Thủ tướng New Zealand bị đuổi ra khỏi phòng họp quốc hội
Thủ tướng New Zealand, ông John Key đã bị Chủ tịch Quốc hội nước này, ông David Carter đuổi ra ngoài ngay giữa phiên tranh luận vì gây mất trật tự, không chịu tuân lệnh Chủ tịch.
Thủ tướng John Key đã bị đuổi ra khỏi phòng họp quốc hội vì tội… ham nói.REUTERS
Là thủ tướng cũng không có nghĩa ông Key được hưởng đặc quyền đặc lợi gì ở quốc hội này, Chủ tịch Carter tuyên bố sau khi đuổi ông Key ra ngoài hôm 11.5.
Được biết trong khi Thủ tướng Key còn đang hăng tranh luận, vị Chủ tịch quốc hội nhiều lần lặp lại: “Trật tự” nhưng ông Key vẫn cứ nói. Thế là ông bị đuổi và phải đứng lên rời khỏi phòng họp.
Ra bên ngoài, ông Key cố phân bua cho đỡ… quê: “Rõ ràng là tôi không thấy ông ta, cũng như không nghe ông ta nói. Lúc đó tôi đang mải trả lời một câu hỏi”.
Một phiên tranh luận bằng… tay chân tại Quốc hội Ukraine. REUTERS
Video đang HOT
Nhưng ông Key đã có bề dày thành tích… bị đuổi ra ngoài. Trang tin tức Stuffcủa New Zealand lấy thông tin từ hồ sơ của quốc hội nước này cho thấy lúc còn là dân biểu, ông đã 3 lần bị đuổi ra khỏi phòng họp quốc hội.
Và Key cũng không phải là thủ tướng đầu tiên chịu cảnh này. Trước đó, các thủ tướng Helen Clark và David Lange cũng từng chịu chung số phận.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Hồ sơ Panama: New Zealand cũng là thiên đường trốn thuế
Giới giàu có ở Mỹ Latinh lập những quỹ bí mật và được miễn thuế ở New Zealand để che giấu tiền và trốn thuế, truyền thông New Zealand cho hay dựa vào "Hồ sơ Panama".
Bảng hiệu hãng luật Mossack Fonseca tại PanamaReuters
Thủ tướng New Zealand John Key đang đối mặt với nhiều áp lực sau khi truyền thông New Zealand phân tích trên 61.000 tài liệu có liên quan đến nước này trong hồ sơ Panama cho thấy New Zealand trở thành thiên đường trốn thuế vì có chính sách ưu đãi miễn thuế đối với quỹ và công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Hãng luật Mossack Fonseca (trụ sở tại Panama) lâu nay luôn quảng cáo New Zealand là nơi tuyệt vời để kinh doanh nhờ vào chính sách miễn thuế, mức độ bảo mật cao và an ninh pháp lý, theo phóng sự do đài phát thanh Radio New Zealand, đài truyền hình và phóng viên điều tra Nicky Hager thực hiện, dựa vào hồ sơ Panama.
Thủ tướng New Zealand, ông John Key Reuters
Ông Andrew Little, lãnh đạo đảng Lao động đối lập, cho biết chính phủ phải hành động "bảo vệ danh tiếng của New Zealand bằng cách hủy bỏ hệ thống pháp lý biến đất nước chúng ta trở thành một trong số những thiên đường trốn thuế".
Chính phủ New Zealand hồi tháng rồi cho hay sẽ đánh giá lại bộ luật về việc cá nhân hay doanh nghiệp nước ngoài lập quỹ và công ty tại nước này.
Ông James Shaw, lãnh đạo đảng Xanh nói việc chính phủ đánh giá lại là vẫn chưa đủ. Ông Shaw kêu gọi Thủ tướng John Key "chấm dứt bảo vệ ngành công nghiệp trốn thuế" và yêu cầu tiến hành điều tra toàn diện.
Lãnh đạo đảng Tương lai Thống nhất Peter Dunne nhận xét: "Những tiết lộ từ hồ sơ Panama ảnh hưởng đến hình ảnh New Zealand. Chúng tôi không muốn New Zealand trở thành thiên đường trốn thuế".
Tuy nhiên, Thủ tướng Key luôn bác bỏ các cáo buộc cho rằng nạn trốn thuế quốc tế tràn lan ở New Zealand. "Nếu thật sự cần thiết phải thay đổi luật về lập quỹ nước ngoài, chính phủ sẽ cân nhắc và hành động", ông Key khẳng định.
Hồ sơ của Panama có nhắc đến ông Robert Thompson, nhà đồng sáng lập và giám đốc công ty Bentleys New Zealand, chính là văn phòng của Mossack Fonseca tại New Zealand.
Trả lời phỏng vấn Radio New Zealand, ông Thompson nói rằng theo kinh nghiệm của ông thì việc lập các quỹ ở nước ngoài để trốn thuế là không phổ biến, và công ty của ông không hỗ trợ khách hàng che giấu tài sản.
"Tôi nghĩ rằng nhận định cho rằng tất cả quỹ nước ngoài ở New Zealand được sử dụng vì mục đích bất chính là vô căn cứ", theo ông Thompson.
Truyền thông New Zealand dẫn lại các số liệu thống kê cho thấy số lượng quỹ nước ngoài ở New Zealand tăng mạnh từ dưới 2.000 cách đây 10 năm lên đến gần 10.700, tính đến thời điểm này trong năm 2016.
Vào ngày 4.4, truyền thông thế giới tung ra những thông tin chấn động thu được từ hơn 11,5 triệu tài liệu được gọi là "Hồ sơ Panama", theo Reuters. Số tài liệu này bao gồm thông tin hoạt động chi tiết đến từng ngày của Hãng luật quốc tế Mossack Fonseca ở Panama trong suốt 40 năm.
Hồ sơ Panama cho thấy ít nhất 12 đương kim hoặc cựu nguyên thủ quốc gia cùng người thân, hàng chục chính khách, tỉ phú và người nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực đã trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua Mossack Fonseca để lập vô số công ty, phần lớn bị nghi ngờ là công ty "ma" với mục tiêu che giấu tài sản, trốn thuế, rửa tiền hoặc che giấu những hành vi phạm tội khác.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Thủ tướng New Zealand nêu vấn đề Biển Đông trong chuyến thăm Trung Quốc Thủ tướng New Zealand tuyên bố sẽ đề cập đến vấn đề Biển Đông trong các cuộc gặp với lãnh đạo Trung Quốc dù báo chí nước này đã khuyến cáo đó là điều không nên Thủ tướng New Zealand John Key ngày 18/4 đã đến Bắc Kinh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc 5 ngày. Tháp tùng ông John Key...