Thủ tướng nêu ‘Lửa thử vàng’ trong thông điệp gửi LHQ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc đến câu ‘Lửa thử vàng, gian nan thử sức” để đề cao vai trò của LHQ trong tăng cường hợp tác, đoàn kết giữa những thử thách của thế giới.
“Thế giới đang đứng trước những thách thức chưa từng có tiền lệ. Đại dịch Covid-19, cùng với bất ổn, xung đột, cạnh tranh nước lớn, chính trị cường quyền, biến đổi khí hậu… đang đe doạ nền hoà bình và phát triển bền vững của các dân tộc”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói trong thông điệp gửi tới Phiên họp cấp cao kỷ niệm 75 năm thành lập Liên Hợp Quốc (LHQ) ngày 21/9.
Đây là phiên họp trong khuôn khổ Phiên thảo luận chung cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp quốc Khóa 75, với sự tham dự của 137 lãnh đạo cấp cao và 33 bộ trưởng các nước thành viên. Do đại dịch Covid-19, phiên họp được tổ chức theo hình thức lãnh đạo các nước ghi hình phát biểu trước để phát trực tiếp tại trụ sở LHQ ở New York, Mỹ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: VGP.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá trong 75 năm qua, với vai trò “trung tâm điều phối hành động chung của các quốc gia” của LHQ, thế giới đã không phải chứng kiến thêm một cuộc chiến tranh thế giới mới, hòa bình, hợp tác hữu nghị được vun đắp, đói nghèo, bệnh tật được đẩy lùi, cuộc sống của nhân loại được đổi thay. Tuy nhiên, những thành tựu đó cũng đan xen với nỗi lo lắng về bất ổn, dịch bệnh đang lan rộng trên toàn cầu.
“ Việt Nam có câu: ‘Lửa thử vàng, gian nan thử sức’, thực tại càng cam go, thử thách, chúng ta càng cần đoàn kết, hợp tác, tăng cường chủ nghĩa đa phương với trung tâm là Liên Hợp Quốc, nghiêm túc tuân thủ Hiến chương và luật pháp quốc tế, triệt để tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia, đặt con người ở trung tâm của mọi nỗ lực phát triển để không ai bị bỏ lại phía sau”, Thủ tướng nói.
Ông cho hay Việt Nam ngày nay đang tự tin phát triển năng động, tái cơ cấu sâu rộng nền kinh tế, chủ động hội nhập quốc tế, tham gia có trách nhiệm tại nhiều diễn đàn đa phương, nhất là LHQ, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
Bằng nỗ lực của mình và hợp tác với nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, đến nay Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được Covid-19, từng bước phục hồi đà phát triển nhanh nền kinh tế.
Video đang HOT
Thủ tướng cảm ơn các nước đã bầu Việt Nam là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và cho biết đồng thời là Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam sẽ cùng các thành viên xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường, thịnh vượng.
“Tôi tin rằng với quyết tâm cao và nỗ lực mạnh mẽ chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng thế giới hòa bình và tương lai tươi sáng cho hôm nay và mai sau”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Việt Nam luôn tích cực, trách nhiệm và chủ động trong ASEAN
ASEAN luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Với vai trò là Chủ tịch ASEAN 2020 hay với vai trò là thành viên Hiệp hội, Việt Nam luôn tích cực, trách nhiệm và chủ động trong ASEAN.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 theo hình thức trực tuyến. (Ảnh: Tuấn Anh)
Thích ứng, chủ động và linh hoạt trước nhiệm vụ
Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN trong một năm tương đối đặc biệt khi cả thế giới phải chống chọi với "kẻ thù chung" mang tên Covid-19.
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia ASEAN Việt Nam, Việt Nam đề xuất chủ đề ASEAN 2020 "Gắn kết và Chủ động thích ứng" trước thời điểm bùng phát dịch Covid-19. Việt Nam nhận thấy thời điểm hiện nay, định hướng lớn nhất của ASEAN là đoàn kết và gắn bó với nhau. Sự gắn kết là nhân tố tất yếu dẫn đến sự thành công của cộng đồng ASEAN. Đồng thời, muốn thành công hơn nữa trong một môi trường đang biến đổi rất mạnh mẽ và đặt ra nhiều thách thức mới cho ASEAN, việc chủ động thích ứng với tình hình đang thay đổi là hết sức cần thiết.
Không được đoán định từ trước, thách thức đầu tiên của ASEAN sau khi chủ đề ASEAN 2020 được đưa ra là sự bùng phát của dịch Covid-19, cho thấy chủ đề của Việt Nam là rất đúng. Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho rằng, trong thời gian qua, hợp tác của ASEAN theo tinh thần "gắn kết và chủ động thích ứng" đã giúp ASEAN vững vàng để ứng phó với dịch Covid-19, trở thành hình mẫu của thế giới về ứng phó với dịch bệnh.
Trên thực tế, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho biết, dịch bệnh Covid-19 đã làm đảo lộn nhiều hoạt động, chương trình đã được ASEAN nhất trí và đưa vào kế hoạch, trong đó có các hoạt động trong khuôn khổ Năm Chủ tịch ASEAN 2020. Tiến độ triển khai các ưu tiên hợp tác cũng bị ảnh hưởng.
"Trong bối cảnh đó, Việt Nam, trong cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, đã linh hoạt chuyển hướng, đồng thời có những điều chỉnh cần thiết và kịp thời đối với kế hoạch tổ chức các hoạt động nói trên. Phải nói rằng, việc điều chỉnh này là quyết định hết sức khó khăn nhưng chúng ta quyết tâm làm và được các nước ủng hộ", Thứ trưởng nhấn mạnh.
Vai trò và đóng góp của Việt Nam, Chủ tịch ASEAN 2020 đối với nỗ lực hợp tác chung của khu vực chống dịch Covid-19 được Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng khái quát qua ba từ khóa: Thích ứng, Chủ động và Linh hoạt.
Thích ứng thể hiện ở khía cạnh trong tình hình khẩn cấp xảy ra, Việt Nam nhanh chóng xác định cần chuyển trọng tâm hoạt động trong ASEAN, theo đó Việt Nam phối hợp với các nước ASEAN tập trung vào hợp tác ứng phó dịch bệnh, coi đây là ưu tiên hàng đầu của ASEAN trong giai đoạn hiện nay.
Việt Nam chủ động đề xuất và điều phối nỗ lực hợp tác trong ASEAN và với các đối tác. Trong nội bộ ASEAN, trước khi Tổ chức Y tế thế giới tuyên bố Covid-19 là đại dịch, Việt Nam đã chủ động và kịp thời ra Tuyên bố Chủ tịch về ứng phó của ASEAN với dịch bệnh Covid-19, sớm triệu tập Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN, đề xuất thành lập và họp Nhóm Công tác liên ngành (cấp Thứ trưởng) của Hội đồng Điều phối ASEAN về ứng phó với các tình huống y tế công cộng khẩn cấp...
Trước việc không thể áp dụng phương thức truyền thống là gặp gỡ và họp trực tiếp do dịch bệnh, Việt Nam tổ chức nhiều cuộc điện đàm giữa các nhà lãnh đạo và tận dụng nền tảng công nghệ thông tin, linh hoạt thúc đẩy tổ chức nhiều cuộc họp trực tuyến trong ASEAN cũng như với các đối tác, góp phần duy trì kết nối, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, phản ứng nhanh và kịp thời để giải quyết vấn đề cấp thiết chung của khu vực.
Hiện nay, khi vấn đề phục hồi sau đại dịch Covid-19 được bàn luận rộng rãi, Thứ trưởng nhấn mạnh các biện pháp phục hồi ASEAN cần phù hợp với các giai đoạn ngắn hạn-trung hạn-dài hạn, cũng như phải cân bằng được mục tiêu kép...
Lễ ra mắt sách "25 năm Việt Nam tham gia ASEAN qua góc nhìn của người trong cuộc", ngày 28/7 tại Hà Nội. (Ảnh: Tuấn Anh)
Vững vàng, tự tin trong ASEAN và hội nhập
Năm 2020 đánh dấu tròn 25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2020). Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng khẳng định rằng, 25 năm qua đã chứng kiến sự thay đổi và chuyển biến hết sức mạnh mẽ của cả ASEAN và Việt Nam.
Theo đó, ASEAN, từ một tổ chức được lập ra trong nghi kỵ, đối đầu ở khu vực, đã trở thành một tổ chức khu vực thành công năng động và sáng tạo với tiềm năng kinh tế đứng thứ năm thế giới và thu hút được sự quan tâm và hợp tác của cộng đồng quốc tế. Trong khi đó, Việt Nam từ một nước có nền kinh tế bao cấp và lạc hậu đã trở thành một nước có thu nhập trung bình với nền kinh tế thị trường năng động và đang tích cực hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới. Sau những bước ban đầu còn chập chững, Việt Nam nay đã là một thành viên chủ động, tích cực và trách nhiệm, chung tay cùng các nước thành viên ASEAN khác ứng phó với các thách thức đang nổi lên cũng như đóng góp xử lý những vấn đề chiến lược liên quan đến hòa bình, phát triển, thịnh vượng của ASEAN; qua đó, góp phần thúc đẩy vị thế của ASEAN cũng như vị thế của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.
Thứ trưởng nhấn mạnh, gia nhập ASEAN mang lại cho Việt Nam rất nhiều lợi ích quan trọng. Thứ nhất, tham gia ASEAN giúp Việt Nam có điều kiện để phát triển nhanh, vững chắc: có một môi trường hòa bình, ổn định để tập trung cho phát triển; mở rộng quan hệ với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, các đối tác lớn, quan trọng; mở rộng thị trường, thu hút thêm nhiều nguồn lực từ bên ngoài cho phát triển đất nước; hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế.
Thứ hai, là thành viên ASEAN góp phần nâng cao năng lực cho Việt Nam, theo đó để hội nhập với ASEAN và thế giới, Việt Nam tiến hành đổi mới, hoàn thiện thể chế theo hướng phù hợp hơn với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế; Việt Nam đẩy mạnh nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành trong các hoạt động quốc tế và đa phương.
Thứ ba, tư cách là thành viên ASEAN góp phần nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế cũng như giúp Việt Nam tự tin tham gia vào các sân chơi quốc tế. Việt Nam đã trở thành thành viên tích cực không chỉ của ASEAN mà của cả cộng đồng quốc tế. Từ chỗ chỉ tham gia, nay Việt Nam đã đủ vững vàng, tự tin tham gia hội nhập quốc tế, đóng góp thực chất vào các công việc chung của thế giới.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng họp trực tuyến ASEAN hợp tác hậu Covid-19, ngày 30/7. (Ảnh: Tuấn Anh)
Song song với đó, theo Thứ trưởng, trong 25 năm qua, Việt Nam đã có những đóng góp rất quan trọng cho ASEAN.
Thứ nhất, là một nước tầm trung trong khu vực, với dân số đứng thứ ba, diện tích đứng thứ tư ở Đông Nam Á, việc Việt Nam tham gia ASEAN đã giúp cho tổ chức này lớn mạnh về tiềm lực, phạm vi cũng như vững mạnh về tổ chức, giúp ASEAN trở thành một tổ chức vững mạnh, chấm dứt những nghi kỵ, chia rẽ, đối đầu, mở ra một thời kỳ phát triển mới của hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Thứ hai, Việt Nam đã tích cực tham gia và đóng góp vào xây dựng định hướng phát triển và các quyết sách lớn của ASEAN, trong đó có thể kể đến Hiến chương ASEAN, Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và các Kế hoạch Tổng thể kèm theo, Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC), Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI)...
Thứ ba, thời gian qua Việt Nam đã có đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào việc triển khai thực hiện các quyết định chung của ASEAN. Việt Nam tham gia triển khai đầy đủ và sâu rộng hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực chính trị- an ninh, văn hóa- xã hội và kinh tế cũng như chủ trì tổ chức sự kiện có liên quan theo nghĩa vụ thành viên. Việt Nam là một trong số những nước đạt tỷ lệ thực thi cao các chương trình, biện pháp liên kết kinh tế của ASEAN.
Vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu, chỉ ba năm sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ sáu tại Hà Nội (12/1998), hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010, tạo tiền đề quan trọng cho nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN năm 2020.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã đóng góp vào việc hình thành, củng cố, phát triển các thể chế do ASEAN thành lập và dẫn dắt. Có thể kể đến quyết định mở rộng Cấp cao Đông Á (EAS) để kết nạp thêm Mỹ và Nga, lần đầu tiên tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM ), vận động để đại diện cho ASEAN dự Hội nghị Thượng đỉnh G-20 tại Hàn Quốc và Canada...
Việt Nam có sự thay đổi lớn về chất sau 25 năm gia nhập ASEAN Ông Vũ Hồ khẳng định, trong suốt 25 năm gia nhập ASEAN, Việt Nam đã có sự thay đổi về chất không thể đong đếm được. Trong suốt hành trình 25 năm qua, Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập, tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN, có những đóng góp không nhỏ vào sự phát...