Thủ tướng: Ngành Du lịch đang thiếu kiến trúc sư sắc nét
Du lịch miền Trung và Tây Nguyên hiện nay như viên ngọc thô, chưa tìm được người thợ mài giũa xứng đáng. Ngành du lịch toàn quốc cũng đang thiếu một kiến trúc sư sắc nét. Tuy nhiên, với những lợi thế về con người như người Việt Nam rất mến khách, nụ cười luôn nở trên môi, sức sáng tạo là vô tận thì yếu tố con người cần được đẩy mạnh.
Đó là nhận định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại “ Hội nghị phát triển du lịch miền Trung – Tây Nguyên” vừa diễn ra tại TP Huế.
Thủ tướng mong muốn mỗi người dân Việt Nam đều là một “đại sứ du lịch”.
Tiềm năng chưa được khai thác tốt
Khu vực miền Trung và Tây Nguyên gồm có 19 tỉnh, thành phố với diện tích tự nhiên khoảng gần 152 nghìn km2, dân số hơn 24 triệu người, với 1.870 km đường bờ biển. Khu vực này có nguồn tài nguyên khá đa dạng và phong phú với nhiều tiềm năng nổi trội về cảnh quan thiên nhiên, di sản văn hóa – lịch sử.
Toàn khu vực hiện có 12 sân bay đang hoạt động với 5 sân bay quốc tế; hệ thống cảng biển được nâng cấp với 10 cảng biển loại 1. Là nơi hội tụ nhiều nguồn tài nguyên và tiềm năng về du lịch. Ngoài ra, toàn khu vực còn có nhiều vườn quốc gia, nhiều khu bảo tồn thiên nhiên hoang sơ, nguyên vẹn, là nơi tập trung 14 di sản thế giới và 40 di tích quốc gia đặc biệt; là địa bàn sinh sống của 47 dân tộc anh em.
Thế nhưng, theo thống kê, trong năm 2018, tổng lượng khách đến khu vực miền Trung và Tây Nguyên đạt khoảng 56 triệu lượt (chiếm hơn 60% lượng khách của cả nước) nhưng chỉ chiếm 18,75% tổng thu nhập từ du lịch của toàn quốc gia.
Ông Phan Ngọc Thọ (Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, Chủ tịch Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung) thay mặt Hội đồng vùng cho biết, lãnh thổ du lịch khu vực miền Trung – Tây Nguyên có những điêm đên đẳng cấp như Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Phan Thiết, Đà Lạt.
Tuy lượt khách tới khu vực này tương đối lớn nhưng phân bổ không đồng đều, chưa thu hút được thị trường khách du lịch cao cấp; hệ thống hạ tầng du lịch chưa đồng bộ, cơ sở vật chất còn thiếu, tính liên kết trong phát triển du lịch còn hạn chế, nhất là liên kết xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù.
Cần phải liên kết chặt chẽ
Video đang HOT
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện đề nghị các địa phương cần đẩy mạnh xây dựng kế hoạch, thực hiện các nghị quyết Trung ương về chiến lược phát triển du lịch, xây dựng để thực hiện đề án cơ cấu lại ngành, bảo đảm môi trường du lịch, tập trung phát triển sản phẩm du lịch đa dạng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao quảng bá.
Đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện lưu ý phải đề cao tính liên kết, phát huy trong từng cụm như Quảng Bình – Quảng Trị – Thừa Thiên Huế; Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh để làm điển hình nhân rộng. Trong đó tập trung để hình thành sản phẩm du lịch của vùng.
Còn theo PGS.TS Trần Đình Thiên (Chuyên gia kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam), tiềm năng du lịch của miền Trung và Tây Nguyên là rất rõ ràng, cái quan trọng là cần phải biết phát huy được tiềm năng đó, một thực trạng hiện nay là các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên “mạnh ai nấy làm”, chưa có sự liên kết chặt chẽ vùng, do đó cần phải nhận thấy được thế mạnh của nhau để hỗ trợ, cùng nhau phát triển.
“Chính phủ cần trao quyền tự chủ cần thiết cho các địa phương để các địa phương chủ động tổ chức phối kết hợp với nhau, cần có nhiều chính sách phù hợp cho phát triển du lịch như chính sách thị thực để thu hút du khách các nước trên thế giới. Phải phát triển đồng bộ du lịch các vùng vì hiện nay đang có sự phát triển chênh lệnh và chú trọng thu hút các nhà đầu tư chiến lược. Nếu chỉ khai thác tự nhiên, làm sao thu hút nhà đầu tư chiến lược? “, vị PGS.TS này hiến kế.
Trong khi đó, PGS.TS Phạm Trung Lương (Chuyên gia kinh tế, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch) đã chỉ ra những yếu tố tiềm ẩn làm ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch, trong đó cho rằng, hiệu quả đối với một số thị trường chưa thực sự cao, tạo áp lực đến hạ tầng cơ sở, môi trường của khu vực. Tổng đầu tư của khối tư nhân đến khu vực này không nhiều. Sự liên kết khá điển hình cho vùng này: Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam, nhưng bản chất liên kết chưa được bao nhiêu.
PGS.TS Phạm Trung Lương nêu định hướng: “Cần cơ cấu, điều chỉnh lại thị trường. Chú trọng sản phẩm đẳng cấp cao. Phải cấu trúc lại câu chuyện quảng bá, marketing. Vùng này phát triển phải gắn với bảo tồn. Nên cho phép tư nhân đầu tư khai thác các đầu mối giao thông, Trung ương chỉ hỗ trợ các dự án. Đồng thời phải có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch quốc tế”.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng khu vực miền Trung – Tây Nguyên đủ điều kiện thuận lợi cho phát triển các cụm ngành du lịch như: Cụm ngành du lịch nghỉ dưỡng, cụm ngành du lịch văn hóa, lịch sử, cụm ngành du lịch di sản, cụm ngành du lịch biển đảo, cụm ngành du lịch sinh thái, cụm ngành du lịch khám phá đồi núi, đặc biệt là cụm ngành khám phá hang động.
Một cụm ngành bao gồm nhiều ngành có liên quan, trong đó, trung tâm là tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân tạo, xoay quanh là các dịch vụ ăn uống, ngủ, nghỉ, vui chơi, giải trí. Phát triển du lịch phải đặt vấn đề cụm ngành đồng bộ chứ không phải khai thác tài nguyên du lịch một cách đơn thuần.
Thủ tướng đặt ra cho ngành Du lịch những câu hỏi: Làm thế nào để du khách tìm đến Việt Nam đông hơn, ở lại lâu hơn, tiêu tiền nhiều hơn; làm thế nào để khách kể lại câu chuyện du lịch thú vị với người thân, với bạn bè một cách đầy hứng khởi, thay vì chê bai, kể một cái xấu gì đó ở Việt Nam; làm thế nào để du khách quay trở lại sớm nhất có thể chứ không phải một đi không trở lại?
Thủ tướng chỉ đạo ngành Du lịch cần tập trung đào tạo nhân lực, chú trọng kỹ năng thực tế, ngoại ngữ; cần đa dạng hóa, không ngừng đổi mới các sản phẩm du lịch; chú trọng phát triển du lịch cộng đồng; tiếp tục ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch; các điểm đến; tăng cường liên kết du lịch; cần chú trọng sản phẩm du lịch phải độc đáo, khác biệt, đổi mới liên tục.
Thủ tướng cũng nhắc lại tình trạng “chặt chém” du khách, vấn nạn “taxi dù”, chèo kéo bán hàng rong, mất vệ sinh, thiếu an ninh, lừa đảo khách và đề nghị Chủ tịch, Bí thư các tỉnh phải chỉ đạo, các cơ quan pháp luật, chúng ta phải xử lý nghiêm những trường hợp như vậy để giữ văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Thủ tướng mong mỗi người Việt Nam là một “đại sứ du lịch”.
Lê Tám Bả
Theo PLVN
Miền Trung phải tự vươn lên trong cuộc cách mạng xóa đói giảm nghèo, làm giàu!
Đó là phát biểu chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Giao ban Hội đồng vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung diễn ra chiều 15/2 ở TP. Huế.
Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tổ chức Hội nghị giao ban đánh giá kết quả hoạt động của Hội đồng vùng nhiệm kỳ 2017-2018
Chiều ngày 15/2, tại TP. Huế, Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT) tổ chức Hội nghị giao ban đánh giá kết quả hoạt động của Hội đồng vùng nhiệm kỳ 2017-2018, thảo luận và thống nhất các hoạt động chính trong nhiệm kỳ 2019 - 2020. Hội nghị có sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong Vùng KTTĐMT; đại diện Ban Điều phối và Nhóm tư vấn hợp tác phát triển Vùng duyên hải miền Trung.
Báo cáo với Hội nghị, ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, "Chủ tịch Hội đồng Vùng" nhiệm kỳ 2017 - 2018 cho biết, trong thời gian qua, UBND các tỉnh và thành phố trong Vùng đã chủ động rà soát các chương trình, dự án đầu tư; xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ được phê duyệt; đồng thời, phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá nhằm thu hút các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư tại Vùng. Nhờ đó, kinh tế - xã hội của các địa phương trong Vùng đã đạt được những kết quả nhất định; tăng trưởng kinh tế duy trì ổn định và đạt khá (tốc độ tăng trưởng GRDP toàn Vùng năm 2018 theo giá so sánh 2010 khoảng 7,7%, cao hơn mức tăng của cả nước là 7,08%), cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (dịch vụ- công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp); hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư nâng cấp và phát triển; tổng mức đầu tư tăng trưởng khá; ngành du lịch tăng trưởng tốt, tiếp tục khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn của toàn Vùng; các vấn đề xã hội từng bước được giải quyết, chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện...Đến nay, Vùng đã hình thành chuỗi 7 đô thị lớn (Huế, Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Vạn Tường, Quảng Ngãi, Quy Nhơn) và các trung tâm du lịch, dịch vụ, thương mại; 4 khu kinh tế (KKT) đang phát triển trải dài trên 609 km bờ biển là KKT Chân Mây - Lăng Cô, KKT mở Chu Lai, KKT Dung Quất và KKT Nhơn Hội cùng với hệ thống chuỗi khu công nghiệp, khu chế xuất, khai thác lợi thế gần cảng; hệ thống kho bãi quốc gia và quốc tế gắn với hệ thống cảng tổng hợp quốc tế và các đầu mối giao thông liên vùng, xuyên quốc gia...
Nhằm tạo đột phá phát triển Vùng KTTĐMT nói riêng, toàn vùng miền Trung và Tây Nguyên (19 tỉnh, thành phố) nói chung; đồng thời tăng cường mối liên kết hợp tác xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch giữa các địa phương trong vùng miền Trung và Tây Nguyên, Hội đồng Vùng đề xuất Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành quan tâm, giải quyết một số nội dung, cụ thể:
Các tỉnh miền Trung có vị trí địa lý thuận lợi, là "mặt tiền" của Việt Nam ra biển Đông nên khi lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, ngành quốc gia cần định hướng nội dung quy hoạch "xây dựng thành phố biển" trong Vùng, đồng thời xác định việc phân vùng và liên kết vùng trong quá trình lập quy hoạch tổng thể quốc gia bảo đảm khai thác tối đa tiềm năng thế mạnh của từng Vùng, trong đó có vùng duyên hải miền Trung. Đặc biệt, cho cơ chế, chính sách thu hút đầu tư xây dựng tuyến đường ven biển dài 600 km từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định nhằm đảm bảo đồng bộ, nâng cao khả năng kết nối và khai thác tốt hơn quỹ đất ven biển của các địa phương, góp phần thực hiện các nhiệm vụ KT - XH, ANQP vùng duyên hải miền Trung; đầu tư, phát triển hệ thống logistics tại khu vực vùng duyên hải miền Trung...
Hội đồng vùng cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép nghiên cứu xây dựng Quy chế điều phối, liên kết Vùng duyên hải miền Trung. Trong đó, xác định rõ nguyên tắc, nội dung, nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng điều phối liên kết vùng duyên hải miền Trung trên cơ sở điều chỉnh bổ sung nhiệm vụ và quyền hạn, thành phần và chế độ làm việc của Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung theo Quyết định 941/QĐ-TTg ngày 25/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham quan các gian hàng triển lãm xúc tiến đầu tư du lịch của các tỉnh, thành phố tham gia Hội nghị "Phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên" diễn ra tại TP. Huế
Sau khi nghe báo cáo của "Chủ tịch Hội đồng Vùng" nhiệm kỳ 2017 - 2018 và các phát biểu tham gia ý kiến của các thành viên Hội đồng Vùng, các chuyên gia, lãnh đạo các Bộ, ban ngành Trung ương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có phát biểu chỉ đạo. Theo đó, Thủ tướng đánh giá cao những kết quả đạt được của các tỉnh, thành phố trong vùng KTTĐMT thời gian qua. Thủ tướng chính phủ cho rằng, các tỉnh trong vùng KTTĐMT có lợi thế về hệ thống hạ tầng giao thông, đường bộ, đường sắt, đường biển và hàng không; tốc độ đô thị hóa rất nhanh so với mặt bằng cả nước, vì vậy trong phát triển các tỉnh, thành phố trong Vùng cần phải phát huy tinh thần tự lực, tự cường bằng nguồn lực và lợi thế sẵn có của mình để phát triển.
"Các tỉnh miền Trung cần phải tự cân đối ngân sách, dành quỹ đất để làm. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định bố trí nguồn lực để triển khai thực hiện. Chúng ta phải tự cường, tự lực vươn lên trong cuộc cách mạng xóa đói giảm nghèo, làm giàu này. Các đồng chí phải đổi mới tư duy cách làm ăn. Các tỉnh miền Trung phải tự phấn đấu vươn lên trên đôi chân của mình, để phát triển giàu mạnh với thế và lực mới trên tiềm năng to lớn sẵn có về con người, di sản văn hóa, bờ biển đẹp và cơ sở vật chất to lớn mà Đảng, Nhà nước, nhân dân đã đầu tư", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Thủ tướng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Giao ban vùng KTTĐMT
Mặt khác, theo Thủ tướng, miền Trung không chỉ phát triển du lịch mà cần phải chú trọng phát triển công nghiệp, chế biến, chế tạo; bên cạnh đó cần phát huy lợi thế vùng miền núi để phát triển nông nghiệp, trồng rừng, bảo vệ môi trường; đặc biệt phải xem việc liên kết phát triển là quan trọng; đầu tư phát triển đường ven biển, đầu tư mở rộng sân bay cần nghiên cứu theo hướng xã hội hóa.
Đối với các kiến nghị, đề xuất của Hội đồng KTTĐMT, Thủ tướng đã cho ý kiến chỉ đạo, giải quyết các kiến nghị của Hội đồng Vùng với tinh thần tạo điều kiện cho các tỉnh miền Trung phát triển.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đặt ra câu hỏi cho lãnh đạo các tỉnh miền Trung cần phải xác định được yếu tố "bứt phá" nào của Vùng để ưu tiên tập trung phát triển. Thủ tướng chỉ rõ, các tỉnh cần đẩy mạnh liên kết vùng, trước hết là liên kết về du lịch.
THẢO VI
Theo Dansinh
Thừa Thiên Huế thay đổi giờ làm việc Ngay 4/9, ông Phan Ngoc Tho, Chu tich UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tinh vưa ban hanh thông bao sô 234/TB-UBND vê viêc thay đôi giơ lam viêc, ap dung tư ngay mai 5/9. Theo đo, căn cư trên nhiêu Bô luât, trên cơ sơ lây y kiên cac sơ ban nganh, đoan thê câp tinh, thanh phô, thi xa, cac...