Thủ tướng Nga thách thức Mỹ, EU
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hôm qua (20/5) đã thể hiện sự thách thức đối với Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) bằng tuyên bố, Moscow có rất nhiều biện pháp đáp trả khác nhau đối với những đòn trừng phạt kinh tế mà phương Tây đang nhăm nhe tung ra.
Thủ tướng Medvedev trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng truyền hình Bloomberg.
“Xét đến mục đích mà các biện pháp trừng phạt đó đang muốn nhằm vào, rõ ràng, chúng tôi đang cân nhắc các kịch bản khác nhau. Không có kịch bản nào là thảm họa đối với nền kinh tế của chúng tôi, mặc dù tất nhiên một số hạn chế có thể gây ra những tổn thương, đau đớn nhất định”, ông Medvedev đã phát biểu như vậy trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng truyền hình Bloomberg.
“Câu hỏi được đặt ra ở đây là Mỹ sẽ được gì từ điều đó, thế giới sẽ được gì từ điều đó. Nước nào có đủ sức để đối phó với cuộc khủng hoảng đã tác động lên toàn bộ chúng ta năm 2008 – một cuộc khủng hoảng xuất phát ban đầu từ Mỹ”, Thủ tướng Nga phát biểu. Trong cuộc khủng hoảng năm 2008, Nga là nước hiếm hoi duy trì được sự ổn định của nền kinh tế.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây đã tăng lên sau khi Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bị lật đổ hồi tháng 2 và sau đó là việc các chính khách theo chủ nghĩa dân tộc ở Kiev lên nắm quyền ở nước này. Đây là điều mà Moscow phản đối. Nga coi chính quyền lâm thời mới ở Kiev hiện nay là bất hợp pháp.
Video đang HOT
Diễn biến sau đó về vụ Crimea được sáp nhập vào Nga đã châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng sâu sắc nhất từ trước đến nay trong quan hệ giữa Moscow và phương Tây kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Kể từ tháng 3, Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) đã liên tục áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào một loạt quan chức cũng như công ty Nga. Giới lãnh đạo nhóm nước G7 đang tung ra lời đe dọa trừng phạt Nga thêm nữa nếu tình hình khủng hoảng ở Ukraine tiếp tục leo thang. Mỹ và phương Tây luôn khăng khăng đổ lỗi cho Moscow đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng kéo dài nhiều tháng qua ở nước láng giềng. Với lời cáo buộc này, Mỹ và EU đăng nhăm nhe tung những đòn trừng phạt hà khắc vào các ngành then chốt trong nền kinh tế Nga.
Tuy nhiên, những biện pháp trừng phạt và những lời đe dọa trên chẳng làm Nga chùn bước. Moscow liên tục nói rằng, ngôn ngữ trừng phạt “không thích hợp và sẽ phản tác dụng” đồng thời cảnh báo các đối tác phương Tây về “hậu quả gậy ông đập lưng ông” nếu cứ tiếp tục tung ra thêm các biện pháp trừng phạt.
Kiệt Linh – (theo RIA)
Theo_VnMedia
Khủng hoảng Ukraine: "Máu lại đổ, nội chiến ngày càng gần"
"Máu lại đổ ở Ukraine. Đất nước này đang trên bờ vực của một cuộc nội chiến", Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã viết cảnh báo này trên Facebook của ông hôm 15/4.
Theo hãng tin RIA Novosti, ông Medvedev đã viết thêm: "Đây là một thảm kịch lớn" và rằng các nhà lãnh đạo mới của Ukraine đã thất bại trong việc duy trì luật pháp và trật tự của đất nước này.
Máu lại tiếp tục đổ tại Ukraine.
"Các nhà lãnh đạo bất hợp pháp hy vọng sẽ khôi phục lại được trật tự, cái mà họ đã bất chấp đạo lý để phá hủy, lên nắm quyền sau một cuộc đảo chính". Ông cho rằng các nhà chức trách mới ở Ukraine đã "rơi vào cái bẫy của chính mình".
Ông viết thêm: "Hành động đã dẫn đến phản ứng. Một tội ác chống lại nhà nước đã gây ra các cuộc biểu tình ở những khu vực này. Đó là một phản ứng dây chuyền của các sự kiện, chính trị và kinh tế".
"Hỗn loạn đã lấp đầy những khoảng trống chính trị", ông nói thêm.
Hôm 14/4, Tổng thống lâm thời Ukraine Oleksandr Turchynov tuyên bố đã bắt đầu chiến dịch trấn áp quy mô lớn người biểu tình ở phía đông Ukraine, có sự tham gia của các lực lượng quân sự.
Theo ông Turchinov, mục đích của hành động trên là nhằm "chống khủng bố" và ngăn chặn những nỗ lực nhằm chia rẽ Ukraine để bảo vệ các công dân Ukaine.
Trong khi đó, Nga cảnh báo rằng nếu Kiev sử dụng vũ lực chống lại người biểu tình ở đông Ukraine, thì sẽ gây tổn hại đến nỗ lực nhằm tổ chức hội nghị đa phương, gồm Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nga và Ukraine để giải quyết cuộc khủng hiện nay tại Ukraine.
Tổng thống Turchinov cũng đề xuất tiến hành chiến dịch chống khủng bố chung với lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Nhiệm vụ này cần được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov lại cho rằng đề xuất này "hoàn toàn không thể chấp nhận được". Do đó điều này khó có thể xảy ra vì Nga có quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp Quốc.
Theo Infonet
Tổng thống và Thủ tướng Nga đồng loạt cảnh báo Ukraine Tình trạng leo thang nghiêm trọng trong cuộc khủng hoảng Ukraine gần như đã đặt đất nước này bên bờ vực của cuộc nội chiến, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua (15/4) đã nói như vậy với nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel. Trước đó, Thủ tướng Dmitry Medvedev cũng đã cảnh báo về tình trạng ngấp nghé trên bờ vực nội...