Thủ tướng: Nếu không giải quyết tốt, miền Nam sẽ thiếu điện nghiêm trọng
Lưu ý với lãnh đạo các bộ, ngành, tập đoàn EVN, PVN, Thủ tướng cho biết, với tốc độ tăng nhu cầu điện nhanh, đặc biệt là khu vực phía Nam, nếu không giải quyết tốt một số vấn đề sẽ dẫn đến thiếu điện nghiêm trọng ngay trong năm 2018.
Thủ tướng nhấn mạnh, cung ứng điện là một cân đối lớn của nền kinh tế
Chiều 3/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có buổi làm việc với một số bộ, ngành và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) về những biện pháp, chủ trương, cơ chế để cung ứng điện cho nền kinh tế một cách chủ động, kịp thời.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, những năm gần đây, cân đối điện năng là một cân đối quan trọng của nền kinh tế đã được bảo đảm tốt, phục vụ tích cực cho sản xuất, đời sống của nhân dân và tăng trưởng của nền kinh tế.
Tuy vậy, với tốc độ tăng nhu cầu điện nhanh, đặc biệt là khu vực phía Nam, nếu không giải quyết tốt một số vấn đề sẽ dẫn đến thiếu điện nghiêm trọng ngay trong năm 2018.
“Nếu không giải quyết tốt sẽ phải dùng dầu diezen để phát điện, gây tốn kém chi phí. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6,5 đến 7%. Điều đó cho thấy nhu cầu về điện rất lớn cho nền kinh tế”, Thủ tướng nói và nhấn mạnh nhấn mạnh phải có những biện pháp, chủ trương, cơ chế để bảo đảm đủ điện cho nền kinh tế một cách chủ động, kịp thời, không để ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân.
Trước đó, phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ buổi sáng, Thủ tướng nói: “Nếu chỉ đạo không quyết liệt, không cụ thể, thì chắc chắn thời gian tới, việc cung cấp điện của Việt Nam – một cân đối lớn của nền kinh tế – sẽ bị thiếu hụt. Chúng ta không nhìn thấy điều này thì sẽ là nguy cơ”.
Video đang HOT
“Năm nay, nguồn điện bảo đảm vì GDP chưa đạt mục tiêu. Nếu tăng trưởng cao hơn nữa, liên tục hơn nữa, và đặc biệt là chúng ta đang phấn đấu mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp trong 5 năm và riêng năm nay là trên 100.000 doanh nghiệp thì lượng điện tăng như thế nào?”, Thủ tướng lưu ý.
Tại cuộc làm việc, lãnh đạo Bộ Công Thương, EVN, PVN cũng đã báo cáo về việc phát triển nguồn điện thời gian qua, định hướng thời gian tới, tập trung vào các biện pháp, cơ chế đảm bảo đủ điện cho sự phát triển kinh tế đất nước, trong đó đề xuất các giải pháp bảo đảm cung ứng điện cho miền Nam năm 2018, 2019, việc hiệu chỉnh Quy hoạch Điện VII.
Sau khi nghe các ý kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cho ý kiến chỉ đạo về một số chủ trương, cơ chế, các biện pháp với tinh thần không để thiếu điện, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
Bích Diệp
Theo Dantri
Bài toán giá điện của EVN
Tâp đoan Điên lưc Viêt Nam (EVN) vưa đưa ra lây y kiên công chung về Đề án cơ câu biêu gia điên sinh hoat ap dung giai đoan 2016-2017. Dù lựa chọn phương an biểu giá điện nào thì ap lưc tra thêm tiên điên cũng đều đô lên đâu đa số người sử dụng điện, nhất là ngươi ngheo - ngươi sư dung it điên. Trong khi đo, giá các yêu tô đâu vao cho san xuât điên đã giam rất nhiều trong thơi gian qua.
Dù các yếu tố đầu vào cho sản xuất điện giảm nhiều thời gian qua, giá mặt hàng này vẫn luôn chực chờ tăng lên. Ảnh: MINH KHUÊ
Có thể tóm tắt lại ba phương án biểu giá điện được EVN đề xuất như sau: phương án 1 là giữ nguyên giá điện theo sáu bậc thang như hiện nay; phương án 2 là bán điện đồng giá 1.747 đồng/kWh (đây la mưc gia ban điên binh quân cua biêu gia điên sinh hoat bâc thang hiên hanh); phương án 3 rút từ sáu bậc xuống còn 3-4 bậc thang với năm kịch bản khác nhau nhưng giá điện sinh hoat bình quân cũng sẽ là 1.747 đồng/kWh.
Theo quy trình thì sau khi tiếp thu các ý kiến đóng góp, EVN sẽ trình Đề án án cơ câu biêu gia điên sinh hoat này lên Bộ Công Thương và Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10 tới và dự kiến sẽ áp dụng nó từ năm 2016.
Người nghèo chịu thiệt
Theo số liệu của EVN, trong năm 2014, tỷ lê hô dân sư dung điên sinh hoạt môi thang tư 50 kWh trơ xuông chiêm 21,79%, sư dung từ 51-100 kWh chiêm 25,02%, tư 100-150 kWh chiêm 20,82%, tư 150-200 kWh chiêm 12,81%, từ 200-300 kWh chiêm gân 11%. Nhom cac hô sư dung điên nhiêu tư 300 kWh trơ lên chiêm tỷ lệ rât it, chi gân 9%.
Ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc EVN, thưa nhân với phương án đồng giá 1.747 đồng/kWh thì người thu nhập thấp và người thu nhập trung bình có mức sử dụng dưới 240 kWh mỗi tháng sẽ bị ảnh hưởng vì phải trả tiền điện nhiều hơn mức chi trả hiện nay, còn người thu nhập cao dùng điện nhiều thì lại được "giảm giá" so với mức hiện tại.
>> Việt Nam không thể có điện đồng giá!
Nhiều chuyên gia đã nêu ý kiến phản biện trên các phương tiện truyền thông trong những ngày gần đây, cho rằng xét riêng mục tiêu "giảm bù chéo giữa các đối tượng" thì phương án đồng giá điện 1.747 đồng/kWh như EVN đưa ra là thỏa mãn. Nhưng nêu xét các mục tiêu khác như "nâng cao tính công khai minh bạch trong việc thực hiện giá bán điện, khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả" thì hầu như tất cả các phương án biểu giá điện EVN đưa ra không giải quyết được và cũng không thỏa mãn nhiều thắc mắc của người tiêu dùng xoay quanh các bất cập của ngành điện lâu nay.
Sao không tính đến chuyện giá nguyên liệu đầu vào giảm?
Có một vấn đề cần được EVN làm rõ cho dù cuối cùng giá điện được áp dụng theo phương án nào (đồng giá 1.747 đồng/kWh hay rút từ 6 bậc xuống còn 3, 4 bậc thang với giá bình quân cũng ở mức 1.747 đồng/kWh), đó là EVN đã cân đối việc huy động các nguồn điện ra sao để chi phí cấu thành nên giá điện bán cho người dân đạt ở mức hợp lý nhất?
Các số liệu thống kê cho thấy tính từ năm 2011 đến nay giá than trên thị trường thế giới đã giảm 60% và nhiều chuyên gia dự báo sang năm 2016 giá than sẽ còn tiếp tục giảm. Bộ Tài chính cho biết tại thị trường trong nước, chỉ riêng trong bốn tháng đầu năm 2015, nhiều loại than được điều chỉnh giảm từ 55.000-70.000 đồng/tấn. Trong khi đó, báo cáo của ngành dầu khí cho thấy đến giữa tháng 8-2015 thì giá dầu đã giảm gần 30% so với đầu năm 2015 và giảm hơn 60% so với năm 2011; giá bán khí trung bình cũng giảm 18,5% so với cùng kỳ tháng 8 năm ngoái.
Theo EVN, trong tám tháng đầu năm 2015, trong tổng sản lượng điện sản xuất và mua của EVN (105 tỉ kWh) thì thủy điện chiếm gần 35%, nhiệt điện than chiếm gần 34%, điện khí chiếm gần 30%, nhiệt điện dầu chiếm 0,31%, điện nhập khẩu rất ít - chỉ 1,1%.
>> Giá điện: Vẫn phải tính theo bậc thang lũy tiến
Một khi giá đầu vào của các nguồn điện chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng như điện than và điện khí chiếm gần 65% giảm liên tục thì giá điện bán ra cần phải được ngành điện cân đối giảm theo. Tuy nhiên, chưa bao giờ người ta thấy EVN báo cáo công khai, minh bạch một cách chi tiết việc giảm giá nguyên liệu đầu vào nói trên tác động đến giá thành sản xuất điện ra sao. Chỉ thấy EVN chăm chăm vào nguyên nhân tăng giá là "lỗ tỷ giá". Cần nhắc lại là trong lần tăng giá điện gần đây nhất vào ngày 16-3-2015 với mức tăng 7,5%, EVN cũng đưa lý do tăng giá điện để giảm lỗ, nếu không tăng sẽ lỗ 12.000 tỉ đồng, một phần số tiền thu được do tăng giá điện để dành giảm khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá các năm trước để lại còn tới khoảng 8.000 tỉ đồng.
Trao đổi với PV về những bất cập trong việc tính toán cơ cấu giá điện sinh hoat của EVN nói trên, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói rằng: "Tính qua tính lại thì cuối cùng EVN cũng chỉ đảm bảo nguồn thu của họ, ai chọn phương án nào thì người có lợi vẫn là EVN. Nếu đưa các phương án biêu gia điên ra cho mọi người xây dựng mà kết quả cuối cùng chỉ có lợi cho mình EVN thôi thi tôi cho là không sòng phẳng.
Bà Lan kỳ vọng khi quyết để ban hành biểu giá điện cuối cùng, Chính phủ và bộ ngành chức năng sẽ quyết theo hướng tránh tác động lớn đến nền kinh tế va tâm ly xa hôi, giảm bớt thua thiệt cho người ngheo sử dụng điện.
Chuyên gia ủng hộ phương án lũy tiến nhưng giảm số bậc Ngày 22-9-2015, tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức hội thảo lấy ý kiến về các phương án tính giá bán điện mới tại Hà Nội. Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên lưu ý sẽ không có phương án nào đem lại hài lòng cho tất cả, cho nên cần lựa chọn ưu tiên cho số đông. "Số người dùng trên 400 kWh mỗi tháng chỉ 4,7%, trong khi số người dùng dưới 100 kWh - là người nghèo - lớn hơn nhiều. Nếu không ưu tiên cho họ thì không khéo chúng ta lại đi bảo vệ người giàu", ông Kiên nói. Các chuyên gia cho rằng nên giữ cách tính giá bán điện theo biểu lũy tiến thay vì đồng giá. Ông Nguyễn Tiến Thỏa ở Công ty TNHH Tư vấn quản lý và phát triển Việt Nam - đơn vị được EVN thuê xây dựng biểu giá mới cho rằng phương án tính giá bán điện lũy tiến với 3-4 bậc thay vì 6 bậc như hiện nay là " ít nhược điểm nhất và tác động tăng giá điện đến các hộ dân cũng là ít nhất". Phương án này sẽ khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm. Khách hàng sử dụng càng nhiều càng phải trả tiền điện với giá cao hơn và ngược lại. Theo TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nên đưa về 3-4 bậc. "Tuy nhiên khoảng cách giữa các bậc, nhất là hai bậc đầu nên giãn cách ra xa hơn, có thể cách nhau 100-150 kWh thì mức tiền phải trả sẽ giảm xuống", ông Thiên nói. Phó tổng giám đốc EVN Đinh Quang Tri nói "quan điểm của EVN cũng là không nên bán điện đồng giá...". Việc lấy ý kiến sẽ kéo dài đến hết tháng 9-2015, sẽ có hội thảo tương tự tại Đà Nẵng vào ngày 23-9 và tại TPHCM vào ngày 30-9.
Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn
Cuối năm 2015, EVN phải trả hết 3.000 tỷ đồng cho PVN Bộ Công thương cho biết cuối năm nay Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ phải trả hết khoản nợ gốc 3.000 tỷ đồng cho Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). PVN là chủ nợ lớn của EVN. Theo văn bản của Bộ Công thương vừa gửi tới Thanh tra Chính...