Thủ tướng: Người dân gọi “pháo đài” phải đáp lời, không để dân đứt bữa!
Thủ tướng yêu cầu mỗi “pháo đài” phải đảm bảo an sinh xã hội mọi lúc, mọi nơi. Khi người dân cần, người dân gọi thì “pháo đài” là các xã, phường phải đáp, không được để người dân đứt bữa, thiếu ăn.
Phấn đấu chậm nhất 15/9 phải kiểm soát được tình hình
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo Bình Dương về công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Ngày 27/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cùng đoàn công tác của Chính phủ đã đến kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại tỉnh Bình Dương.
Chuyến làm việc của Thủ tướng cùng đoàn công tác nhằm đánh giá sơ bộ việc triển khai tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Bình Dương kể từ ngày 23/8, trong đó tập trung kiểm tra, giám sát, thúc đẩy, động viên các cơ sở, xã, phường trong phòng chống dịch.
Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của Bình Dương trong công tác phòng chống dịch bệnh, sự đóng góp của cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp đã ủng hộ, tham gia vào công tác phòng chống dịch.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, kết quả chống dịch đợt này đã đạt được thành quả nhất định. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn còn phức tạp ở 3 địa phương là TP Thuận An, Dĩ An và thị xã Tân Uyên, đặc biệt là 15 phường đang thực hiện “khóa chặt, đông cứng”. Bài học kinh nghiệm rút ra là phải tập trung cho 15 phường này nhiều hơn, mạnh mẽ, quyết liệt hơn.
Bình Dương cần cố gắng kiểm soát dịch bệnh nhanh nhất, sớm nhất có thể và phấn đấu chậm nhất 15/9 phải kiểm soát được tình hình theo quy định của Bộ Y tế, nhanh chóng đưa Bình Dương trở lại trạng thái bình thường, tiếp tục thực hiện 2 mục tiêu vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lấy xã, phường, nhà máy, xí nghiệp làm pháo đài, người dân là chiến sĩ. Chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của nhân dân, mỗi người dân vừa là trung tâm phục vụ trong phòng chống dịch, nhưng vừa là chủ thể tham gia chống dịch.
Khi lấy xã, phường, nhà máy, xí nghiệp làm pháo đài thì phải vận động, kêu gọi và huy động người dân thực hiện nghiêm theo Chỉ thị 16 và theo tăng cường giãn cách xã hội, làm cho người dân hiểu, chia sẻ để người dân phải tham gia việc chống dịch vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của mỗi người dân, bảo vệ sức khỏe của chính mình, gia đình và góp phần bảo vệ sức khỏe của cộng đồng.
Video đang HOT
Lãnh đạo cơ sở báo cáo với Thủ tướng về mô hình tiếp nhận, điều trị bệnh nhân (Ảnh: Facebook Thông tin Chính phủ).
“Tôi đề nghị các phường xã, gần 100 điểm cầu hôm nay phải quán triệt tư tưởng này đến tận người dân, kêu gọi người dân tham gia, hưởng ứng và động viên nhân dân thực hiện. Giải thích cho nhân dân hiểu góp phần thực hiện giãn cách thật nghiêm, chống lây lan cộng đồng”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Thủ tướng yêu cầu mỗi “pháo đài” phải đảm bảo an sinh xã hội mọi lúc, mọi nơi. Khi người dân cần, người dân gọi thì “pháo đài” là các xã, phường phải đáp, không được để người dân đứt bữa, thiếu ăn.
“Hôm nay tôi đi kiểm tra rất kỹ ở một khu nhà trọ thì thấy có lúc đáp ứng được nhưng cũng có lúc chưa được”, Thủ tướng nhắc nhở.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo địa phương phải đáp ứng yêu cầu y tế cho mọi người dân, mọi lúc, mọi nơi. Khi người dân cần, người dân gọi thì y tế phải đáp. Như vậy chúng ta cần tăng cường năng lực y tế cho các “pháo đài”. Bên cạnh đó phải đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội cho người dân yên tâm thực hiện giãn cách xã hội.
Dịch Covid-19 phức tạp, Bình Dương kiến nghị gì?
Bình Dương đang xét nghiệm diện rộng, dự báo thời gian tới tổng số ca mắc Covid-19 có thể lên đến 150.000 người.
Tại buổi làm việc với Thủ tướng và đoàn công tác, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh kiến nghị Chính phủ, Bộ Y tế tiếp tục phân bổ vắc xin để tiêm cho khoảng 2 triệu người ở khu vực “vùng đỏ” trên địa bàn tỉnh và hỗ trợ thuốc điều trị bệnh nhân Covid-19.
Trong thời gian tới, nhiều đoàn chi viện kết thúc hỗ trợ Bình Dương, tỉnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp tục điều trị cho bệnh nhân Covid-19.
Ngay như hiện tại, Bình Dương đang thiếu hụt nhân lực cho 100 trạm y tế lưu động (mỗi trạm một bác sĩ, 2 điều dưỡng) để ứng cứu ngoại viện cho người dân cần hỗ trợ. Bình Dương đề nghị Bộ Y tế, các địa phương xem xét tiếp tục chi viện cho tỉnh.
Người đứng đầu UBND tỉnh Bình Dương cũng đề nghị Bộ Quốc phòng tiếp tục hỗ trợ 50 bác sĩ hồi sức cấp cứu, 50 bác sĩ chuyên khoa, 100 điều dưỡng hồi sức, cấp cứu có kinh nghiệm; 100 điều dưỡng, kỹ thuật viên. Hỗ trợ 10 máy thở xâm lấn, 20 máy thở không xâm lấn, 2 hệ thống oxy dòng cao HFNO, 4 máy X-quang di động, 100 máy đo SPO2 cầm tay.
Do tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, dự kiến lên 150.000 ca F0 nên nhu cầu kinh phí phục vụ cho công tác phòng chống dịch tăng nhanh và vượt quá khả năng cân đối ngân sách của địa phương (dự kiến 12.242 tỷ đồng), do đó Bình Dương tạm tính sẽ thiếu hụt 7.652 tỷ đồng.
Tỉnh đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính xem xét, có phương án hỗ trợ cho địa phương số tiền trên. Trường hợp cấp bách, cho phép địa phương được điều chỉnh giảm dự toán chi đầu tư phát triển (đầu tư công) năm 2021 và được sử dụng nguồn cải cách tiền lương chưa sử dụng của tỉnh để bổ sung kịp thời kinh phí cho công tác phòng, chống dịch.
Sau khi nghe báo cáo của địa phương, Thủ tướng ghi nhận và đề nghị các bộ, ngành liên quan xem xét, tạo điều kiện thuận và chi viện sớm nhất có thể để Bình Dương sớm kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo kế hoạch đề ra.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: “Bộ Y tế sẽ tăng cường nhân lực, vắc xin cho Bình Dương. Ưu tiên người dân “vùng đỏ”, người từ 18 tuổi trở lên ở “vùng đỏ” phải được tiêm càng sớm càng tốt, đồng thời phát huy tối đa trạm y tế di động”.
Từ đợt dịch thứ 4 đến nay, Bình Dương ghi nhận 86.050 ca mắc Covid-19; có 48.353 người được điều trị khỏi, xuất viện. Tỉnh hiện có 24 khu điều trị bệnh nhân Covid-19. Các cơ sở đang điều trị 16.349 bệnh nhân, trong đó tầng một có 13.386 bệnh nhân, tầng 2 có 2.191 bệnh nhân và tầng 3 có 772 bệnh nhân.
Đưa 2.000 người dân ở nhà lụp xụp, ven kênh về nơi ở an toàn tránh dịch COVID-19
Tính đến 18 giờ ngày 26/8, đã có trên 600 người trong số 2.000 người dân sống tại các khu trọ, nhà lụp xụp, nhà trên ven kênh, hẻm sâu và đặc biệt là hộ gia đình có người trên 65 tuổi, bệnh lý nền thuộc các Phường 12 và 27 (quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) đã được dời về ở tại Nhà nghỉ Công đoàn Thanh Đa và Khu chung cư 1050, quận Bình Thạnh để đảm bảo phòng, chống dịch và an sinh xã hội trong những ngày giãn cách xã hội theo yêu cầu "ai ở đâu, ở yên đó".
Lực lượng bộ đội giúp người dân di dời đồ đạc về ở tại Nhà nghỉ Công đoàn Thanh Đa.
Tham gia hỗ trợ người dân di dời về nơi ở mới khang trang, sạch đẹp, bảo đảm về vệ sinh, môi trường và giãn cách xã hội để phòng dịch có các lực lượng phòng, chống dịch COVID-19 của địa phương; lực lượng bộ đội tăng cường, thanh niên, phụ nữ tình nguyện của phường, quận thực hiện khẩn trương, nhịp nhàng.
Ngoài chỗ ở, mỗi người dân còn được hỗ trợ 500.000 đồng tiền mặt, túi an sinh, tiêm vaccine phòng COVID-19 và hàng ngày được chính quyền địa phương cung cấp suất ăn, lương thực thực phẩm cho đến hết 15/9.
Người dân được đưa về ở tại Nhà nghỉ Công đoàn Thanh Đa.
Ghi nhận tại Chung cư 1050, số lượng người được đưa đến khoảng 300 người, mỗi căn hộ hai phòng ngủ sẽ được bố trí cho bốn người ở. Riêng đối với những người chung một gia đình, chung phòng trọ cũng được ưu tiên bố trí ở chung.
Tương tự, Nhà nghỉ Công đoàn Thanh Đa cũng đón khoảng 300 người đến ở, mỗi phòng đều có điện, nước đầy đủ với diện tích khoảng 30 m2, thoáng mát được bố trí 3 - 4 người ở cùng.
Người dân sinh sống tại các khu trọ, nhà lụp sụp, nhà trên ven kênh, hẻm sâu thuộc phường 12, 27, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh được đưa về ở tại Nhà nghỉ Công đoàn Thanh Đa.
Tháp tùng cùng mọi người về ở tại Nhà nghỉ Công đoàn, bà Mã Thị Minh Thảo cùng gia đình 4 người sinh sống trong Nhà trọ tại số 148/9/2 Ung Văn Khiêm, quận Bình Thạnh không giấu được niềm vui bởi nơi ở mới khang trang, sạch sẽ, thoải mái. Bà Thảo cho biết, ngay khi vừa dọn xong buổi trưa, cả nhà còn nhận được những suất cơm, nước uống, một số thực phẩm hỗ trợ cùng với số tiền 2 triệu đồng cho cả nhà chi tiêu trong những ngày giãn cách thật sự là điều bất ngờ.
Tương tự, vợ chồng bà Mã Thị Minh Hải cho biết, công việc phụ hồ thất nghiệp từ nhiều tháng nay. Hai vợ chồng chưa biết xoay sở ra sao vì không còn khả năng để đóng tiền trọ thì niềm vui chợt đến, mừng hơn nữa là không chỉ có chỗ ở an toàn, sạch sẽ mà còn có cái ăn, có chút tiền trong những ngày giãn cách xã hội.
Lực lượng thanh niên tình nguyện chuẩn bị các suất cơm cho người dân tại Nhà nghỉ Công đoàn Thanh Đa.
Không chỉ vui mừng, mà cả hai vơ chồng bà Hải cho biết an tâm hơn rất nhiều, bởi chỗ ở trọ trước đây là khu lao động nghèo. Bà Hải cho biết, những ngày qua, có rất nhiều người bị mắc COVID-19, hai vợ chồng vừa lo sợ chỗ ở, vừa lo bị nhiễm bệnh thì may mắn được chính quyền hỗ trợ đúng lúc.
Đại diện Ban tổ chức trao tiền hỗ trợ cho người dân sau khi đến ở tại Nhà nghỉ Công đoàn Thanh Đa.
Theo ông Đinh Khắc Huy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh, để làm được điều này, chính quyền địa phương cùng mặt trận và các đoàn thể đã khảo sát liên tục trong nhiều ngày qua; đồng thời, tham khảo ý kiến của các hộ gia đình về việc dời về nơi ở mới tạm thời để phòng dịch, đảm bảo an toàn, an ninh trật tự, tạo điều kiện để chăm lo cuộc sống của người dân được tốt hơn.
Đại diện Ban tổ chức trao tiền hỗ trợ cho người dân sau khi đế ở tại Nhà nghỉ Công đoàn Thanh Đa.
Ông Huy cho biết, các hộ đồng ý thì địa phương mới hỗ trợ di dời và đợt di dời này khoảng 2.000 người sẽ được thực hiện trong 3 ngày 26, 27 và 28/8. Việc di dời không chỉ đảm bảo người dân được hỗ trợ về đời sống, chăm lo về y tế mà còn hạn chế tối đa việc lây nhiễm và tử vong do dịch COVID-19.
Theo dõi suốt từ đầu chương trình, ông Ngô Văn Luận, Phó Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, việc vận động người dân đang sinh sống tại các khu nhà trọ, nhà lụp xụp tại địa bàn 16 phường (trong tổng số 20 phường) của quận Bình Thạnh còn làm giảm mật độ dân cư, hạn chế phát sinh các trường hợp F0. Đưa dân từ nơi ở lụp xụp chật chội đến nơi ở mới rộng rãi còn hướng đến bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an sinh xã hội và cả tính mạng người dân trong thời điểm dịch bệnh phức tạp. Đây còn là mô hình thí điểm để khảo sát, triển khai ở một số quận, huyện khác có nhiều nhà trọ lụp xụp, dân cư đông, an sinh xã hội không đảm bảo, dễ phát sinh dịch bệnh trong thời gian tới...
Thủ tướng: Chịu khổ 10 ngày, 20 ngày còn hơn chịu khổ cả năm Chúng ta chịu khổ 5 ngày, 10 ngày, 20 ngày còn hơn là chịu khổ cả năm, không làm được gì cả. Chịu khổ thời gian ngắn để cuộc sống sớm bình thường trở lại - Thủ tướng quán triệt. Sáng 26/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính có buổi kiểm tra và làm việc về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại một...