de Montbrial, Giám đốc điều hành, IFRI đón đợi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn ĐB Việt Nam ngay cửa chính chỗ đỗ ô tô.
Viện trưởng Thierry de Montbrial là tác giả của nhiều đầu sách giá trị.
Trước lúc đăng đàn và đối thoại, trong phòng làm việc của Viện trưởng IFRI.
Các yếu nhân thế giới với Thierry de Montbrial.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp đối thoại với các học giả.
Các học giả, nhà nghiên cứu chăm chú với diễn giả Viêt Nam.
Theo Xuân Ba
Thủ tướng: 'Việt - Pháp là biểu tượng của tinh thần dũng cảm'
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mối quan hệ Việt - Pháp đã trở thành biểu tượng của tinh thần dũng cảm khép lại những trang sử đau buồn của quá khứ để xây dựng lòng tin, cùng hướng tới hòa giải, hòa bình, hữu nghị và phát triển.
"Quan hệ hai nước chúng ta - Việt Nam và Pháp đã bắt đầu từ rất lâu trước khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973. Năm nay chúng ta cùng kỷ niệm 40 năm sự kiện này và cũng là 20 năm sau chuyến thăm lịch sử đến Việt Nam của cố Tổng thống Francois Mitterrand, mở ra thời kỳ phát triển mới của quan hệ Việt Nam và Pháp", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mở đầu bài phát biểu tại tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp tại Paris ngày 24/9.
Dùng chính hình ảnh biểu trưng "con thuyền căng căng gió luôn tiến lên phía trước" của thủ đô Paris, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho rằng, quan hệ hai nước dù phải trải qua nhiều bão tố và dù có "chòng chành nhưng không bao giờ chìm đắm". Mối quan hệ này được người đứng đầu Chính phủ Việt Nam khẳng định "đã trở thành một biểu tượng của tinh thần dũng cảm khép lại và vượt qua những "chòng chành", những trang sử đau buồn của quá khứ để xây dựng lòng tin, cùng hướng tới hòa giải, hòa bình, hữu nghị và phát triển".
Đồng thời đây cũng là hình mẫu cho sự hợp tác Đông - Tây, giữa Pháp, một quốc gia công nghiệp hàng đầu ở châu Âu và Việt Nam, một nước đang phát triển năng động ở Đông Nam Á.
"Hôm nay chúng ta có thể cùng nhau vui mừng nói rằng "con tàu" quan hệ hai nước đã cập bến bờ của tình hữu nghị và sự hợp tác thành công với việc lãnh đạo hai nước cùng tuyên bố xác lập Quan hệ đối tác chiến lược Việt - Pháp", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ về mối quan hệ "đặc biệt", đa lĩnh vực và nhiều cấp độ giữa hai nước nay đã chín muồi .
Nhắc đến "lòng tin chiến lược" trong một thế giới đang biến đổi nhanh chóng và rất khó lường, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, Việt - Pháp cần góp phần xây dựng môi trường hòa bình, hợp tác, phát triển trên 2 châu lục Á, Âu. Qua đó, hai nước cùng góp phần ngăn ngừa sự can dự mang những toan tính chỉ cho riêng mình, bất bình đẳng; ngăn chặn những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế mang tính chất áp đặt và chính trị cường quyền.
Cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt tại Pháp chào đón Thủ tướng. Ảnh: Chinhphu.vn.
Ở một hoạt động cụ thể, Thủ tướng cho hay, trong năm 2013, hai nước cùng phát hành một bộ tem chung nhân kỷ niệm 150 năm ngày sinh của bác sỹ Alexandre Yersin, người đã đến sống, làm việc tại miền Trung Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 20.
"Cho tới nay người dân chúng tôi vẫn nhớ đến bác sĩ Yersin không chỉ bởi những phương thuốc phòng dịch mà trên hết là sự tận tụy, tấm lòng cảm thông sâu sắc về thân phận con người. Câu chuyện đó đã gợi mở cho chúng ta, trong thời gian tới, cần phải dành ưu tiên hợp tác về giáo dục đào tạo cho thế hệ trẻ tương lai và coi giao lưu văn hóa, nghệ thuật của các tổ chức xã hội, người dân là điểm tựa, nền tảng vững chắc, lâu dài cho phát triển quan hệ đối tác chiến lược của chúng ta", Thủ tướng nhấn mạnh.
"Hôm nay chúng ta vui mừng về việc hai quốc gia xác lập quan hệ đối tác chiến lược, nhưng đó mới chỉ là bước đầu, trước mắt chúng ta có nhiều cơ hội tươi sáng và cả những thách thức, khó khăn. Tôi rất mong được sự chia sẻ, đóng góp của các quý vị nhằm làm cho quan hệ đối tác chiến lược Việt - Pháp ngày càng phát triển vì sự thịnh vượng, vì lợi ích chính đáng của nhân dân hai nước và vì quan hệ tốt đẹp giữa các quốc gia trên thế giới", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khép lại bài phát biểu trước nhiều chính khách, học giả, nhà nghiên cứu uy tín của nước Pháp.
Pháp hiện là nhà đầu tư châu Âu lớn thứ hai, đối tác thương mại châu Âu lớn thứ ba của Việt Nam và là một trong những nhà tài trợ phát triển (ODA) hàng đầu. Trao đổi thương mại hai chiều năm 2012 đạt 3,2 tỷ USD. Trên 300 công ty, ngân hàng Pháp đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Hầu hết máy bay trong đội bay hàng trăm chiếc của của Hàng không quốc gia Việt Nam là các loại máy bay hiện đại Airbus. Hơn 7.000 sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam đang theo học tại các giảng đường đại học tại Pháp. Gần 20 thành phố, địa phương của Pháp có quan hệ đối tác với các thành phố, địa phương của Việt Nam, triển khai 70 dự án trên nhiều lĩnh vực như văn hóa, hợp tác pháp ngữ, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, vệ sinh môi trường, đô thị hóa, dạy nghề, phát triển kinh tế nông thôn, y tế... Với việc nâng tầm quan hệ với Pháp, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với cả 5 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Nguyễn Hưng
Theo VNE
"Ai cũng hỏi sức khỏe Đại tướng Võ Nguyên Giáp" Vị Đại tá đón khách mở lời ngay mà không chờ được hỏi. "Ai gặp tôi điều đầu tiên cũng phải hỏi ngay sức khỏe của Đại tướng". Đại tá Nguyễn Huyên đón khách tại văn phòng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong khuôn viên ngôi nhà của gia đình Đại tướng rợp bóng cây trên con phố yên tĩnh Hoàng Diệu...