Thủ tướng: Người luật sư cần có tâm thật sự trong sáng
Sáng nay (16/10), Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và kỷ niệm Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam (10/10). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự và phát biểu tại sự kiện này.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại buổi lễ. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã đọc Quyết định số 149/QĐ-TTg, ngày 14/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc lấy ngày 10/10 hằng năm là Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam.
Mốc son đánh dấu sự trướng thành của đội ngũ luật sư
Đây là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với giới luật sư, nghề luật sư, là mốc son đánh dấu sự trưởng thành của đội ngũ luật sư và nghề luật sư ở Việt Nam.
Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Lễ kỷ niệm Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam lần này còn là sự kiện quan trọng chuẩn bị Đại hội nhiệm kỳ các Đoàn Luật sư trong quý IV/2013, tiến tới Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc lần thứ II sẽ diễn ra vào quý II/2014.
Đối với giới luật sư Việt Nam, ngày 10/10 là ngày có ý nghĩa hết sức trọng đại. Ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL về việc quy định tổ chức các Đoàn Luật sư, đặt cơ sở pháp lý cho việc ra đời nghề luật sư của Nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á.
Video đang HOT
Từ đó đến nay, các thế hệ luật sư đã gắn bó với sự nghiệp cách mạng, có nhiều đóng góp rất đáng trân trọng cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Hiện nay, cả nước có trên 8.000 luật sư thuộc 63 Đoàn Luật sư.
Nhiều luật sư bằng tài năng, trí tuệ và nhân cách tốt đẹp của mình đã có những cống hiến xuất sắc cho việc xây dựng nền tư pháp công bằng, dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền. Giới Luật sư đã và đang tham gia tích cực, có hiệu quả vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của Nhà nước và các tổ chức kinh tế, xã hội, góp phần bảo vệ công lý, góp phần xây dựng một nền tư pháp dân chủ và pháp quyền, phục vụ nhân dân…
Mặc dù mới được thành lập 4 năm, Liên đoàn Luật sư đã ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong hoạt động xây dựng và phát triển đội ngũ luật sư, ngày càng thật sự trở thành “ngôi nhà chung” của giới luật sư Việt Nam, là tổ chức thu hút, đoàn kết, đào tạo, trau dồi kỹ năng, rèn luyện đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp của đội ngũ luật sư để góp phần tích cực vào việc bảo vệ công lý và công bằng.
Thực hiện tốt chức năng nghề nghiệp phục vụ CNH-HĐH đất nước
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng về chất lượng dịch vụ luật sư cung cấp cho xã hội ngày một nâng cao; có nhiều luật sư hành nghề rất tâm huyết, tận tụy với công việc; có luật sư được công chúng vinh danh là “Luật sư của người nghèo”, những người tự nguyện bào chữa không nhận thù lao, thậm chí còn bỏ tiền riêng để trang trải cho việc đi lại của khách hàng của mình là người nghèo.
Cho biết đất nước ta đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN đang được triển khai ngày càng đồng bộ và đi vào chiều sâu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh đây là điều kiện rất thuận lợi, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi giới luật sư phát huy truyền thống, bản lĩnh nghề nghiệp để đóng góp ngày càng nhiều vào sự nghiệp chung và khẳng định vị trí, vai trò của mình trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với các luật sư. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Với tinh thần như vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn và đề nghị Liên đoàn Luật sư Việt Nam, cũng như từng luật sư, nhận thức đầy đủ thời cơ và thách thức, thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm.
Trước hết, các luật sư cần thực hiện tốt chức năng bảo vệ công lý, bảo vệ quyền tự do dân chủ của công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, của nhà nước, của cá nhân.
Để thực hiện tốt điều này, từng luật sư cần nhận thức sâu sắc hơn vai trò của mình trong từng việc cụ thể như tranh tụng, tư vấn, trợ giúp pháp lý; không ngừng trau dồi kiến thức luật pháp, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng hành nghề để tham gia và thực hiện có hiệu quả công việc nghề nghiệp của mình.
Cho biết Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Liên đoàn Luật sư Việt Nam cùng Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện thành công Đề án này. Bên cạnh đó, Liên đoàn Luật sư và giới luật sư cần thúc đẩy phát triển các dịch vụ pháp lý nhằm đẩy mạnh, mở rộng phạm vi tư vấn, trợ giúp pháp lý, nhất là đối với các doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư.
Luật sư phải là bạn đồng hành của doanh nghiệp, hướng dẫn, tư vấn, giúp doanh nghiệp trong việc bảo đảm các yêu cầu pháp lý và bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp trong các hoạt động đầu tư kinh doanh, nhất là trong đầu tư kinh doanh và trong các quan hệ có yếu tố nước ngoài.
Thứ hai, ngoài việc trau dồi kỹ năng, đội ngũ luật sư phải thường xuyên rèn luyện và nâng cao đạo đức nghề nghiệp. Hơn ai hết, đội ngũ luật sư phải đi đầu trong việc tuân thủ luật pháp, tuân theo quy tắc đạo đức, ứng xử, độc lập, trung thực, đề cao tinh thần phụng sự công lý trong hoạt động nghề nghiệp theo chuẩn mực, quy định của luật pháp.
Thủ tướng nhấn mạnh người luật sư cần phải có một cái tâm thật sự trong sáng, phải vì thân chủ, vì công lý, công bằng xã hội. Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các Đoàn Luật sư, cá nhân các luật sư cần coi việc tuân thủ Quy tắc đạo đức ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam như một tiêu chí hàng đầu trong hoạt động hành nghề để nâng cao uy tín, vị thế của nghề luật sư – một nghề mà xã hội rất quý trọng, tôn vinh.
Cuối cùng, nhấn mạnh đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, yêu cầu về xây dựng, hoàn thiện thể chế, nhất là xây dựng thể chế kinh tế thị trường, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ngày càng cao, Thủ tướng đề nghị giới luật sư cần tích cực tham gia công cuộc đặc biệt quan trọng này, nhất là trong xây dựng thể chế, chính sách…
Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
GS Ngô Bảo Châu giúp giải bài toán mã số công dân
Ngày 11-9, trong buổi gặp gỡ GS Ngô Bảo Châu và các nhà toán học của Viện Nghiên cứu cao cấp về toán, ông Hà Hùng Cường - Bộ trưởng Bộ Tư pháp - thừa nhận thủ tục, giấy tờ công dân đang là một mớ bòng bong.
Suốt thời gian dài, do không có "sợi chỉ đỏ" xuyên suốt trong thực hiện nên giấy tờ ngày càng nhiều, thủ tục người dân phải thực hiện ngày càng lớn, gây lãng phí, tốn kém. Thực trạng này khiến Chính phủ thấy cần thiết phải đưa vào sử dụng mã số định danh cá nhân (mã số công dân).
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường (phải) bàn với GS Ngô Bảo Châu về cách cấp mã số công dân Ảnh: ĐỖ DU
Người đứng đầu Bộ Tư pháp cho biết cơ quan này đã nghĩ tới việc sử dụng các công cụ toán học vào nghiên cứu về cấp mã số công dân và mong muốn đặt hàng GS Ngô Bảo Châu cùng Viện Nghiên cứu cao cấp về toán thực hiện.
GS Ngô Bảo Châu cho rằng vấn đề nằm ở chỗ làm sao tìm được một mô hình thích hợp nhất để vừa cải thiện những vấn đề liên quan đến giấy tờ hiện nay theo hướng sống chung với nó vừa chuyển được từ cái cũ sang cái mới một cách thông suốt, không bị nhầm lẫn và tạo ra sự ổn định lâu dài. "Phải hiểu rõ bản chất con số đó như thế nào, đòi hỏi những cái gì và việc nhập số liệu vào hệ thống phần mềm thì máy móc có giúp con người phát hiện ra sự nhầm lẫn để không xảy ra sai lầm hay không ?" - GS Ngô Bảo Châu nói. Ông đề xuất tổ chức một cuộc hội thảo để các nhà toán học thuộc Viện Nghiên cứu cao cấp về toán được lắng nghe quan điểm, đề án do Bộ Tư pháp và Bộ Công an đang thực hiện, từ đó chọn ra mô hình tối ưu và nghiên cứu kỹ càng trước khi quyết định cách làm phù hợp với Việt Nam.
Theo Người lao động
Bộ Tư pháp hợp tác với GS Ngô Bảo Châu tìm cách giảm thủ tục hành chính Sáng 11/9, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã có buổi tiếp Giáo sư Ngô Bảo Châu - Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu cao cấp về toán (VIASM), bàn kế hoạch hợp tác giữa Bộ Tư pháp và Viện trong việc thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính. Phát biểu tại buổi tiếp, Bộ Trưởng...