Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi Ấn Độ, ông Dương Khiết Trì đến Việt Nam
21/6, chỉ 3 ngày sau khi sang Việt Nam, ông Dương Khiết Trì đã tuyên bố Trung Quốc “sẽ không bao giờ đánh đổi lợi ích cốt lõi của mình hay nuốt trái đắng…
Bloomberg ngày 27/10 đưa tin, hôm nay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn lãnh đạo cấp cao Việt Nam bắt đầu thăm chính thức Ấn Độ 2 ngày. Cùng thời gian này ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc sang Việt Nam dự hội nghị Ban chỉ đạo quan hệ hợp tác Việt – Trung.
Ông Dương Khiết Trì
Chuyến đi Ấn Độ của Thủ tướng nhấn mạnh quyết tâm nâng cao quan hệ gần gũi hơn với các cường quốc khác như một sự cân bằng với (sự bành trướng của) Trung Quốc (ở Biển Đông), Bloomberg bình luận.
Alexander Vuving, một nhà phân tích an ninh tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á – Thái Bình Dương từ Hawaii nói với Bloomberg qua điện thoại: “Sau cuộc khủng hoảng giàn khoan 981 (Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp trong vùng biển Việt Nam), hình ảnh của Trung Quốc ở Việt Nam đã bị xói mòn. Một phần trong chiến lược Biển Đông của Việt Nam là cần có bên thứ 3 hỗ trợ mạnh mẽ trong các vấn đề liên quan đến Biển Đông.”
Video đang HOT
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền (vô lý, phi pháp) với khoảng 90% diện tích Biển Đông theo một bản đồ năm 1948, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ngày 21/6, chỉ 3 ngày sau khi sang Việt Nam, ông Dương Khiết Trì đã tuyên bố Trung Quốc “sẽ không bao giờ đánh đổi lợi ích cốt lõi của mình hay nuốt trái đắng làm suy yếu (cái gọi là) chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của mình”.
Hôm 24/10, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định, Việt Nam phản đối mạnh mẽ mọi hành động đơn phương thay đổi hiện trạng trên các đảo, đá, rặng san hô trong quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Trước đó Trung Quốc công khai thông tin cải tạo (bất hợp pháp) đường băng trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (bị Trung Quốc xâm lược từ 1956, 1974 và chiếm đóng trái phép đến nay). Ngoài ra truyền thông Trung Quốc và thế giới liên tục đưa tin về việc Trung Quốc biến đá thành đảo bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa.
Tường Vũ, một giáo sư khoa học chính trị tại đại học Oregon nói với Bloomberg qua điện thoại, việc Việt Nam và Mỹ phát triển quan hệ gần gũi hơn là điều Trung Quốc không ưa và không muốn nó xảy ra. Đầu tháng này Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã nói với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh về việc Washington sẽ nới lỏng lệnh cấm vũ khí sát thương đối với Việt Nam.
Chuyến đi Việt Nam của ông Dương Khiết Trì lần này sẽ là một nỗ lực để sửa chữa mối quan hệ song phương. Trung Quốc được thôi thúc bởi một thực tế là quan hệ Mỹ – Việt đang được cải thiện, ông Vũ bình luận. Trong khi ngay sau khủng hoảng giàn khoan 981, Trung Quốc nhiều lần đóng sập cánh cửa đối thoại, từ chối mọi nỗ lực đàm phán của Việt Nam để làm giảm căng thẳng trên Biển Đông.
Theo ông Vũ, sở dĩ Trung Quốc cảm thấy “có ít lý do để thỏa hiệp” với Việt Nam trong vấn đề Biển Đông là vì họ tin rằng bắc Kinh vẫn “thống trị về kinh tế và quân sự trên khắp Việt Nam”. Nhưng lần này ông Dương Khiết Trì sang Việt Nam cho thấy Trung Nam Hải muốn thuyết phục người Việt “không ngả về phía Mỹ”.
Tuy nhiên ông Vũ lưu ý: Khi thời tiết tốt, người Trung Quốc sẽ lại kéo một cái gì đó trở lại vùng biển Việt Nam và sẽ tiếp tục ra lệnh cấm (vô lý và phi pháp) các tàu cá Việt Nam hoạt động trên (vùng biển Việt Nam ở) Biển Đông. Bắc Kinh sẽ tiếp tục xây dựng năng lực của mình trong khu vực để có thể chuẩn bị tốt hơn cho cuộc xung đột, và Việt Nam cũng sẽ làm điều tương tự – mua vũ khí từ Mỹ, tàu ngầm của Nga.
Theo Giáo Dục
Cuộc chiến ngầm Trung - Mỹ
Cuộc chiến ngầm trên mạng giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc thêm phần căng thẳng khi Bắc Kinh không muốn ngồi lại đàm phán với Washington về vấn đề này.
Ngoại trưởng Mỹ Kerry (phải) và Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì không giải tỏa được căng thẳng về vấn đề an ninh mạng
Trong cuộc gặp mới đây với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Boston (Mỹ), Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đã nhận định việc nối lại hợp tác an ninh mạng giữa Bắc Kinh và Washington sẽ khó xảy ra vào thời điểm này. Vị quan chức cấp Phó Thủ tướng phụ trách đối ngoại này của Trung Quốc nói: "Hiện khó có thể nối lại hợp tác và đối thoại Trung-Mỹ về an ninh mạng. Phía Trung Quốc hối thúc Mỹ nên có hành động tích cực để tạo điều kiện cần thiết cho việc nối lại hoạt động này".
Ông Dương Khiết Trì không đưa ra lý do giải thích vì sao khó nối lại đối thoại Trung-Mỹ về vấn đề an ninh mạng song giới quan sát cho rằng đó là để đáp lại cáo buộc mà Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đưa ra ngày 15-10 vừa qua rằng các tin tặc được cho là được Chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn đã tiếp tục tấn công các công ty của Mỹ. Cho dù Bắc Kinh khi đó đã ngay lập tức phủ nhận cáo buộc này với lý do "không có cơ sở".
Tấn công, phá hoại... trên mạng interrnet lâu nay đã được xem là một một cuộc chiến ngầm "không tiếng súng" giữa Mỹ và Trung Quốc. Cuộc chiến này căng thẳng tới mức trở thành một chủ đề chính trong cuộc gặp lần đầu tiên vào tháng 6-2013 giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau khi ông Tập Cận Bình trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc.
Nhiều quan chức cấp cao chính quyền Tổng thống Obama đã lên tiếng chỉ đích danh Trung Quốc tiến hành chiến tranh mạng với Mỹ, trong đó nghiêm trọng nhất là nhằm đánh cắp các thông tin liên quan đến hệ thống vũ khí hiện đại như hệ thống phòng thủ chống tên lửa, máy bay chiến đấu, tàu chiến và máy bay không người lái. Mối căng thẳng giữa hai nước lên tới mức chưa từng có hồi tháng 5 vừa qua khi Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder công khai kết tội 5 sĩ quan Đơn vị 61398 thuộc Cục 3 của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc có trụ sở tại Thượng Hải hoạt động gián điệp qua mạng cho dù những người này đều chưa từng đặt chân vào lãnh thổ Mỹ.
Đáp lại, Trung Quốc cũng công bố báo cáo cho thấy Mỹ là nước tiến hành các vụ tấn công mạng nhiều nhất nhằm vào Trung Quốc. Phía Trung Quốc dẫn tiết lộ của cựu điệp viên Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden cáo buộc NSA từng xâm nhập hệ thống mạng của các trường đại học ở Đại lục và Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc).
Trong khi cáo buộc Trung Quốc song phía Mỹ cũng đang ráo riết tiến hành "chạy đua vũ trang trên mạng". Trung tuần tháng 9 vừa qua, Giám đốc NSA và cũng là Tư lệnh Bộ Chỉ huy mạng của Mỹ, Đô đốc Michael Rogers cho biết, quân đội Mỹ đang khẩn trương thành lập một lực lượng tác chiến mạng để có thể đi vào hoạt động trước năm 2016 với 6.200 thành viên được lấy về từ các đơn vị chiến tranh mạng hiện nay.
Rõ ràng, cuộc chiến ngầm trên mạng đã trở lên quyết liệt tới mức chi phối cả hợp tác chiến lược cũng như kinh tế, thương mại... giữa Mỹ và Trung Quốc.
Theo_An ninh thủ đô
John Kerry mời Dương Khiết Trì về nhà Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cuối tuần qua có cuộc thảo luận "thực chất", "chưa từng có" với ủy viên Quốc vụ Trung Quốc tại nhà riêng ở thành phố Boston. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì hôm 17/10 đứng trước nhà riêng của ông Kerry tại Boston, bang Massachusetts. Ảnh:Reuters Theo AP, để...